Thứ bảy, 18/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thế giới trong cuộc đua xây dựng các trung tâm dữ liệu 

Trung tâm dữ liệu (data center) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước cho các trung tâm dữ liệu

Trung tâm dữ liệu (data center) đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và kỹ thuật số. Bên cạnh sự đầu tư của nhà nước cho các trung tâm dữ liệu, các công ty công nghệ đang bước vào giai đoạn nước rút mở rộng cơ sở hạ tầng tập trung để lưu trữ, quản lý, xử lý và phân phối dữ liệu trong môi trường công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển nhanh chóng.

Hạt Loudon, bang Virginia của Mỹ được đánh giá là nơi tập trung các trung tâm dữ liệu lớn nhất thế giới. Ảnh: AP

Xu hướng “chủ quyền dữ liệu”

Hồi trung tuần tháng 4 vừa qua, tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia Oracle của Mỹ thông báo sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 8 tỉ USD trong 10 năm, bắt đầu từ năm 2024, để mở rộng các trung tâm dữ liệu của mình tại Nhật Bản. Ðộng thái nhằm hưởng ứng xu hướng “chủ quyền dữ liệu” bằng cách phát triển dịch vụ đám mây và AI để lưu trữ và xử lý dữ liệu quan trọng cũng như thông tin cá nhân tại Nhật Bản mà không cần phải mang ra nước ngoài.

Thị trường trung tâm dữ liệu ở Việt Nam

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam hiện đang có tổng cộng 32 trung tâm dữ liệu thương mại vừa và nhỏ. Trong đó có 4 nhà cung cấp lớn trong nước (Viettel, VNPT, FPT, CMC) chiếm tỷ trọng khoảng 97% thị trường. Việt Nam đang là một trong 10 thị trường trung tâm dữ liệu mới nổi trên thế giới. Theo Research and Markets, thị trường trung tâm dữ liệu tại Việt Nam dự kiến đạt mức 1,03 tỉ USD vào năm 2028 và hơn 1,26 tỉ USD năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,8% mỗi năm (năm 2022 là 561 triệu USD). Tuy nhiên, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn còn rất nhỏ so với các nước trong khu vực như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines.

Trong khi đó, châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển trung tâm dữ liệu cao hơn hẳn các khu vực khác, với giá trị khoảng 30 tỉ USD cùng tốc độ tăng trưởng 18,9%/năm tới năm 2028. Được biết, quy mô thị trường trung tâm dữ liệu toàn cầu xấp xỉ 70 tỉ USD trong năm 2023.

Oracle dự kiến sẽ mở rộng cơ sở chủ yếu ở 2 khu vực mà hãng hiện đang vận hành các trung tâm dữ liệu là Tokyo và Osaka. Ngoài việc lưu trữ dữ liệu, các trung tâm ngày càng được sử dụng để phát triển AI tạo sinh đòi hỏi xử lý thông tin lớn. Ðể đạt được mục tiêu này, tập đoàn sẽ trang bị chất bán dẫn xử lý hình ảnh (GPU) để phát triển AI và nâng cao khả năng như một nền tảng điện toán.

Ngoài việc đầu tư vốn, Oracle cũng sẽ thiết lập hệ thống quản lý thông tin. Công ty có kế hoạch giao việc vận hành các trung tâm dữ liệu và dịch vụ hỗ trợ khách hàng cho các nhân viên ở Nhật Bản nhằm đáp ứng nhu cầu của những khách hàng xử lý dữ liệu có tính bảo mật cao, như các cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính, doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe và công ty viễn thông.

Xu hướng tăng cường “chủ quyền dữ liệu” đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Một ví dụ điển hình là Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU), yêu cầu các công ty phải kiểm soát chặt chẽ thông tin cá nhân. Chính phủ Nhật Bản cũng hạn chế việc truyền dữ liệu cá nhân qua biên giới theo Ðạo luật Bảo vệ Thông tin Cá nhân. Trong bối cảnh đó, thị trường trung tâm dữ liệu dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.

Các công ty công nghệ lớn đang lần lượt đầu tư rất lớn vào các trung tâm dữ liệu ở Nhật Bản. Microsoft sẽ đầu tư tổng cộng 2,9 tỉ USD trong 2 năm, trong khi Amazon Web Services (AWS), công ty dịch vụ đám mây lớn nhất ở Mỹ, sẽ đầu tư 14,6 tỉ USD trong vòng 5 năm.

SC Capital Partners - nhà đầu tư bất động sản Singapore - đang lên kế hoạch xây dựng 2 trung tâm dữ liệu tại thành phố Osaka (Nhật Bản) với giá trị ước tính 660 triệu USD và dự kiến khai trương vào năm 2027. Theo kế hoạch, SC Capital sẽ cho các khách hàng doanh nghiệp thuê các trung tâm dữ liệu này và sau đó sẽ bán dần. SC Capital đã đầu tư vào các trung tâm dữ liệu trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương thông qua công ty con SC Zeus Data Centers.

