Thứ tư, 15/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Xã Hòa Ân: Quan tâm phát triển vùng đồng bào Khmer

Ghi nhận dễ thấy nhất là trong những ngày tháng 3/2024, khi đến xã Hòa Ân: nông thôn đổi mới, nhiều công trình giao thông vừa đưa vào sử dụng, các tuyến đường hoa sặc sở sắc màu; đời sống của đồng bào Khmer không ngừng nâng lên... Đảng bộ và Nhân dân xã Hòa Ân đang khẩn trương chuẩn bị đón nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao...

 

Tuyến đường đal, ngang 05m, ấp Trà Kháo được đầu tư xây dựng cuối năm 2023.

 

Xã Hòa Ân, huyện Cầu Kè có 05 ấp, với 2.441 hộ dân, 8.601 nhân khẩu; trong đó, Khmer 5.512 nhân khẩu, chiếm 64,1%; có 2.228 hộ nông nghiệp, chiếm 91,27%. Trước khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, hạ tầng kinh tế - xã hội; điều kiện sản xuất và đời sống của Nhân dân còn nhiều khó khăn; chủ yếu các mô hình sản xuất nhỏ lẻ, chưa liên kết trong sản xuất. Qua quá trình phấn đấu thực hiện, xã Hòa Ân được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2019 (Quyết định số 2288/QĐ-UBND, ngày 31/10/2019 của UBND tỉnh Trà Vinh). Theo đó, Hòa Ân tiếp tục xây dựng và đạt chuẩn xã NTM nâng cao năm 2023, giai đoạn 2021 - 2025 (theo Quyết định số 165/QĐ-UBND, ngày 06/02/2024 của UBND tỉnh Trà Vinh).

Điểm nổi bật về quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer ở Hòa Ân là giảm nghèo; xã hiện còn 15 hộ nghèo (có 13/15 hộ thuộc diện bảo trợ xã hội hàng tháng); 25 hộ cận nghèo. Trên địa bàn xã không còn nhà tạm, hiện có 2.247/2.441 căn nhà đạt chuẩn theo quy định, chiếm 92,05%; tăng 5,92% so với năm 2019. Về thu nhập, đến cuối năm 2023, đạt 69,23 triệu đồng/người/năm, tăng 23,78 triệu đồng/người/năm so với thời điểm xã được công nhận xã NTM.

Từ những kết quả đạt được trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, giúp Hòa Ân hoàn thành xây dựng xã NTM nâng cao. Giai đoạn 2020 - 2023, xã đã huy động nguồn lực hơn 422,68 tỷ đồng. Trong đó, 156,68 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, chiếm 37,07%; dân đóng góp 266 tỷ đồng, chiếm 62,93%.

Tại ấp Giồng Lớn, ông Thạch Sum niềm nở tiếp chúng tôi trong căn nhà mới, cũng là chủ hộ của hộ vừa thoát nghèo: gia đình ông Sum có 03 thành viên, nhưng do ít đất sản xuất (có 2.000m2, cả diện tích nhà ở), nên nhiều năm không thể thoát nghèo. Năm 2023, được xã hỗ trợ nhà đại đoàn kết, cùng với các mạnh thường quân, ông Sum xây dựng căn nhà gần 60 triệu đồng, khang trang, thoát nghèo. Đồng thời, được xã hỗ trợ vốn ưu đãi, mua 01 con bò nái, vừa đẻ được con bê.

Là xã có đông đồng bào Khmer, khi XDNTM điểm xuất phát thấp, nhưng nhờ lãnh đạo của Đảng bộ, tập trung chỉ đạo toàn diện, nhiều giải pháp, nhất là phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, được người dân đồng thuận. Trong đó, thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, xã đã vận động Nhân dân chuyển đổi 185ha từ đất trồng lúa, vườn tạp kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái như: bưởi, cam sành, dừa… và trồng rau màu các loại, hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng giá trị đất sản xuất.

Nhằm phát huy thế mạnh lĩnh vực nông nghiệp, Hòa Ân thành lập 02 hợp tác xã nông nghiệp, với 90 thành viên; thành lập 05 tổ hợp tác theo Nghị định số 77/NĐ-CP của Chính phủ. Hợp tác xã và các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo hướng hàng hóa, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Năm 2023, và vụ lúa đông - xuân 2023 - 2024, Hợp tác xã Việt Thành triển khai sản xuất lúa hữu cơ, diện tích 172ha/vụ, với 256 thành viên. Nhờ đó, lợi nhuận của nông dân từ sản xuất lúa tăng cao.

Xác định tầm quan trọng của giao thông, là “đòn bẩy” để phát triển kinh tế, xã tập trung huy động vốn, sức dân, nhất là đóng góp ngày công lao động để thực hiện các công trình. Nhờ đó, hiện giao thông của xã đã đáp ứng yêu cầu tiêu chí xã NTM nâng cao: đường liên xã, có 03 tuyến, dài 7,82/7,82km được nhựa hóa. Đối với đường ấp, liên ấp, có 08 tuyến, dài 8,10/8,10km được cứng hóa và bảo trì hàng năm; đường ngõ xóm, xã có 34 tuyến, dài 39,24/43,29km được cứng hóa và tất cả các tuyến đều đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp. Đường nội đồng, xã có 01 tuyến trục chính dài 1,2/1,2km được cứng hóa, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vận chuyển hàng hóa của nông dân.

