Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bị "ép", doanh nghiệp vận tải "rục rịch" giảm cước

Sau khi cơ quan điều hành liên tục lên tiếng về tình trạng “neo giữ” giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh thì các hãng cũng bắt đầu “rục rịch” giảm giá cước.

Sau khi cơ quan điều hành liên tục lên tiếng về tình trạng “neo giữ” giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh thì các hãng cũng bắt đầu “rục rịch” giảm giá cước.

Chiều 11/9, có gần 200 doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội "buộc" phải ký cam kết kê khai giá cước vận tải với Sở Giao thông Vận tải.

Doanh nghiệp "rục rịch" giảm giá cước

Trong bối cảnh giá xăng dầu giảm liên tiếp 7 lần nhưng các doanh nghiệp vận tải vẫn “chây ỳ” không giảm giá cước, mới đây, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải điều chỉnh giảm giá cước trước ngày 11/9/2015.

Tính đến chiều 11/9, gần 200 doanh nghiệp trong tổng số 300 doanh nghiệp vận tại tại Hà Nội “buộc” phải ký cam kết kê khai giá cước vận tải theo quy định mới phù hợp với giá nguyên liệu với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội.

Theo đó, các đơn vị kê khai giá nhưng chi phí nhiên liệu trong cấu thành giá cước cao hơn chi phí nhiên liệu trên thị trường hiện nay sẽ cam kết thực hiện kê khai giảm giá cước phù hợp với mức giá nhiên liệu giảm.

Hiện tại có khoảng 70% doanh nghiệp đơn vị vận tải nộp hồ sơ kê khai giá cước, trong đó có 25 doanh nghiệp đã thực hiện giảm giá cước. Hạn cuối để các doanh nghiệp đã ký cam kết giảm giá cước là ngày 16/9, sau thời điểm này nếu doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

Trước đó, tại các địa phương như TPHCM, Đà Nẵng… nhiều hãng taxi cũng bắt đầu giảm giá cước. Trong đó, tại TPHCM, hãng taxi như Vinasun hay Mai Linh giảm giá cước khoảng 300-500 đồng/km cho từng loại xe, áp dụng từ ngày 11/9. Một số doanh nghiệp vận tải xe tuyến cố định cũng giảm cước từ 3-5%.

Như vậy, sau khi cơ quan điều hành liên tục lên tiếng về tình trạng “neo giữ” giá cước của các doanh nghiệp vận tải trong bối cảnh giá xăng dầu giảm mạnh thì các hãng cũng bắt đầu “rục rịch” giảm giá cước. Tuy nhiên, con số doanh nghiệp vận tải đã giảm cước tính tới thời điểm hiện tại vẫn hết sức khiêm tốn so với tổng số hàng nghìn doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành.

Vì sao phải “ép” mới giảm?

Lý giải về nguyên nhân chậm điều chỉnh giá cước vận tải, đại diện Sở Tài chính TPHCM trả lời trong một buổi họp cách đây vài hôm: “Đối với giá cước cũng có nhiều nguyên nhân, ví dụ chi phí doanh nghiệp cũng tăng, tiền lương điều chỉnh hàng năm từ 5-10%. Trong khi đó, hoạt động vận tải cạnh tranh rất dữ dội, trước đó khi giá xăng tăng cao, không đơn vị nào dám tăng giá cước mạnh vì sợ mất khách”.

Còn theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), hành lang pháp lý quản lý Nhà nước về giá cước là đầy đủ nhưng không loại trừ khả năng các doanh nghiệp vận tải đang nhìn nhau, cùng không thay đổi giá để hưởng lợi.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, Hội thẩm định giá Việt Nam cho rằng, với 38 năm kinh nghiệm làm trong ngành, ông hiểu trong 2 tháng qua khi giá xăng dầu giảm mạnh mà giá cước vận tải không giảm là “rất vô lý” và “không thể chấp nhận được”.

"Nguyên nhân không giảm cước là do cấu trúc thị trường. Ở vận tải ô tô, rơi vào thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Có những doanh nghiệp lãnh đạo giá ở đây. Khi doanh nghiệp lớn chiếm thị phần lớn không giảm giá thì các doanh nghiệp con cũng không tội gì giảm giá”, ông Thoả nói thêm.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến chuyên gia cho rằng, việc các doanh nghiệp vận tải không giảm cước không phải là “chây ỳ” hay “bất hợp lý”. Theo lý giải, không giống giá xăng dầu dễ dàng điều chỉnh, mỗi khi doanh nghiệp điều chỉnh cước lại tốn thêm hàng loạt chi phí điều chỉnh khác.

Bên cạnh đó, cũng có doanh nghiệp khẳng định, cước vận tải không thể “chạy theo” giá xăng dầu bởi chi phí nguyên liệu tuy là thành phần cấu tạo nhưng chỉ chiếm khoảng 20-30% trong cơ cấu giá thành. Doanh nghiệp kinh doanh còn phải chịu thêm nhiều loại chi phí khác, bao gồm cả những loại chi phí "ngầm”.

Phương Dung/Theo Dân Trí

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

(ĐCSVN) - Triển lãm hứa hẹn là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành sơn phủ, giấy, cao su, nhựa tại Việt Nam.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top