Ngày 1-5, Microsoft cam kết đầu tư 2,2 tỉ USD vào AI và điện toán đám mây để giúp Malaysia phát triển cơ sở hạ tầng AI. Microsoft hồi cuối tháng 4 cũng đã thông báo sẽ mở trung tâm dữ liệu khu vực đầu tiên tại Thái Lan nhằm tăng cường tính khả dụng của các dịch vụ đám mây. Trước đó, Giám đốc điều hành của Microsoft Satya Nadella công bố khoản đầu tư trị giá 1,7 tỉ USD vào AI và cơ sở đám mây ở Indonesia.

Mặt trái của các trung tâm dữ liệu

Việc các công ty công nghệ khổng lồ chạy đua xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn với hệ thống máy tính siêu tốc cần một lượng nước khổng lồ để làm mát các linh kiện điện tử, giúp các hệ thống này vận hành trơn tru. Nhu cầu lớn về nước này khiến tình trạng hạn hán toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Các nhà khai thác dữ liệu Internet như Amazon, Google, Meta và Microsoft cần rất nhiều nước để làm mát các máy chủ nhằm tránh xảy ra các lỗi kỹ thuật. Trong bối cảnh hạn hán gia tăng, xung đột bắt đầu nổ ra giữa các nhà điều hành trung tâm điện toán đám mây và các cộng đồng địa phương về nguồn nước như ở Chile, Uruguay và một số vùng phía Tây Nam nước Mỹ.

Bên trong một trung tâm dữ liệu tại Mỹ. Ảnh: utahbusiness

Các trung tâm dữ liệu chịu sự giám sát chặt chẽ về việc sử dụng điện, nhưng tiêu thụ nước ít được công khai. Một cuộc khảo sát được công ty tư vấn Uptime Institute thực hiện năm ngoái cho thấy chỉ 39% các trung tâm dữ liệu theo dõi việc sử dụng nước của họ. Các “gã khổng lồ” công nghệ Google, Meta và Microsoft từ chối tiết lộ thông tin về mức tiêu thụ điện và nước ở từng trụ sở với lý do bảo vệ bí mật thương mại. Tổ chức nghiên cứu Bluefield Research ước tính các trung tâm dữ liệu sử dụng hơn một tỉ lít nước mỗi ngày, bao gồm cả nước được sử dụng sản xuất năng lượng.

Các công ty Amazon, Google và Microsoft đều cam kết sử dụng nhiều hơn nước tái sinh và bù lại nhiều hơn lượng nước đã tiêu thụ vào năm 2030. Ðiều này giống như trồng thêm cây để điều hòa không khí. Tuy nhiên, cam kết trên chỉ có ý nghĩa trên giấy tờ và có thể không mang lại lợi ích cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi các trung tâm dữ liệu, do nước chỉ có thể bù lại ở những nơi có nguồn nước dồi dào.

Báo cáo gần đây của Ðại học California đánh giá mối liên hệ giữa sự phát triển của lĩnh vực AI và nguy cơ khủng hoảng khan hiếm nguồn nước. Báo cáo chỉ ra việc các công ty công nghệ hàng đầu như Microsoft, Google và Meta đã tăng đáng kể lượng nước sử dụng để làm mát các trung tâm dữ liệu, làm dấy lên mối lo ngại về tác động môi trường khi AI bùng nổ. Theo báo cáo, nhu cầu phát triển AI đòi hỏi lượng nước khai thác tăng lên từ 4,2 tỉ đến 6,6 tỉ m3 vào năm 2027.

Ðiện năng tiêu thụ tại các trung tâm dữ liệu cũng sẽ trở thành một vấn đề cần xem xét. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), mức tiêu thụ điện tại các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới năm 2022 là 240-340 tera-watt/giờ, chiếm khoảng 1% tổng lượng điện tiêu thụ toàn cầu. Tại Ðông Nam Á, các trung tâm dữ liệu đang gây ra lượng phát thải nhà kính lớn do lượng điện tiêu thụ, lượng nước sử dụng và lượng khí CO2 thải ra.

Nhiều nỗ lực chuyển đổi “xanh”
Hai doanh nghiệp hàng đầu Nhật Bản là tập đoàn viễn thông NTT và công ty điện lực Tokyo (TEPCO) thông báo sẽ cùng nhau phát triển các trung tâm dữ liệu sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Tại Nhật Bản, chi phí mua năng lượng tái tạo cao nên việc chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo cho trung tâm dữ liệu bị trì hoãn so với châu Âu và Mỹ.
Các công ty công nghệ lớn của Mỹ đang gấp rút chuyển đổi các trung tâm dữ liệu sang sử dụng năng lượng tái tạo. Amazon đặt mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo để tạo ra toàn bộ lượng điện cần thiết cho hoạt động kinh doanh của mình vào năm 2025. Google cũng đang lên kế hoạch sử dụng năng lượng tái tạo để đạt được mục tiêu sử dụng toàn bộ năng lượng sạch ở các trung tâm dữ liệu và văn phòng vào năm 2030.

