Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

WEF 48: Tạo dựng tương lai chung trong một thế giới rạn nứt

Với chủ đề “Tạo dựng tương lai chung trong thế giới rạn nứt”, Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 48 diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ) từ 23-26/1/2018

Với chủ đề “Tạo dựng tương lai chung trong thế giới rạn nứt”, Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 48 diễn ra tại Davos (Thụy Sỹ) từ 23-26/1/2018

Từ sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế…

Theo giới quan sát, sự bất ngờ của WEF 48 so với các năm trước là kỷ lục về số lượng đại biểu tham dự, bao gồm hơn 3 nghìn đại biểu tham dự đến từ 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 70 nguyên thủ, 1.900 lãnh đạo doanh nghiệp.

Lần đầu tiên sau gần 10 năm diễn ra cuộc đại khủng hoảng, nền kinh tế thế giới mới có sự phục hồi và tăng trưởng tương đối vững chắc, với kinh tế đầu tàu (Mỹ) khởi sắc; EU tuy với mức độ thấp hơn, nhưng bất chấp đàm phán Brexit đang diễn ra, khủng hoảng chính phủ ở Đức, vấn đề người nhập cư vẫn phức tạp; châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về tăng trưởng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự WEF 48 (Ảnh minh họa: KT)

Hàng loạt chính sách kinh tế khác nhau của các nước có hiệu quả tương đối rõ rệt đưa đến việc bình ổn giá cả năng lượng, hàng hóa; lòng tin của giới kinh doanh được cải thiện dựa trên sự kỳ vọng vào các cuộc cải cách thuế và kích thích tài chính ở Mỹ, sự phục hồi mang tính chu kỳ ở châu Âu và chính sách mới về tăng trưởng của Trung Quốc.

Xuất hiện những yếu tố của sự tăng trưởng bền vững như kỹ năng của lực lượng lao động được cải thiện nhờ tiến trình số hóa, đặc biệt là mức tăng trưởng năng suất cao hơn do ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0; thương mại toàn cầu đã và đang diễn ra sôi động, nhất là ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi.

Những rủi ro về chủ nghĩa bảo hộ và biệt lập có dấu hiệu lắng xuống kể từ khi các ứng viên chính trị dân túy cực hữu ở châu Âu đón nhận thất bại trong các cuộc bầu cử. Đối với Mỹ, năm 2017 người ta còn lo ngại về chủ nghĩa bảo hộ, nguy cơ “chiến tranh thương mại” do chính sách “khác lạ” của Tổng thống Mỹ Donald Trump mang lại… nhưng trên thực tế ông Trump cũng đã có sự điều chỉnh nhất định, thể hiện trong chuyến công du châu Á và sự ca ngợi của ông đối với APEC (một tổ chức đa phương) hồi tháng 11 năm ngoái ở Đà Nẵng (Việt Nam). Ngoài ra, vẫn còn những thách thức lớn tiềm ẩn mà các nhà lãnh đạo thế giới cần phải quan tâm.

Đến đối mặt với những thách thức lớn về an ninh…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, WEF 48 năm nay còn phải quan tâm đến những mối đe dọa bởi những thách thức từ những yếu tố tiền an ninh.

Vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh kinh tế, do sự phục hồi ở nhiều nền kinh tế còn thiếu tính thuyết phục về tốc độ đầu tư; độ trễ của công nghệ “chuyển hóa” thành năng suất; tiêu dùng chậm lại; vấn đề tài chính-tiền tệ diễn biến phức tạp và chứa nhiều yếu tố rủi ro.

Các nguy cơ mang tính chất địa-chính trị vẫn tồn tại như, hệ lụy của đàm phán Brexit giữa Anh và EU; EU 27 đang cải cách; chủ nghĩa bảo hộ có thể dâng cao, “chiến tranh thương mại” vẫn chưa bị loại trừ; vấn đề người nhập cư ở châu Âu, nhất là sự cọ sát các đại chiến lược của các nước lớn.

Về an ninh quân sự, nguy cơ tái bùng phát các “điểm nóng” trên thế giới như Triều Tiên, Trung Đông, một số vùng biển…, nhất là ở Trung Đông do những động thái mới của một số nước như: Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân vào Syria; Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel; và cuộc tấn công bằng máy bay không người lái dưới danh nghĩa khủng bố vào căn cứ quân sự của Nga ở Syria…

Biến đổi khí hậu cũng là một trong những nội dung chủ đạo mà Diễn đàn quan tâm. Năm 2017, thiệt hại từ biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với dự báo, cả về cấp độ nguy hiểm và tính phức tạp, điển hình là các cuộc tàn phá của thiên nhiên ở Mỹ và Việt Nam. Theo dự báo, năm 2018 tình hình còn phức tạp hơn, trong 5 rủi ro toàn cầu thì thời tiết cực đoan và thiên tai được xếp ở vị trí số 1 và số 2; về tầm ảnh hưởng chỉ đứng sau sức công phá của vũ khí hạt nhân.

Và kỳ vọng ở tương lai…

Như vậy, trong một thế giới biến động và có những dấu hiệu chia tách như vừa qua, WEF 48 được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội để lãnh đạo và giới doanh nghiệp hàng đầu thế giới nghiêm túc thảo luận, thúc đẩy sự hợp tác đa phương rộng lớn, bao trùm hơn nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đây cũng là nơi các nước, các bên có thể tìm thấy sự đồng thuận về các giải pháp hiệu quả trong bối cảnh trật tự thế giới “đa cực, đa trung tâm” đang định hình hiện nay.

