Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chị chồng em dâu có sợ “khác máu tanh lòng”?

“Khác máu tanh lòng” nhưng nếu được vun đắp bằng tình thương yêu thực sự sẽ còn hơn cả người “cùng huyết thống”.

“Khác máu tanh lòng” nhưng nếu được vun đắp bằng tình thương yêu thực sự sẽ còn hơn cả người “cùng huyết thống”.

Xung quanh tôi, câu chuyện chị chồng em dâu nhiều vô kể. Mỗi nhà một hoàn cảnh chả ai giống ai nhưng mà đa phần đều thấy xung khắc, mâu thuẫn, nhiều nhà chị chồng em dâu còn chả nhìn mặt nhau.

Để có sự hòa hợp trong gia đình giữa các thành viên, từ bố mẹ chồng, tới anh chị em chồng, rồi đến các cháu chắt với những người làm dâu quả không dễ. Đa phần phía nhà chồng sẽ luôn tỏ ra xét nét, khó tính, xoi mói bất cứ việc gì mà nàng dâu làm. Rồi nhà có em chồng thì đành hanh đỏ mỏ, nhà có chị chồng khó ở như bà già cau có. Chỉ vậy thôi cũng đủ áp lực đối với những ai đang phải chịu cảnh làm dâu.

Nhưng gia đình tôi thì khác. Đôi lần tôi có chia sẻ lên mạng xã hội chuyện chị chồng em dâu nhiều bạn bè vào bình luận nào là “chị chồng quốc dân/em chồng quốc dân”; “hiếm có gia đình nào mà mối quan hệ giữa chị chồng và em dâu lại tuyệt với như vậy”; “em thấy ghen tỵ trước tình cảm đáng quý này. Cũng làm dâu nên em thấy tủi thân vì em cũng có chị chồng”… Đọc những bình luận của mọi người tôi thực sự xúc động bởi tôi nghĩ cuộc sống vốn dĩ đã quá mệt mỏi, khó khăn, gia đình là nơi để mình được dựa vào, được sẻ chia và được ôm ấp vỗ về.

Nhà tôi ít người nên em dâu là người duy nhất tôi tâm sự được mọi việc. Tôi nói chuyện với em dâu nhiều hơn em trai, mọi việc dù to hay nhỏ, hai chị em cũng bàn bạc. Em dâu tôi không khéo ăn khéo nói nhưng chân thật, mộc mạc, chu đáo và đặc biệt là yêu các cháu, quý chị, quan tâm tới người thân trong họ là thật lòng.


Ảnh minh họa

Vẫn nhớ thời gian bà ngoại tôi ốm nặng. Tôi là cháu lớn nhất trong gia đình nhưng vì do bận công việc nên thi thoảng mới về thăm bà được. Còn em dâu tôi đã về ở với bà ngoại tôi cả một thời gian dài. Điều đó khiến tôi rất cảm phục và biết ơn. Cũng chính vì nhìn thấy tấm chân tình của em dâu tôi, mà các cậu, dì, các bác, các chú họ hàng bên ngoại tôi ai cũng quý và chả có phần biệt đâu là dâu, đâu là ruột thịt. Bởi nhân cách sống của em dâu tôi đã xóa nhòa đi ranh giới đó.

Thực ra, nếu đã là con người thì không ai hoàn hảo, em dâu tôi cũng vậy. Nhưng xét cho cùng, mọi thứ không hoàn hảo đó chính lại là điều làm nên bản sắc của cô ấy. Bởi sự xù xì, thô mộc chẳng làm ảnh hưởng đến ai. Ngọc muốn sáng thì cần mài rũa, cô ấy cũng giống như vậy, tâm rất sáng.

Tôi luôn nói với mẹ tôi và là mẹ chồng cô ấy “Mẹ phải thương yêu con dâu thật lòng, thì con dâu mới đáp trả mẹ thật lòng. Trao gì nhận lại điều đó. Không nên xét nét con dâu quá, hãy mở lòng thì mẹ mới nhận lại được trái ngọt. Con dâu là người chăm sóc con trai mẹ, chăm sóc cháu nội cho mẹ…vậy cô ấy cần được yêu thương gấp nhiều lần hơn nữa. Con dâu có còn vụng về, ăn nói chưa khéo, thì mẹ dạy thật tâm, cô ấy sẽ lĩnh hội”. Thường xuyên nhắc lại những điều đó khiến mẹ tôi chả bao giờ có cơ hội kêu ca hay than vãn con dâu.

Còn với chồng cô ấy và là em trai tôi nên tôi luôn động viên, phân tích “Đàn ông phải tâm lý, biết trân trọng người phụ nữ đã sinh con cho mình. Dù thế nào thì họ cũng hy sinh tuổi xuân, sức khỏe cho gia đình chồng. Chỉ cần động viên, quan tâm và chia sẻ thì mọi khó khăn người vợ sẽ vượt qua hết. Trong gia đình, vợ là linh hồn, gắn kết mọi thành viên lại với nhau. Vì thế hãy sống tốt và yêu vợ nhiều hơn”.

Tôi tin mối quan hệ chị chồng-em dâu giữa chúng rôi là mối quan hệ chân tình, xuất phát từ tâm. Chúng tôi thường rủ nhau tối về thưởng thức những món ăn vặt hay ngồi cà phê chém gió. Đôi khi nổi hứng hai chị em lại rủ nhau đi du lịch, chụp ảnh tự sướng.

Tôi nói với em dâu “Phải làm dâu mới hiểu được tâm tư, suy nghĩ của nhau. Ai cũng vậy thôi, cuộc đời chỉ sống có một lần nên hãy sống tốt nhất có thể. Chị em ta cùng vượt qua khó khăn để chăm sóc bố mẹ, nuôi dạy con cái cho tốt”. Cũng vì coi nhau như chị em gái nên mọi chuyện vui buồn chúng tôi đều nói được với nhau.

“Khác máu tanh lòng” nhưng nếu được vun đắp bằng tình thương yêu thực sự sẽ còn hơn cả người “cùng huyết thống”.

Chị chồng-em dâu sẽ là đề tài muôn thuở ở mọi thời đại nhưng chắc chắn một điều, trong gia đình tôi, mối quan hệ này tràn ngập tình yêu thương và đầy ắp tiếng cười./.

Theo VOV.VN

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Hà Giang: Hơn 8 tỷ đồng trong ngày đầu tiên phát động ủng hộ phòng, chống COVID-19

(ĐCSVN) – Ngày 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Giang đã tổ chức Lễ phát động đợt cao điểm quyên góp ủng hộ công tác phòng, chống COVID-19 trực tuyến tới các huyện, thành phố.

Trao tặng 20.000 khẩu trang y tế cao cấp Mebilook cho CDC Bắc Giang

(ĐCSVN) - Ngày 9/6 Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC Bắc Giang đã tiếp nhận gói hỗ trợ vật tư y tế thiết yếu do Tập đoàn Dược phẩm Aikya Pharma và các đơn vị thành viên (Mebiphar, TV.Pharm và Spharm) trao tặng.

Chung tay vì trẻ em bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam ngày 10/6 cho biết hiện có gần 7.000 trẻ em ở 26 tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19, số lượng trẻ em điều trị COVID-19 và phải cách ly sẽ tiếp tục tăng.

Hà Nội: Tiếp nhận gần 20,7 tỷ đồng ủng hộ mua vắc xin và phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận gần 20,7 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 của các tập thể, cá nhân. Trong đó, hơn 2,345 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 và hơn 18,344 tỷ đồng mua vắc xin.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(ĐCSVN) - Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhập internet thành một phần tất yếu của cuộc sống.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top