Đồng chí Nguyễn Thanh Khiết, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Hòa Ân cho biết, năm 2023 trong nguồn vốn được phân bổ, xã dành hơn 07 tỷ đồng để triển khai thực hiện 02 tuyến đường: đường đal ấp Trà Kháo, ngang 05m, dài hơn 02km; đường nhựa Ô Pự, dài 2,4km; 02 tuyến đường đưa vào sử dụng, tạo điều kiện đi lại dễ dàng, giao thương hàng hóa thuận tiện.

Nhằm giúp người dân tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, Hòa Ân quan tâm đến tiêu chí thủy lợi. Hiện các công trình thủy lợi chủ động cấp và tiêu nước phục vụ sản xuất và dân sinh; xã hiện có 02 tuyến kênh cấp I dài 3,8km; 24 tuyến kênh cấp II dài 36,318km, 28 tuyến kênh cấp III dài 19,332km, tổng chiều dài 59,450km. Toàn xã có 05 cống hở được kiên cố hóa, 17 bọng và 01 trạm bơm điện đang vận hành nhằm phục vụ tưới, tiêu chủ động nước và ứng phó triều cường, xâm nhập mặn. Nhờ đó, xã có 4.601/4.653ha đất sản xuất chủ động tưới, đạt 98,9%. Từ đó, cây lúa được nông dân áp dụng các biện pháp sản xuất tiên tiến…

Với những kết quả đạt được, góp phần làm chuyển biến toàn diện về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer. Mục tiêu hướng đến hiện nay của Đảng, bộ, chính quyền và Nhân dân xã Hòa Ân là tiếp tục nâng các tiêu chí NTM nâng cao; người dân có cuộc sông ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại; cụ thể là phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Đồng chí Nguyễn Thanh Khiết cho biết thêm: từ nay đến 2025, xã phấn đấu xây dựng hoàn thành xã NTM kiểu mẫu; có 03/05 ấp đạt ấp NTM kiểu mẫu. Duy trì trên 96% hộ đạt chuẩn gia đình văn hóa, NTM. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, áp dụng cộng nghệ 4.0, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình có hiệu quả, nhằm nâng thu nhập bình quân cho người dân; xã không còn hộ nghèo (trừ hộ nghèo thuộc diện bảo trợ); duy trì có từ 95% trở lên hộ trên địa bàn xã có tham gia bảo hiểm y tế.

Bài, ảnh: TRƯỜNG NGUYÊN

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng - Tại sao không?!

(ĐCSVN)- Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Không thể để giá vàng "nhảy múa", cần quản lý chặt chẽ thị trường vàng

(ĐCSVN) - Quản lý thị trường vàng còn nhiều bất cập, giá vàng trong nước và thế giới chênh lệch lớn, tình trạng buôn lậu vàng diễn biến phức tạp. Đây là vấn đề được nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ý kiến tại phiên họp sáng 13/5.

Đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt   

UBND tỉnh Long An có văn bản yêu cầu đẩy mạnh triển khai thực hiện chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt.

Ghè đạn M79 ngay trong nhà, cả gia đình lâm nạn

Vụ việc xảy ra vào khoảng 12h20 ngày 23/10, tại gia đình ông A Then, ở làng Plei Rơ Lưng, xã Đăk Cấm, TP Kon Tum. Người cha ghè quả đạn M79 nhặt được, đạn nổ khiến hai người chết, hai người bị thương.

Lượng heo tăng đột biến tại các lò giết mổ

Thời gian gần đây, Lò giết mổ gia súc Xuyên Á tại TP.HCM bị tạm đình chỉ hoạt động sau khi cơ quan chức năng phát hiện heo bị tiêm thuốc an thần; do vậy, thương lái phải tìm các nơi khác để giết mổ.

Thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi

Hơn 10 năm bươn chảy trong cuộc sống, gia đình chị Bùi Thị Chông, ngụ ấp Kênh Mới, xã Hưng Điền B, huyện Tân Hưng, Long An không chỉ vươn lên thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá, xây được nhà kiên cố.

Về nguồn – “Đòn bẩy” giúp quê nghèo phát triển   

Về nguồn – chương trình xã hội hóa, vận động nguồn lực chăm lo đời sống cho người có công, người nghèo; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội mang lại nhiều kết quả thiết thực;...

Phát hiện thi thể cô giáo mầm non trên sông Bảo Định

Một cô giáo rời nhà đi đã 3 ngày nhưng không thấy quay về. Trong lúc người nhà đang tìm khắp nơi thì sáng nay phát hiện thi thể cô giáo này nổi trên sông Bảo Định.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.

Tâm huyết của người đảng viên

Chuyển sinh hoạt đảng về địa phương năm 2019, đến năm 2022, ông Trần Văn Hòa (ấp Phú Xuân 2, xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành) được tín nhiệm bầu vào vị trí Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận ấp.
Top