Phái đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dẫn đầu cũng có bài phát biểu tại Diễn đàn. Theo giới chuyên gia, Việt Nam cũng có các kỳ vọng lớn ở hội nghị quốc tế này, đó là chia sẻ sự quan tâm chung của thế giới về an ninh mạng, về phân hóa giàu nghèo, chủ nghĩa bảo hộ thương mại… nhưng Việt Nam có thể nhấn mạnh về biến đổi khí hậu, vì là một trong những quốc gia ý thức rất rõ về hậu quả của thiên tai năm 2017 và có trách nhiệm đóng góp vào nhận thức chung của thế giới.

 Thông qua Diễn đàn, Việt Nam cũng chia sẻ với thế giới về thành công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mình với mức gần 7%, được thế giới coi trọng và xếp vào TOP các nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn cầu năm 2017 và dự báo cả năm 2018. Mặt khác, Việt Nam cũng muốn nhận được sự chia sẻ về sự phát triển bền vững, nhất là đổi mới cơ cấu kinh tế, ứng dụng công nghệ số, sớm tiếp cận với vùng thông báo bay (FIR) lan tỏa từ các nước phát triển.

Nguyễn Nhâm/VOV.VN

Nỗ lực hạn chế những thói quen nấu ăn xấu 

Khai mạc tại thủ đô Paris của Pháp vào ngày 14-5, Hội nghị thượng đỉnh về năng lượng nhằm tìm cách ngăn chặn hàng triệu ca tử vong sớm trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Phi, và huy động hàng tỉ USD để tài trợ cho việc mở rộng

Quân đội Nga tăng cường sức mạnh của Hạm đội Biển Đen

Ngày 21/3, báo Krasnaya Zvezda đăng bài phỏng vấn Tư lệnh Hạm đội Biển Đen của Nga Alexander Vikto, trong đó cho biết hạm đội này đã nhận được một loạt tàu mới các loại trong vòng 3 năm qua.

Nghi can chính vụ đánh bom nhằm vào Thủ tướng Palestine bị bắn chết

Nghi can số một trong vụ đánh bom đoàn xe chở Thủ tướng Palestine Rami Hamdallah khi nhà lãnh đạo này thăm Dải Gaza đã chết do bị trọng thương sau khi bị bắt trong cuộc vây ráp ngày 22/3.

Hàn-Mỹ-Nhật ngăn hoạt động hàng hải bất hợp pháp của Triều Tiên

Nhất trí duy trì hợp tác chặt chẽ chống lại hoạt động trên biển của Triều Tiên, vốn bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, bất chấp bầu không khí yên bình hiện nay trên Bán đảo

Cảnh sát Pháp bắn hạ đối tượng tình nghi trong vụ bắt giữ con tin

Hãng tin Anh Reuters dẫn kênh truyền hình BFM TV của Pháp cho biết các cảnh sát đã đột kích vào siêu thị ở thị trấn Trebes và bắn hạ đối tượng bắt giữ con tin.

TP Hồ Chí Minh tăng cường xúc tiến thương mại - đầu tư với Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Đoàn công tác của TP Hồ Chí Minh do đồng chí Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND Thành phố làm Trưởng đoàn đang có chuyến làm việc tại Hàn Quốc nhằm tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại - đầu tư với các địa phương, doanh nghiệp của Hàn Quốc.

20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam

(ĐCSVN) - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm (ngày 14/11/1998 -14/11/2018), Việt Nam chính thức là thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "20 năm tham gia APEC: Từ tầm nhìn chiến lược đến những dấu ấn Việt Nam" của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.

Nâng tầm quan hệ ASEAN-Nga lên Đối tác chiến lược

(ĐCSVN) - Các nước ASEAN hoan nghênh Nga phát huy vai trò tích cực, trách nhiệm, đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức nổi lên.

Việt Nam kêu gọi thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp qua đối thoại

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định Bộ Quốc phòng Việt Nam cam kết tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các sáng kiến, cơ chế hợp tác trong ADMM+ và các cơ chế trong khuôn khổ quốc phòng, quân sự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc song phương bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33

(ĐCSVN) - Hôm nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ôt-xtrây-li-a Xơ-cốt Mo-ri-xơn, Tổng thống Chile Xê-bátx-chiên Pi-nhê-ra, Thủ tướng Canada Giớt-xtin Truy-đô và Tổng thống Hàn Quốc Mun Chê In.

Thông qua Tuyên bố Putrajaya về tầm nhìn APEC đến năm 2040

Các nhà lãnh đạo APEC cam kết đạt được Tầm nhìn đến năm 2040 thông qua thúc đẩy 3 động lực: Thương mại và Đầu tư; Đổi mới và Số hóa; Tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm.

Lễ nhậm chức tổng thống của ông Biden sẽ thu nhỏ quy mô do dịch Covid-19

Lễ nhậm chức của ông Joe Biden sẽ diễn ra với quy mô nhỏ so với các lễ nhậm chức trước đây nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân Mỹ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Vấn đề Brexit: Anh và EU nối lại đàm phán thỏa thuận thương mại

Theo giới phân tích các cuộc đàm phán giữa Anh và EU đều đang trong 'thời gian bù giờ,' nhưng bất kỳ một thỏa thuận nào vẫn cần được thảo luận và đưa ra để Nghị viện châu Âu phê chuẩn vào cuối năm.

Cuộc họp đặc biệt của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền

Cuộc họp đặc biệt lần 2 năm 2020 của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến từ ngày 23-25/11/2020.

Asialink: Dấu ấn Việt Nam trong một năm hoạt động hiệu quả của ASEAN

Theo bài viết trên asialink, ASEAN vẫn duy trì được khả năng gắn kết khu vực, bất chấp cạnh tranh chiến lược gia tăng và đại dịch COVID-19, trong đó Việt Nam góp phần rất lớn vào thành công này.
Top