Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong doanh nghiệp

(ĐCSVN) – Trong chiến lược phát triển hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giữ vai trò quan trọng.

(ĐCSVN) – Trong chiến lược phát triển hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giữ vai trò quan trọng.

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu châu Âu phối hợp với Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý cho Việt Nam”. Đây là hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động theo định hướng hợp tác chung giữa hai Viện về phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát biểu mở đầu Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu khẳng định, trong chiến lược phát triển hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm giữ vai trò quan trọng. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm. Đây là trách nhiệm chính của doanh nghiệp nhưng Nhà nước và xã hội cũng có trách nhiệm để thúc đẩy và bảo đảm tuân thủ. 

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Chiến Thắng, nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào chương trình nghị sự phát triển, tuy nhiên đối với Việt Nam, đây là một vấn đề mới và đặt ra nhiều thách thức trong quá trình thực hiện. “Vì thế, việc nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của các nước đi trước cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong một số lĩnh vực và tại một số địa phương, từ đó, rút ra một số gợi mở chính sách là hết sức cần thiết” – Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu nhấn mạnh. 

Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm.

Phát biểu tại Hội thảo, Chuyên gia cao cấp về kinh doanh có trách nhiệm – Luật sư Nguyễn Văn Huấn cho rằng, kinh doanh có trách nhiệm là một khái niệm phức tạp, bao trùm và còn tương đối mới tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự phát triển của khung khổ về kinh doanh có trách nhiệm đang diễn ra nhanh chóng, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật và chuẩn bị thực hành kinh doanh có trách nhiệm để nắm bắt những cơ hội mới. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp không chỉ cần sự nỗ lực tự thân mà còn cần sự trợ giúp từ rất nhiều bên liên quan để bắt kịp xu thế, trước hết tập trung vào việc nâng cao nhận thức và năng lực. Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, góc tiếp cận, xu thế thực hành và tham vấn chính sách là những hoạt động cốt lõi nhất giúp doanh nghiệp bắt đầu con đường thực hành kinh doanh có trách nhiệm đầy thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội.

Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu trong thực hành kinh doanh có trách nhiệm, TS. Bùi Việt Hưng đến từ Viện Nghiên cứu châu Âu cho rằng, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp hay kinh doanh có trách nhiệm được xem là một công cụ quan trọng của Liên minh châu Âu trong việc thúc đẩy đổi mới và tăng tính cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững. Nhằm thúc đẩy sự lan tỏa, trách nhiệm hơn của các doanh nghiệp trên toàn cầu, Liên minh châu Âu cũng đã và đang nỗ lực hơn trong việc đưa các vấn đề thương mại và phát triển bền vững vào trong các Hiệp định thương mại FTA thế hệ mới.

Trên thực tế, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực nội tại về vốn, con người còn hạn chế, điều này khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, nắm bắt thông tin, quy định về thị trường của EU… “Như vậy, để tận dụng được cơ hội này, các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam phải vượt qua hàng loạt những thách thức đến từ EVFTA cũng như chính những vấn đề nội tại của mình trong việc tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định về kinh doanh có trách nhiệm” - TS. Bùi Việt Hưng khuyến nghị.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là xu hướng và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Đặc biệt, khi Việt Nam tham gia nhiều hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với việc đề cao thương mại bền vững trong các Hiệp định thương mại tự do, thì việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm là cơ sở và điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu và phát triển bền vững.

Những năm gần đây, Việt Nam đã ban hành hệ thống quy định về thực hành kinh doanh có trách nhiệm và nhiều chính sách, hành lang pháp lý cũng đã được bổ sung, hoàn thiện để hướng doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm đối với nền kinh tế, môi trường và xã hội. Ngày 14/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 843/QĐ-TTg ban hành Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2027.

Thực hành kinh doanh có trách nhiệm là một nội dung quan trọng nhằm đạt được mục tiêu kép về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.Theo định nghĩa của UNDP (2023), kinh doanh có trách nhiệm là hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật và thực hiện các biện pháp đánh giá, ngăn ngừa, giảm thiểu và khắc phục các tác động bất lợi của hoạt động kinh doanh đối với con người, môi trường và xã hội.
T.Lan

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Đề xuất gói miễn, giảm thuế trị giá 21,3 nghìn tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định ban hành một số giải pháp về miễn, giảm thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19, với tổng mức hỗ trợ khoảng 21,3 nghìn tỷ đồng.

Hà Nội thêm 12 ca COVID-19 trong khu cách ly, phong toả

(ĐCSVN)– Trưa 16/9, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 6h đến 12h ngày 16/9, thành phố ghi nhận 12 ca bệnh trong đó 11 ca tại khu cách ly, 1 ca khu vực phong tỏa.

Giá vàng thế giới giảm, trong nước ổn định

(ĐCSVN) – Phiên giao dịch sáng 16/9, giá vàng thế giới bất ngờ giảm mạnh, dù đồng USD suy yếu. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, giá vàng cơ bản ổn định so với phiên giao dịch trước đó.

Thị trường bất động sản tiếp tục chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Do dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, thị trường bất động sản Việt Nam trong tháng 8/2021 tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng. Lượng tin đăng và mức độ quan tâm đến bất động sản đều có sự sụt giảm mạnh so với tháng 7. Riêng một số thị trường tỉnh khu vực phía Bắc có chỉ số đi lên nhờ những hiệu ứng tích cực từ hạ tầng.

“Kinh tế số - chìa khóa của tăng trưởng trong bối cảnh bình thường mới”

(ĐCSVN) - Tại buổi Tọa đàm, các nhà quản lý, các chuyên gia và lãnh đạo các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi các xu hướng phát triển mới của kinh tế số Việt Nam; làm rõ những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp webtech trong quá trình chuyển đổi số và đổi mới mô hình kinh doanh của doanh nghiệp; đề xuất, khuyến nghị những chính sách liên quan.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top