PHÚC NGUYÊN (Tổng hợp)

Mưa bão, lốc xoáy gây thiệt hại lớn tại Mỹ 

Ngày 17-5, giới chức Mỹ cho biết ít nhất 7 người thiệt mạng khi bão lốc mạnh quét qua bang Texas trước đó một ngày, trong khi Houston - thành phố lớn nhất của bang và lớn thứ 4 của Mỹ - đang phải khắc phục thiệt hại trên diện rộng.

Ông chủ Facebook vừa trở thành người giàu thứ 3 thế giới

Ông chủ Facebook vừa vượt qua nhà đầu tư Warren Buffett, trở thành tỉ phú giàu thứ 3 thế giới, đây cũng là sự kiện lần đầu tiên 3 người giàu nhất thế giới là 3 tỉ phú công nghệ.

Ukraine phân bổ hơn 38 triệu USD để giải quyết tình trạng thiếu điện

Ukraine hiện trong tình trạng thiếu điện trầm trọng và đang phải áp dụng các biện pháp hạn chế tiêu thụ điện như cắt điện đối với các đối tượng tiêu dùng công nghiệp từ 19h00 đến 24h00 hàng ngày.

54 người chết vì nắng nóng kéo dài bất thường tại Canada

Theo Cơ quan Môi trường Canada, dù mức nhiệt dự báo được đưa ra là 35 độ C, song nhiệt độ thực tế cảm nhận được lên tới 45 độ C. Dự báo từ ngày 07/7, nhiệt độ sẽ trở lại mức trung bình của mùa Hè ở Canada.

Đi săn trộm tê giác bất ngờ bị bầy sư tử cắn xé đến chết

Ít nhất hai người bị tình nghi là thợ săn trộm tê giác đã bị một bầy sư tử cắn xé đến chết rồi ăn thịt tại một khu bảo tồn tư nhân ở Nam Phi.

Tăng cường kết nối, nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo

(ĐCSVN) - Ngày 26/3, tại Hà Nội, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu đã chủ trì cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu Trung ương Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc do ông Wang Haijing (Vương Hải Kinh), Phó Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc làm trưởng đoàn.

Cột mốc phát triển quan trọng Việt Nam - Bru-nây

(ĐCSVN) - Là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Việt Nam và Bru-nây Đa-rút-xa-lam cùng nhau tham gia tích cực, chủ động, có nhiều đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN cũng như trong việc xác định tương lai phát triển, phương hướng hợp tác và các quyết sách lớn của ASEAN.

Vun đắp tình hữu nghị Việt Nam – Triều Tiên

(ĐCSVN) – Ngày 27/3, tại Hà Nội diễn ra chương trình giao lưu giữa Trường mẫu giáo chất lượng cao Việt Triều hữu nghị và Trường mẫu giáo tài năng Kiêng San (Triều Tiên) .

Canada là đối tác tin cậy, lâu đời của ASEAN

(ĐCSVN) - ASEAN và Canada chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển đạt được trong quan hệ ASEAN-Canada, nhất là việc thực hiện Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada giai đoạn 2016-2020 và Tuyên bố chung ASEAN-Canada về Thương mại và Đầu tư.

Canada là đối tác tin cậy, lâu đời của ASEAN

(ĐCSVN) - ASEAN và Canada chia sẻ đánh giá tích cực về những tiến triển đạt được trong quan hệ ASEAN-Canada, nhất là việc thực hiện Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Canada giai đoạn 2016-2020 và Tuyên bố chung ASEAN-Canada về Thương mại và Đầu tư.

Nga - Mỹ 'đụng độ' gay gắt tại Hội đồng Bảo an về Ukraine

Trong khi Mỹ cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến “thảm khốc” thì Nga chỉ trích Mỹ đang cố tình đẩy căng tình hình, tạo dư luận sai lệch về việc Nga có kế hoạch tấn công Ukraine.

Ngoại trưởng Mỹ - Hàn điện đàm về các vụ thử tên lửa của Triều Tiên

Ngoại trưởng hai nước Mỹ và Hàn Quốc bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự phát triển năng lực tên lửa của Triều Tiên và nhất trí tiếp tục hợp tác để sớm đưa Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán.

Độc, lạ mẫu tem có mùi bánh mì baguette 

Cơ quan Bưu chính Pháp (La Poste) đã tung ra một mẫu tem bưu chính dạng cào và ngửi để nhắc nhớ đến món bánh mì baguette nổi tiếng thế giới, được Tổng thống Emmanuel Macron mô tả là “250 gram ma thuật và sự hoàn hảo”.

Công chúa Thái Lan dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 tại Trung Quốc

Hoàng gia Thái Lan thông báo, Công chúa Maha Chakri Sirindhorn sẽ tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Olympic mùa đông 2022 vào ngày 4/2 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Hội nghị Bộ trưởng Chương trình Đông Nam Á của OECD diễn ra ngày 9/2

Các quan chức cấp cao từ 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tổng thư ký OECD Mathias Cormann sẽ tham gia cuộc họp này theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Top