Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

ASEAN hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững, thịnh vượng

(ĐCSVN) - Sáng 23/4, sau phiên khai mạc, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 (ASEAN Future Forum 2024 - AFF 2024) bước vào phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững."

 Phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024

Với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững”, Phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 tập trung thảo luận về những định hướng tương lai nhằm thúc đẩy Cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, bao trùm và tự cường.

Dưới sự chủ trì của Đại sứ Dino Pati Djalal, Người sáng lập Cộng đồng Chính sách đối ngoại Indonesia, phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 có nội dung xoay quanh những mô hình quản trị và chính sách giúp các nước ASEAN ứng phó hiệu quả với môi trường chiến lược phức tạp và những thách thức đang nổi lên để duy trì động lực tăng trưởng.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Erywan Yusof, Bộ trưởng Ngoại giao (thứ hai) Brunei, điểm lại quá trình phát triển nhanh và nhiều thành tựu của ASEAN. Trước những thách thức và thay đổi lớn, Bộ trưởng Erywan Yusof cho rằng ASEAN cần sẵn sàng và chuẩn bị cho người dân tận dụng những cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 và thúc đẩy nền kinh tế khu vực phát triển có tính cạnh tranh cao hơn, bao trùm hơn.

Nhằm phát triển tương lai bền vững cho ASEAN, Bộ trưởng Erywan Yusof gợi ý ASEAN cần tiếp tục tập trung duy trì hòa bình an ninh, sự tin cậy, thấu hiểu lẫn nhau. Đồng thời, Hiệp hội cần tiếp tục duy trì thúc đẩy hợp tác đối thoại giữa các thành viên và với các đối tác. Ngoài ra, ASEAN cần phát triển đường hướng, thúc đẩy công nghệ như AI.

Bộ trưởng Erywan Yusof, Bộ trưởng Ngoại giao (thứ hai) Brunei phát biểu tại phiên thảo luận

Về phần mình, GS. Tetsuya Watanabe, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), đánh giá ASEAN đã đạt được thành công to lớn trong việc duy trì hòa bình, thúc đẩy phát triển kinh tế và xây dựng một cộng đồng đa dạng văn hóa. Những thành tựu này là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm: hợp tác và đồng thuận; chủ nghĩa thực tiễn; cởi mở và hội nhập; và đa dạng văn hóa.

Theo GS. Tetsuya Watanabe, thành công của ASEAN là bài học quý giá cho các khu vực khác trên thế giới trong việc xây dựng hòa bình, ổn định và phát triển. Để tiếp tục duy trì thành công trong tương lai, ASEAN cần tiếp tục củng cố đoàn kết, tăng cường hợp tác và đổi mới sáng tạo.

Trong không khí thảo luận sôi nổi, các đại biểu đã đưa những phương cách áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để đạt được mục tiêu hài hòa giữa thịnh vượng và phát triển bền vững. Ngoài ra, các ý kiến cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của năng lượng tái tạo, nền kinh tế tuần hoàn, tài chính xanh, chuỗi cung ứng bền vững và đổi mới sáng tạo trong cung cấp các giải pháp giúp các quốc gia tăng trưởng kinh tế, xã hội nhưng vẫn gắn với bảo vệ môi trường.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng trình bày tham luận

Trong bối cảnh địa chiến lược phức tạp, các đại biểu đề xuất những mô hình quản trị phù hợp để các nước ASEAN duy trì phát triển nhanh và bền vững; đưa ra những biện pháp của ASEAN nhằm thích ứng và đóng góp cho kiến trúc quản trị toàn cầu.

Hướng tới một tương lai phát triển nhanh và bền vững, một số đại biểu cũng chỉ ra những biện pháp để các nước ASEAN đưa các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào chiến lược phát triển quốc gia một cách hiệu quả, duy trì tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ nhân lực trong nền kinh tế số.

Một số ý kiến đề cao sự hợp tác khu vực, sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp để thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, quản lý, sử dụng tài nguyên bền vững và phát triển các thành phố thông minh.

Ngoài ra, phiên thảo luận cũng tập trung vào vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), 5G, chuỗi khối (blockchain) và các công nghệ mới nổi trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi bền vững và toàn diện sau đại dịch.

