Thứ năm, 16/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tiếp tục chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích Cổ Loa - Thành cổ Hà Nội

(ĐCSVN) - Hoàng thành Thăng Long là công trình có giá trị cốt lõi phát triển văn hoá của Thủ đô, các đơn vị liên quan phải xây dựng, tổ chức những sự kiện văn hóa để Hoàng thành Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, giao lưu, hội tụ của cả khu vực đồng bằng Bắc bộ.

(ĐCSVN) - Hoàng thành Thăng Long là công trình có giá trị cốt lõi phát triển văn hoá của Thủ đô, các đơn vị liên quan phải xây dựng, tổ chức những sự kiện văn hóa để Hoàng thành Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, giao lưu, hội tụ của cả khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại hội nghị

Đây là chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2017, phương hướng nhiệm vụ 2018 của Hội đồng tư vấn khoa học, nghiên cứu, bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội được tổ chức ngày 8/2, tại Hoàng thành Thăng Long.

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá cao Hội đồng và Viện khảo cổ học trong việc đẩy mạnh công tác khai quật và phát hiện thêm các hiện vật có giá trị. Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Hà Nội biểu dương Trung tâm Bảo tồn Hoàng thành Thăng Long thời gian qua đã tổ chức các sự kiện gắn liền với văn hóa, có giá trị giáo dục cao với thế hệ trẻ, quảng bá với bạn bè quốc tế.

Ghi nhận những tiến triển trong công tác triển khai hoạt động của Hội đồng tư vấn khoa học, nghiên cứu, bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã thẳng thắn nhìn nhận kết quả này chưa đạt với những yêu cầu đề ra. Vì vậy, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan phải xây dựng chương trình văn hóa truyền thống để nâng cao giá trị gắn kết Hà Nội với vùng Thủ đô, để Hoàng thành Thăng Long phải là trung tâm văn hóa, giao lưu, hội tụ.

Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan đôn đốc công tác bàn giao hiện vật, tài liệu cho hoạt động trưng bày, thống nhất cách thức, nội dung, thời gian bàn giao, đồng thời tham vấn chuyên gia xây dựng phương án bảo quản, quảng bá hiện vật tới công chúng.

Một góc Hoàng thành Thăng Long.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP xác định đây là một trong những dự án trọng điểm trong lĩnh vực văn hóa của Hà Nội, vì vậy đã bố trí đủ ngân sách để thực hiện dự án. Do đó, công tác khai quật cần đẩy nhanh tiến độ và đi trước một bước. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác bàn giao các hiện vật đã khai quật; trường hợp cần thiết, phải mời thêm các chuyên gia tư vấn nước ngoài để đưa ra các giải pháp để bảo quản và lưu trữ các tài liệu và tiến tới số hóa.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị chú trọng xây dựng phương án khai thác để phát triển dịch vụ du lịch trong khu di tích. Đặc biệt, cần quan tâm đến xây dựng tổ chức các sự kiện mang tính bền vững. Trong đó, ngoài việc tổ chức những sự kiện thu hút giới trẻ mà còn phải có tính gắn kết các vùng miền, để nơi đây thực sự vừa là trung tâm giao lưu văn hóa của Thủ đô, vừa là của khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Theo báo cáo của Hội đồng tư vấn khoa học, nghiên cứu, bảo tồn khu di tích Cổ Loa-Thành cổ Hà Nội, năm 2017, Hội đồng đã tập trung triển khai các nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản Hoàng thành Thăng Long, Khu di tích Cổ Loa; đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản; nghiên cứu, đề xuất vị trí xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại khu di tích Thành Cổ Loa; triển khai quy hoạch chi tiết, các dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích Thành cổ Hà Nội, Thành Cổ Loa; thực hiện các hoạt động giáo dục di sản, trưng bày, triển lãm “Căn hầm tác chiến T1”; “Tìm hiểu di sản Hoàng thành Thăng Long"; “Đồ gốm trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê”...

Đáng chú ý, năm 2017, Hội đồng đã phối hợp với Viện khảo cổ tiến hành khai quật thăm dò với tổng diện tích 982 m2 ở phía Đông Điện Kính Thiên. Từ đó đã phát lộ một dòng chảy nhân tạo lớn theo chiều Bắc-Nam cuối thời Lê Trung Hưng; nền gạch, móng cột, cống thoát nước, dải diềm hoa chanh…có niên đại từ thời Lý và nhiều di vật thuộc nhiều thời kỳ từ thời Đại La đến thời Nguyễn.../.

Tin, ảnh: Phạm Cường

Đổi mới thiết chế văn hoá trong Quân đội

(ĐCSVN) - Ngày 19/9, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đổi mới hệ thống thiết chế văn hoá trong QĐND Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”.

Phát triển văn hóa đọc

Xã hội hóa góp phần thúc đẩy sự chung tay của xã hội đóng góp về trí tuệ, công sức, tài chính để thúc đẩy văn hóa đọc phát triển. Đó là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một giải pháp để đẩy mạnh sự phát triển của văn hóa đọc.

Lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò 2019: Độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc

(ĐCSVN) – Điểm nhấn của chương trình nghệ thuật “Tinh hoa từ huyền thoại” tại chương 3 với chủ đề: “Xòe Thái – Tinh hoa dân tộc”. Đây là màn trình diễn nghệ thuật mang giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện sức sống mãnh liệt và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc.

Hội thảo “Di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 50 năm sau” tại LB Nga

Ngày 20/9, tại Tòa thị chính của Chính quyền thành phố Saint Peterburg (Xanh Pê-téc-bua) đã diễn ra Hội thảo “Di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh – 50 năm sau”.

“Du lịch và việc làm - Tương lai tươi sáng cho tất cả”

(ĐCSVN) - Thông điệp “Du lịch và việc làm - Tương lai tươi sáng cho tất cả” vừa được Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) Zurab Pololikashvili công bố để chào đón ngày Du lịch Thế giới 27/9/2019.
Top