Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Trung Quốc gặp khó ở Mỹ Latinh 

Trung Quốc đang đương đầu “cơn gió ngược” ở Mỹ Latinh khi một số dự án quan trọng của Bắc Kinh trong khu vực đối mặt với thất bại tiềm ẩn, theo Tạp chí World Politics Review.

Trung Quốc đang đương đầu “cơn gió ngược” ở Mỹ Latinh khi một số dự án quan trọng của Bắc Kinh trong khu vực đối mặt với thất bại tiềm ẩn, theo Tạp chí World Politics Review.

Trạm nghiên cứu vũ trụ của Trung Quốc ở tỉnh Neuquen, Argentina. Ảnh: PERFIL

Trong chiến dịch tranh cử, Tổng thống Argentina Javier Milei liên tục chỉ trích Trung Quốc và ủng hộ việc xích lại gần Mỹ cùng Israel về mặt kinh tế. Nhưng từ khi nhậm chức cuối năm ngoái, ông Milei bất ngờ dịu giọng khi bị cho không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục hợp tác với Bắc Kinh, nhà đầu tư nước ngoài và đối tác thương mại chính của Argentina.

Theo hãng tin Bloomberg, việc ông Milei thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc là nhằm cân bằng những hỗ trợ cho nền kinh tế khi chính phủ tìm cách ổn định tình hình tài chính, giảm lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Ngay cả như vậy, nhà kinh tế học theo đường lối cánh hữu này trong khía cạnh nào đó vẫn đang đối đầu với Bắc Kinh. Ðiển hình như vụ việc liên quan trạm nghiên cứu vũ trụ do Trung Quốc đầu tư ở tỉnh Neuquen.

Cơ sở này được thúc đẩy từ thời cựu Tổng thống Cristina Fernandez (2007-2015) và hoàn thành năm 2017 trên khu đất rộng hơn 200ha. Ðây là một trong 3 trạm tạo nên Mạng lưới giám sát Không gian sâu của Trung Quốc và do một đơn vị thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) điều hành. Hợp đồng quy định Argentina có 10% quyền kiểm soát hoạt động và sử dụng một số năng lực của trạm, nhưng Trung Quốc vẫn cấm các quan chức Argentina toàn quyền tiếp cận trạm nghiên cứu. Ðiều này dẫn tới tranh cãi, rằng cơ sở có thể được sử dụng cho mục đích quân sự hoặc gián điệp.

Các quan chức tình báo Mỹ lâu nay cũng bày tỏ lo ngại về khu phức hợp nói trên và nhiều lần phản ánh mối quan tâm này với Tổng thống Milei. Trong thông báo đầu tháng 4 vừa qua, Argentina cho biết đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của trạm vũ trụ mà Trung Quốc coi là “thuần túy khoa học” và xem xét thanh tra hợp đồng thành lập trạm. Theo giới quan sát, yêu cầu này cho thấy chính quyền Tổng thống Milei muốn đảm bảo các hoạt động của Trung Quốc là minh bạch và phù hợp lợi ích quốc gia. Ðây có thể được coi như “phép thử” đối với nỗ lực của ông Milei nhằm cân bằng giữa nhu cầu kinh tế khi hợp tác với Trung Quốc và lo ngại của chính phủ về cách Bắc Kinh hoạt động ở Argentina. Diễn biến đó cũng phù hợp với chủ trương của Mỹ khi chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn thông qua những mối đe dọa về chủ quyền để ngăn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ Latinh.

