Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bố mẹ đơn thân có tình yêu mới, làm sao để con cái ủng hộ?

Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ cần phải có một quá trình chinh phục trẻ. Và điều dưới đây, bố mẹ đơn thân càng cần biết.

Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ cần phải có một quá trình chinh phục trẻ. Và điều dưới đây, bố mẹ đơn thân càng cần biết.

Cha mẹ muốn đi bước nữa, con không chấp nhận

Chồng qua đời cách đây 5 năm, suốt thời gian đó chị Hoa ở vậy nuôi con khôn lớn. Đến nay, hai con cũng đã trưởng thành. Chị kể, gần đây chị có gặp lại một người bạn học cùng thời đại học, người ấy đã ly hôn vợ và sống một mình nhiều năm nay. Sau khi qua lại một thời gian, cả hai có tình cảm và người ấy muốn chị về sống cùng.

"Tôi cũng có tình cảm với người ấy và mong các con ủng hộ, chấp nhận. Nhưng chúng nói không muốn tôi "đi bước nữa", các con sẽ lo cho mẹ đầy đủ. Tôi không biết nên nói chuyện với các con như thế nào để chúng chấp nhận nguyện vọng của tôi" – chị Hoa băn khoăn.

Ông Nguyễn Văn Phương, 50 tuổi cũng sống cảnh làm bố đơn thân nuôi con mấy năm nay khi vợ mất vì tai nạn giao thông. Lo cho vợ "mồ yên mả đẹp", ông dành hết tình thương của mình cho cô con gái. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi đi, con gái cũng đã vào năm cuối phổ thông. Lúc này, ông Phương lại nảy sinh tình cảm với một người phụ nữ bán hàng ở chợ. Mối quan hệ của cả hai ngày càng thắm thiết, ông muốn "đi thêm bước nữa". Muốn con ủng hộ mối quan hệ của mình, ông nhiều lần cũng dẫn người phụ nữ ấy về nhà chơi nhưng đến giờ vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của cô con gái.

Những băn khoăn làm thế nào để cho các con không tủi thân và để cho con anh ấy, cô ấy coi mình là người mẹ, người cha thực sự là điều nhiều bố mẹ đơn thân như chị Hoa, ông Phương trăn trở. Việc bố mẹ đi bước nữa luôn gặp phải phản ứng gay gắt từ phía con cái là tâm lý bình thường. Đôi khi chuyện tình cảm tế nhị này không tìm được tiếng nói chung lại khiến mâu thuẫn với con cái, mối quan hệ ruột thịt trở thành xa lạ.

Ảnh minh họa

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy cho rằng, không phải người con nào cũng giống người con nào và hoàn cảnh gia đình nào cũng giống nhau. Lý do cơ bản nhất khiến phần lớn trẻ em không muốn bố/ mẹ của mình đi bước nữa là sợ lấy mất đi tình cảm, sợ bị chia sẻ tình cảm mà mình đang có. Mất mát xảy ra trước đó khi mà một trong hai bố mẹ đã qua đời hoặc ly hôn đã là quá sức với người con nên muốn giữ lại những gì mình đang có. Hơn nữa, người con cũng sợ bao chuyện không hay về cảnh "dì ghẻ, con chồng" hay quan hệ bố dượng…

Để được con ủng hộ

Những bố mẹ đơn thân có tình yêu mới muốn được các con ủng hộ, theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy phải có một quá trình chinh phục đứa trẻ. Làm sao để trẻ được thấy mình tiếp tục được yêu thương, sống trong không khí an toàn và ấm cúng mà đang được hưởng. Cả hai cần phải nói rõ ý định của mình, ngay cả trẻ còn nhỏ. Ban đầu có thể thăm dò trẻ, cho trẻ suy nghĩ rồi dần nói ra sự thật.

Đối với con riêng của chồng/vợ mới, nếu được trẻ quý nghĩa là đã đi được 1/3 chặng đường. Nhưng không phải vì vậy mà chủ quan nghĩ trẻ đã quý mình là dễ dàng trở thành mẹ hay "bố" mới của chúng. Điều quan trọng để chinh phục trẻ vẫn cần sự thành thật. Một khi trẻ cảm thấy bị lừa, tình cảm gây dựng được khó có thể khôi phục, thậm chí có thể nhen lên trong lòng trẻ sự thù hận.

Chẳng hạn, ngay từ nữ Phó Tổng thống Mỹ trước khi kết hôn với người đã có 2 con riêng cũng đã phải có một quá trình chinh phục trẻ. Bà Kamala đã suy nghĩ rất nhiều về thời điểm, cách thức sẽ gặp bọn trẻ lần đầu. Bà đã đặt mình vào vị trí của các con riêng khi thấu hiểu chúng cảm thấy khó khăn với việc bố mẹ mình quyết định hẹn hò với người khác. Bà đã dành nhiều nỗ lực để các con biết rằng bà tôn trọng chúng. Trong buổi gặp đầu tiên, bà đã hòa hợp với lũ trẻ. Hai con riêng của chồng thấy bà luôn quấn quýt với mình mà không phải là bố đã rất vui. Họ đã đặt biệt danh cho bà là "Momala" thể hiện sự yêu mến của mình.

Chuyên gia tâm lý cũng khuyên rằng, ngoài sự chân thật cần tôn trọng trẻ, đặt vị trí của mình vào để hiểu, từ đó có cách ứng xử phù hợp. Bạn cũng cần nhớ, là người mới nên luôn tỏ thái độ tôn trọng với bố/mẹ của trẻ trước kia để tạo gần gũi, trở thành "người cùng phe" với trẻ. Cần đối xử công bằng với trẻ, không thể hiện bất cứ một sự phân biệt nhỏ nào trong trường hợp "con anh, con tôi" từ lời nói, cử chỉ, thái độ, việc làm…

Khi sống chung sẽ có tâm lý bố hoặc mẹ mới có thể rất buồn khi đứa trẻ kể về người bố, mẹ đẻ của nó. Để vượt qua, người trong cuộc phải xác định được sớm muộn gì cũng sẽ phải tiếp nhận các thông tin về "người cũ" của vợ/chồng mình. Và để tránh vết xe đổ, cần phải sống chân thành, độ lượng, khoan dung với nhau, với con cái và chấp nhận những hạn chế khiếm khuyết của vợ/ chồng mới vì "nhân vô thập toàn"./.

nld.com.vn(Theo Giadinh.net.vn)

Thấy gì từ việc “hiện tượng” Thích Minh Tuệ ?

(ĐCSVN) - Gần đây, “hiện tượng” một người đàn ông xưng là Thích Minh Tuệ tự tu theo cách thức hạnh đầu đà đã gây xôn xao dư luận. Dưới bàn tay của các youtuber, tiktoker, facebooker… hiện tượng này đã bị “thổi” phồng, lôi kéo nhiều người dân hiếu kỳ đi theo gây mất trật tự an toàn giao thông và các thế lực thù địch cũng lợi dụng để rêu rao các luận điệu chia rẽ tôn giáo, dân tộc…

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Tận tụy trong công tác giáo dục

Thầy Tuấn luôn lắng nghe, chia sẻ và động viên, giúp các em học sinh (HS) vượt qua khó khăn trong học tập lẫn cuộc sống. Với những HS bỏ học, thầy cùng giáo viên chủ nhiệm đến nhà vận động các em quay lại trường, lớp.

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn
Top