Thứ ba, 14/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Yếu tố Trung Quốc “phủ bóng” bầu cử Solomon 

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương đang bị xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh Quần đảo Solomon chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử vào ngày mai. Theo đó, có 2 ứng viên tham gia cuộc bầu cử

Ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Thái Bình Dương đang bị xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh Quần đảo Solomon chuẩn bị tổ chức tổng tuyển cử vào ngày mai. Theo đó, có 2 ứng viên tham gia cuộc bầu cử cho biết họ sẽ tìm cách đánh giá lại hiệp ước an ninh gây tranh cãi ký năm 2022.

Thủ tướng Solomon Sogavare (trái) trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình năm 2023. Ảnh: Xinhua

Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon trở nên sâu sắc hơn dưới thời Thủ tướng Manasseh Sogavare, người đang hy vọng một chiến thắng nữa trong cuộc bỏ phiếu ngày 17-4. Theo Guardian, chiến lược Nhìn về phía Bắc là chủ đề trọng tâm trong cương lĩnh tranh cử của ông Sogavare.

Trong lần tranh cử năm nay, ông Sogavare nhấn mạnh việc tăng cường quan hệ với Trung Quốc trong khi tiếp tục quan hệ với các đối tác truyền thống như Úc. Thủ tướng Sogavare cho rằng sự hỗ trợ của Bắc Kinh đối với Thế vận hội Thái Bình Dương mà Solomon đăng cai hồi năm 2023 và các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng khác “giúp đưa đất nước chúng ta đi trên con đường thuận lợi hơn, có chỗ đứng trên trường quốc tế”. Được biết, Trung Quốc đã tài trợ phần lớn Thế vận hội và đổ tiền xây dựng nhiều cơ sở vật chất, đặc biệt là sân vận động quốc gia ở thủ đô Honiara.

Theo ông Sogavare, việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh năm 2019 là “bước ngoặt” đối với Solomon. Honiara khi đó đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan. 3 năm sau đó, Solomon ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc - một phần của chiến lược Nhìn về phía Bắc của ông Sogavare.

Dù không được công bố chi tiết nhưng theo bản dự thảo hiệp ước bị rò rỉ, tàu thuyền Trung Quốc được phép thực hiện các hoạt động tiếp tế hậu cần, dừng chân và quá cảnh tại Solomon. Trung Quốc cũng có thể triển khai “các lực lượng thích hợp” để bảo vệ nhân viên cùng dự án của nước này ở đây. Thỏa thuận cũng nêu rõ Solomon có thể yêu cầu Trung Quốc điều động cảnh sát vũ trang, binh sĩ và lực lượng hành pháp tới quốc đảo Thái Bình Dương để thực hiện các nhiệm vụ nhân đạo hoặc an ninh. Nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia, cả hai sẽ không được phép tiết lộ các nhiệm vụ này.

Động thái trên từng làm dấy lên mối lo ngại của phương Tây về tham vọng của Trung Quốc tại  khu vực Thái Bình Dương. Giờ đây, 2 ứng viên tham gia cuộc tổng tuyển cử gồm Peter Kenilorea Jr, lãnh đạo đảng Thống nhất Solomon và Gordon Darcy Lilo, thủ lĩnh đảng Vì sự tiến bộ nông thôn Solomon, cho biết sẽ đánh giá lại thỏa thuận. Ông Kenilorea Jr nói rằng tuy ủng hộ các khía cạnh phát triển kinh tế của chính sách Nhìn về phía Bắc nhưng ông vẫn lo ngại về hiệp ước an ninh với Trung Quốc. “Các vấn đề an ninh cần phải bớt mơ hồ và rõ ràng hơn” - ông Kenilorea Jr nói với Guardian. Ông này tuyên bố sẽ xem xét lại hiệp ước, tìm cách thiết lập quan hệ với cả Đài Bắc và Bắc Kinh; hợp tác nhiều hơn với các đối tác truyền thống, gồm Úc.

Trong khi đó, ông Lilo tuyên bố sẽ tập trung vào cải cách chính sách trong và ngoài nước, giải quyết tham nhũng và duy trì sự hỗ trợ của các đối tác truyền thống. Ông Lilo cũng kêu gọi minh bạch hơn về hiệp ước an ninh với Trung Quốc. “Quần đảo Solomon cần biết nội dung chi tiết của thỏa thuận này. Chúng tôi sẽ loại bỏ nó hoặc đánh giá lại nó một khi chúng tôi nắm được quyền lực trong cuộc bầu cử sắp tới” - ông Lilo tuyên bố.

TRÍ VĂN (Tổng hợp)

 

Anh: Biểu tình kêu gọi chính phủ hỗ trợ Hệ thống y tế công

Ngày 03/02, hàng nghìn người đã xuống đường biểu tình tại thủ đô London của Vương quốc Anh nhằm bày tỏ sự ủng hộ đối với Hệ thống y tế công, vốn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng.