Hiện tại, Trung Quốc còn “đau đầu” với dự án siêu cảng nước sâu trị giá 3,6 tỉ USD ở Peru. Ðược biết, khu phức hợp Chancay sở hữu 60% bởi công ty nhà nước Trung Quốc COSCO và 40% thuộc công ty khai thác mỏ Volcan của Peru. Theo COSCO, cảng nước sâu khổng lồ này sẽ chuyển đổi khả năng kết nối của Peru với thị trường toàn cầu, tăng cường các tuyến thương mại giữa Nam Mỹ và châu Á. Công ty hy vọng giai đoạn đầu tiên của siêu cảng, vốn đóng vai trò là đầu cầu kinh tế của Trung Quốc ở Mỹ Latinh và là một phần trong Sáng kiến “Vành đai, Con đường”, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024. Nhưng tháng 3 vừa qua, Chính phủ Peru đã thay đổi thỏa thuận ban đầu khi bãi bỏ quyền kiểm soát độc quyền của COSCO đối với Cảng Chancay. Ðộng thái này phản ánh lo ngại gia tăng ở Lima về mức độ kiểm soát và ảnh hưởng của Trung Quốc đối với cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước. Trước đó, Mỹ đã bày tỏ quan ngại với Peru về nguy cơ đầu tư của Trung Quốc ở Cảng Chancay có thể bao gồm tiềm năng quân sự, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Theo giới quan sát, Trung Quốc nhìn chung đã tạo dựng được vị thế ở Mỹ Latinh thông qua các thỏa thuận ngoại giao và thương mại suốt 20 năm qua. Trong đó, 2 dự án ở Argentina và Peru đại diện cho những nỗ lực lớn nhất của Trung Quốc ở khu vực. Vì vậy, có thể nói cách Bắc Kinh phản ứng trước những trở ngại mới sẽ định hình mối quan hệ tương lai của họ với nơi từng được ví như “sân sau” của Mỹ.

MAI QUYÊN

Nguy cơ Hamas trỗi dậy ở Dải Gaza 

Trả lời phỏng vấn trên chương trình Meet the Press của đài NBC News ngày 12-5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Israel có nguy cơ châm ngòi cuộc nổi dậy của phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza thời hậu chiến

Nga bất ngờ thay Bộ trưởng Quốc phòng 

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 12-5 đã đề xuất lên Hội đồng Liên bang (Thượng viện) bổ nhiệm ông Andrei Belousov, người giữ chức Phó Thủ tướng thứ nhất từ năm 2020, làm Bộ trưởng Quốc phòng, thay ông Sergei Shoigu.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

An ninh nước - Thách thức toàn cầu Kỳ cuối: Những hình mẫu tái tạo và sử dụng các nguồn nước hiệu quả 

Thay vì xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà máy xử lý hoặc đập chứa nước, các giải pháp dựa vào thiên nhiên ở Peru tập trung đầu tư vào việc bảo tồn và khôi phục cơ sở hạ tầng tự nhiên quan trọng như rừng, đầm lầy, đồng cỏ và rừng ngập mặn.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Tăng cường sâu rộng hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Bỉ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự ủng hộ của Hạ viện Bỉ đối với sự phát triển quan hê Việt Nam - Bỉ và nhấn mạnh trao đổi, hợp tác giữa nghị viện hai nước là một nhân tố quan trọng góp phần củng cố và tăng cường các mối quan hệ song phương.

Ủy ban Châu Âu thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU

Trong chương trình hoạt động dày đặc từ ngày 14/10/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, các Bộ trưởng và Đoàn công tác của Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các đối tác song phương và Lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU).

Tuyên bố chung Việt Nam - Bỉ

(ĐCSVN) - Ngày 17/10, nhân chuyến thăm chính thức Vương quốc Bỉ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên bố chung. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

Việt Nam coi trọng cải cách tư pháp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển đất nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 15 - 20/10, Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí đã có buổi giới thiệu về cải cách tư pháp tại Việt Nam cho các công tố viên Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam coi trọng quan hệ với Bỉ

(ĐCSVN) - Hội kiến với Nhà vua Bỉ Phillippe, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Việt Nam coi trọng quan hệ với Bỉ, quốc gia thành viên sáng lập và có vai trò quan trọng của EU, khẳng định Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Bỉ đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Top