Tựu trung, nội dung thảo luận tại phiên toàn thể thứ nhất hướng tới sự gắn kết giữa Cộng đồng ASEAN với các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 (SDG 2030), giữa Diễn đàn Tương lai ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai của Liên hợp quốc, giúp ASEAN đóng góp thiết thực hơn vào các tiến trình đa phương toàn cầu.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm" là một sáng kiến quan trọng do Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần 43 vào tháng 9/2023.

Đây là ý tưởng mới của Việt Nam với mong muốn tạo diễn đàn chung cho các nước thành viên ASEAN cũng như các bạn bè đối tác của ASEAN, người dân ASEAN cùng đóng góp vào việc thúc đẩy, định hình con đường phát triển cho tương lai của ASEAN.

Điểm khác biệt lớn nhất của Diễn đàn Tương lai ASEAN so với các diễn đàn khác, đây là diễn đàn dành riêng cho ASEAN, của ASEAN, vì ASEAN và vì người dân của ASEAN.

Bên cạnh Phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ diễn ra Phiên toàn thể thứ nhất với chủ đề “ASEAN phát triển nhanh vì tương lai bền vững”.

Buổi trưa, các đại biểu dự hai phiên ăn trưa làm việc với hoạt động Tọa đàm với Doanh nghiệp ASEAN và đối tác “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số” và chủ đề “Tái xác định vai trò trung tâm của ASEAN”.

Buổi chiều tiếp tục với Phiên toàn thể thứ hai chủ đề “Bảo đảm an ninh toàn diện vì Cộng đồng ASEAN lấy người dân làm trung tâm” và Phiên bế mạc Diễn đàn.
Mạnh Hùng

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

Bạo lực bùng phát sau cuộc biểu tình ở khu vực Tây Nam Sudan

Khoảng 5.000 người thoạt đầu tuần hành hòa bình từ trại tị nạn Atash đến doanh trại của Sư đoàn bộ binh số 16, tuy nhiên, ngay sau đó họ đã tấn công binh sỹ Sudan và tìm cách chiếm giữ các xe quân sự.

Palestine kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp về căng thẳng tại Gaza

Chính quyền Palestine (PA) kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lập tức nhóm họp nhằm chấm dứt các cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.

Sri Lanka trục xuất 200 giáo sỹ Hồi giáo sau loạt vụ tấn công

Bộ Nội vụ Sri Lanka đã trục xuất hơn 600 công dân nước ngoài, trong đó có 200 giáo sĩ Hồi giáo, sau loạt vụ đánh bom liều chết trong ngày lễ Phục sinh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc

Chiều ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xã giao đồng chí Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.

Cơ hội học tập tại Indonesia với học bổng Darmasiswa

(ĐCSVN) – Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam ngày 21/1 thông báo về Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia năm học 2019 – 2020.

Australia tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông - thủy sản của Việt Nam vào thị trường

Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm ghi thêm dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước và hai Quốc hội; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia.

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tổng thống Mỹ Biden ký sắc lệnh giải mật tài liệu về sự kiện 11/9

Bộ Tư pháp và các cơ quan liên bang khác sẽ bắt đầu xem xét các tài liệu liên quan loạt vụ khủng bố hôm 11/9/2001 và Bộ trưởng Tư pháp sẽ công bố thông tin được giải mật trong vòng 6 tháng tới.

Hội đồng Bảo an thông qua hai nghị quyết về Afghanistan và Iraq

Nghị quyết 2596 quyết định gia hạn kỹ thuật nhiệm vụ của Phái bộ hỗ trợ LHQ tại Afghanistan thêm sáu tháng; còn Nghị quyết 2597 gia hạn nhiệm vụ của UNITAD thêm 12 tháng.

Nga khánh thành tượng đài vinh danh các bác sỹ trong đại dịch COVID-19

Tượng đài được đặt tại khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Y học của Đại học Y Quốc gia Moskva số 1 mang tên Sechenov nằm trên phố Bolshaya Pirogovskaya.

Hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua dự luật cải cách bầu cử

Dự luật có nội dung bao gồm một số sửa đổi trong luật địa phương, bao gồm thay đổi thành phần của Ủy ban Bầu cử và Hội đồng lập pháp, hoạt động của Ủy ban thẩm tra tư cách...

Mỹ tái khẳng định vẫn xúc tiến hội nghị thượng đỉnh với Nga

Nhà Trắng khẳng định không có sự thay đổi nào đối với kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Top