Thủ tướng Đức Merkel xác định khó khăn trong cuộc đàm phán cuối cùng

Thủ tướng Merkel xác định đối mặt với các cuộc đàm phán cứng rắn và khó khăn với đảng SPD trong cuộc đàm phán mang tính quyết định trong ngày 04/02 nhằm thành lập chính phủ 'đại liên minh' mới ở Đức.

Nga tăng cường công tác phòng thủ tại các căn cứ quân sự ở Syria

Bộ Quốc phòng Nga cho hay, Moskva đang tăng cường giám sát tình hình tại vùng giảm leo thang Idlib, trong bối cảnh Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa thiết lập các trạm quan sát trong khu vực này.

Bầu cử Tổng thống Nga: Phê chuẩn 8 ứng cử viên vào lá phiếu

Ngày 8/2, Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga đã phê chuẩn lá phiếu cho kỳ bầu cử tổng thống tới đây gồm tên của tám ứng cử viên.

Đặc phái viên LHQ: Hòa đàm Syria đang ở "thời điểm then chốt"

Phát biểu ngày 24/01, ông Mistura bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán lần này với sự tham gia đầy đủ của cả phái đoàn chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phe đối lập trong 2 ngày đàm phán.

Nghi phạm xả súng ở New Zealand ra tòa với cáo buộc giết người

Brenton Harrison Tarrant, công dân Australia sinh sống tại bang New South Wales, 28 tuổi, đã bị đưa ra tòa ở thành phố Christchurch của New Zealand, đối mặt với cáo buộc giết người.

Đức kêu gọi thế giới nỗ lực khẩn cấp kiểm soát vũ khí tự động

Bộ Ngoại giao Đức đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo rằng con người vẫn kiểm soát được các loại vũ khí sát thương tự động.

Vụ tai nạn máy bay Ethiopia: Đã xác định được danh tính các hành khách

Trên chiếc máy bay mang số hiệu ET302 bị tai nạn cùng ngày có các hành khách mang quốc tịch của hơn 30 nước khác nhau.

Thủ tướng Anh Theresa May phải đối mặt sức ép từ chức nặng nề

Cựu Bộ trưởng Giáo dục Nicky Morgan cho rằng nếu Thủ tướng May thất bại tại cuộc bỏ phiếu ý nghĩa quan trọng vào ngày 12/3 tới thì 'sẽ rất khó để Thủ tướng tiếp tục ở lại văn phòng dài lâu.'

Nước Anh tất bật chuẩn bị cho ngày chính thức rời khỏi EU

Báo chí châu Âu đưa tin rằng nước Anh dường như đang khá bận rộn chuẩn bị cho thời khắc này và nhất là khả năng Brexit không thỏa thuận dù rằng Chính phủ Anh đang nỗ lực tránh kịch bản đó.

Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ với IMF và WB

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB); phối hợp cùng các nước thành viên ASEAN tích cực thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với IMF, WB và Liên hợp quốc...

Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ với IMF và WB

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB); phối hợp cùng các nước thành viên ASEAN tích cực thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với IMF, WB và Liên hợp quốc...

Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ với IMF và WB

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB); phối hợp cùng các nước thành viên ASEAN tích cực thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với IMF, WB và Liên hợp quốc...

Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ với IMF và WB

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB); phối hợp cùng các nước thành viên ASEAN tích cực thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với IMF, WB và Liên hợp quốc...

Việt Nam cùng ASEAN thúc đẩy quan hệ với IMF và WB

(ĐCSVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - Ngân hàng Thế giới (WB); phối hợp cùng các nước thành viên ASEAN tích cực thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với IMF, WB và Liên hợp quốc...

Đặc phái viên hạt nhân Hàn Quốc đến Mỹ bàn về căng thẳng Triều Tiên

Đặc phái viên hạt nhân hàng đầu của Hàn Quốc Lee Do-hoon đã đến Washington ngày 17/6 để trao đổi với các quan chức Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên đang leo thang.

Ngoại trưởng các nước Arab sẽ họp khẩn về tình hình Libya

Cuộc họp, được tổ chức theo đề nghị của Ai Cập thông qua hình thức trực tuyến, sẽ diễn ra trong bối cảnh tình hình chiến sự giữa các phe đối lập tại Libya vẫn tiếp diễn.

Liên hợp quốc ra nghị quyết lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết lên án nạn phân biệt chủng tộc cũng như các hành vi bạo lực của cảnh sát, tuy nhiên không đề cập chi tiết tới Mỹ.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tập trung thực hiện nhiệm vụ kép

Các nhà lãnh đạo sẽ rà soát, xem xét lại tất cả công việc của ASEAN từ Hội nghị cấp cao lần trước đến nay, đưa ra chỉ đạo cho định hướng xây dựng cộng đồng thời gian tới.

Trung - Ấn điều quân đến biên giới, nguy cơ đụng độ vẫn còn

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố giảm căng thẳng nhưng trên thực tế họ âm thầm điều động hàng nghìn binh sĩ và phương tiện tới biên giới.
Top