Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cần giải pháp chủ động ứng phó khô hạn, xâm nhập mặn 

Những ngày qua ở ÐBSCL hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) diễn ra ngày càng gay gắt, lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân.

Những ngày qua ở ÐBSCL hạn hán, xâm nhập mặn (XNM) diễn ra ngày càng gay gắt, lấn sâu vào nội đồng, đe dọa sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân. TP Cần Thơ cũng như các địa phương trong khu vực ÐBSCL tập trung thực hiện nhiều biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để chủ động ứng phó…

Hệ thống bơm tát được đầu tư xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp ở TP Cần Thơ.

Khô hạn, xâm nhập mặn gia tăng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ nửa cuối tháng 12-2023 tới nay, trên toàn bộ ÐBSCL gần như không mưa. Trong điều kiện mưa không xuất hiện, trời nắng kéo dài, tổng lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong đổ về bị thiếu hụt khiến ÐBSCL trải qua mùa hạn, mặn khốc liệt. Do đó, XNM mùa khô năm 2023-2024 đến sớm và sâu hơn trung bình nhiều năm. Ngay từ nửa cuối tháng 11-2023, mặn đã bắt đầu xâm nhập vào các sông theo đỉnh triều trong ngày. Từ tháng 12-2023 đến nay, nhiều đợt XNM tiếp tục xảy ra, trong đó đỉnh điểm là tháng 3-2024. Ðợt XNM xuất hiện từ ngày 8-13/3 với ranh mặn 4‰ vào sâu 40-66km, có nơi sâu hơn. Tính đến nay, mức độ XNM ở Sóc Trăng, Long An, Trà Vinh, Tiền Giang phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm, xấp xỉ so với năm 2016 - một trong những năm hạn, mặn kỷ lục ở ÐBSCL. Riêng tại tỉnh Bến Tre, XNM ở mức xấp xỉ ranh mặn sâu nhất năm 2016, đồng thời trên sông Cổ Chiên đã xâm nhập sâu hơn ranh mặn sâu nhất năm 2016… Nhiều địa phương trong vùng đã chịu nhiều ảnh hưởng do khô hạn, XNM làm thiệt hại sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…

Ông Lê Ngọc Quyền, Giám đốc Ðài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết: “Nắng nóng hiện vẫn gay gắt, lượng nước bốc hơi mạnh, nguồn nước từ thượng nguồn thấp nên mặn vẫn tiếp tục xảy ra tại các tỉnh ÐBSCL. Từ nay đến cuối tháng 5, ÐBSCL còn diễn ra các đợt XNM tăng cao. Do đó, việc theo dõi, dự báo để có giải pháp phối hợp ứng phó với hạn, mặn ÐBSCL cần được quan tâm, các tỉnh thành chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, phát triển kinh tế và an sinh xã hội phù hợp trong toàn khu vực…”.

TP Cần Thơ có vị trí cách xa biển Ðông khoảng 80km. Mùa khô hạn hằng năm, thành phố có hướng XNM chủ yếu theo sông Hậu (do thủy triều đẩy mặn từ biển vào dọc theo sông Hậu). Ðịa bàn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp là quận Cái Răng. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, TP Cần Thơ ghi nhận có 2 đợt XNM theo đường sông Hậu vào đến cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng (giáp ranh tỉnh Hậu Giang) vào năm 2016 và 2020. Ðiều này cho thấy tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai, nhân tai (như vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn…) ngày càng cực đoan, gay gắt, không theo quy luật, gây thiếu nước, khô hạn, XNM nhiều hơn so với thời gian trước đây.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết: “Ðể chủ động phòng chống và thích ứng với khô hạn, thiếu nước, XNM, TP Cần Thơ đã làm tốt công tác dự báo, truyền thông để thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ đến chính quyền các cấp và người dân về nguy cơ hạn hán, XNM để có giải pháp ứng phó. Bên cạnh đó, thời gian qua thành phố cũng tổ chức vận hành các công trình thủy lợi hợp lý; xây dựng các kịch bản về ứng phó và thích ứng với hạn hán, thiếu nước, XNM phù hợp với tình hình thực tế của từng quận, huyện…”.

