Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

220 năm quốc hiệu Việt Nam, nhiều lần thay đổi và 'hồi sinh'

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.

Cách đây 220 năm, vua Gia Long đã chọn quốc hiệu Việt Nam để đặt tên đất nước thống nhất sau nhiều năm chiến tranh loạn lạc.

Quốc hiệu Việt Nam được đặt chính thức dưới thời vua Gia Long 1804, đến nay đã 220 năm. (Ảnh: NGUYỄN T.A PHONG)

Ngày 23/4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo "220 năm quốc hiệu Việt Nam".

Tại hội thảo, PGS.TS Trần Đức Cường, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, nói rằng trong lịch sử nước ta, tên gọi Việt Nam đã xuất hiện từ lâu nhưng chưa phải là quốc hiệu chính thức.

Phải đến năm Giáp Tý, ngày Đinh Sửu 17/2 (nhằm 28/3/1804, tức 2 năm sau khi Nguyễn Ánh lên ngôi lập ra nhà Nguyễn), khi vua Gia Long làm lễ Khánh an kính cáo ở Thái miếu bên trong Hoàng thành đặt tên nước là Việt Nam.

Trong lời chiếu, nhà vua khẳng định: "Đế vương dựng nước, trước phải trọng quốc hiệu để tỏ rõ nhất thống, cải chính quốc hiệu là Việt Nam, để dựng nền lớn, truyền lâu xa".

Quốc hiệu này được vua Gia Khánh của nhà Thanh chấp thuận và ban cho vua Gia Long ấn tín "Việt Nam quốc vương" được đúc bằng vàng.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nói rằng tuy vậy quốc hiệu Việt Nam dưới triều Nguyễn chỉ tồn tại 34 năm.

Các nhà nghiên cứu lịch sử tham gia thảo luận tại hội thảo "220 năm quốc hiệu Việt Nam - những chặng đường lịch sử" diễn ra vào sáng 23/4 tại TP Huế. (Ảnh: ANH TUẤN)

Sau 19 năm nối ngôi, lúc này đất nước đã mạnh lên, lãnh thổ được mở rộng, vua Minh Mạng đã ra chiếu đổi quốc hiệu thành Đại Nam mà không cần xin phép nhà Thanh vào năm 1838.

Quốc hiệu Đại Nam tồn tại suốt từ năm 1838 đến đầu tháng 3-1945, khi Nhật đảo chính Pháp, lúc này vua Bảo Đại mới ra chỉ dụ tuyên cáo độc lập và đổi tên nước thành "đế quốc Việt Nam".

Quốc hiệu Việt Nam được tái sinh dưới triều Nguyễn nhưng chỉ tồn tại chưa tròn 6 tháng, sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

"Quốc hiệu Việt Nam đã hồi sinh trong tư thế mới của thời đại", ông Hoa nói./.

Theo tuoitre.vn

Nguồn: https://tuoitre.vn/220-nam-quoc-hieu-viet-nam-nhieu-lan-thay-doi-va-hoi-sinh-20240423154151153.htm

Đêm hoa đăng Long Khốt

Buổi chiều tháng 5, nơi vùng sâu biên giới huyện Vĩnh Hưng, nắng trải một lớp mật vàng sóng sánh lên mênh mông sóng lúa đang vào giai đoạn mọng hạt.

Kỉ niệm 60 năm chuyến thăm tới Indonesia của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Indonesia và kỷ niệm 60 năm (1959-2019) Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Indonesia, kết nghĩa anh em với Tổng thống Sukarno, chuyến thăm của Tổng thống Sukarno và Phu nhân tới Việt Nam trong cùng năm.

Đà Nẵng trao giải tác phẩm viết về gương người tốt, việc tốt

(ĐSCVN) - Qua gần 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức nhận được 23 tác phẩm báo viết, 24 phóng sự phát thanh, truyền hình của các cơ quan báo, đài; 106 bài viết không chuyên của cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đồng Nai

Sau giải phóng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Tân Triều, bà con trong ấp đã đoàn kết một lòng, xây dựng thành công nông thôn mới, làm thay đổi vùng quê cách mạng Tân Triều.

Đoàn kết dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi

(ĐCSVN) - Ngày 9/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã về dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Top