Cần giải pháp ứng phó

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Phó Hiệu trưởng Trường Ðại học Cần Thơ, cho biết: Trong những năm gần đây, vấn đề hạn mặn thường diễn biến khá phức tạp, xâm nhập sâu vào các hệ thống kênh rạch, với độ mặn lớn nhất thường xuất hiện chủ yếu vào tháng 4 hoặc tháng 5 do ảnh hưởng của thủy triều ở biển Ðông và biển Tây cũng như tình trạng suy giảm của nguồn nước đến từ thượng nguồn. Lưu lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ít là một trong những yếu tố được quan tâm, không chỉ riêng ở Việt Nam mà của các nước trong khu vực và quốc tế. Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu nên lượng mưa giảm, lượng nước bị bốc hơi cao cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hạn hán, XNM xảy ra. Ngoài một số yếu tố tự nhiên nêu trên thì yếu tố con người cũng góp phần không nhỏ gây ra XNM. Việc quản lý và khai thác nguồn tài nguyên nước dưới đất chưa phù hợp, dẫn đến tình trạng sụt lún đồng bằng cũng như tình trạng khai thác cát lòng sông dẫn đến tình trạng hạ thấp đáy sông đã tạo điều kiện thuận lợi cho mặn xâm nhập sâu trong nội đồng. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đưa nước mặn vào sâu trong nội đồng…

PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung nhấn mạnh: “Mặc dù đã có một số giải pháp được áp dụng để kiểm soát XNM ở các địa phương vùng ÐBSCL, như Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp; hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre; cống đập Ba Lai, hệ thống đê biển cho toàn bộ hệ thống ven biển ÐBSCL... Tuy nhiên, tình hình xâm nhập mặn vẫn đang diễn ra với cường độ và tính phức tạp ngày càng tăng cao và khó lường. Do đó, cần có giải pháp căn cơ cho việc sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý cho từng vùng sinh thái”.

Thời gian qua, ÐBSCL, đặc biệt là 8 tỉnh ven biển thường xuyên bị ảnh hưởng bởi XNM và hạn. Năm 2015-2016 và 2019-2020 là hai năm XNM nghiêm trọng của vùng. Năm 2016, XNM tiến sâu vào đất liền tới 90-100km, với 10/13 tỉnh ÐBSCL công bố thiệt hại, tổng diện tích lúa thiệt hại khoảng 180.000ha, khoảng 194.000 hộ gia đình và 900.000 người ảnh hưởng do khô hạn, XNM. Năm 2019-2020, nhờ chủ động ứng phó, diện tích lúa thiệt hại khoảng 14%, cây trái 85%, 24% người dân ven biển bị ảnh hưởng. Tình hình XNM và hạn hán ảnh hưởng rất nhiều đến hiện trạng canh tác và người dân sống ven biển, bên cạnh đó sụt lún khu ven biển do khai thác quá mức nước ngầm, đặc biệt là Sóc Trăng, Bạc Liêu… góp phần gia tăng thêm XNM khu vực này. PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Ðiệp - Bộ môn Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên thuộc Trường Ðại học Cần Thơ, cho biết: “Ðể thích ứng với hạn mặn, chúng tôi có đề xuất hướng dẫn người dân trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong gia đình. Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho người dân canh tác phù hợp với khả năng đáp ứng nguồn nước của từng vùng sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng vùng. Nghiên cứu, lai tạo giống cây mới chịu hạn, chịu mặn, mang lại giá trị kinh tế cao, sản xuất tập trung để phù hợp với hiện trạng canh tác. Bên cạnh đó, tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn. Sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp, nạo vét khu vực cửa cống lấy nước, hệ thống kênh mương, đắp đập ngăn mặn để tận dụng tối đa nguồn nước, giảm thất thoát, lãng phí. Cuối cùng là việc trữ nước ngọt ở ven biển, có thể xây dựng hồ chứa nước ngọt như Sóc Trăng từng làm để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất…”.

Bài, ảnh: HÀ VĂN

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

(ĐCSVN) - Triển lãm hứa hẹn là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành sơn phủ, giấy, cao su, nhựa tại Việt Nam.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top