Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chính sách châu Phi của Mỹ liên tục “hứng đòn” 

Hàng chục quân nhân Mỹ dự kiến ​​sẽ rút khỏi Chad trong những ngày tới, giữa lúc Washington đang điều chỉnh lại chính sách an ninh ở khu vực đầy biến động của châu Phi.

Hàng chục quân nhân Mỹ dự kiến ​​sẽ rút khỏi Chad trong những ngày tới, giữa lúc Washington đang điều chỉnh lại chính sách an ninh ở khu vực đầy biến động của châu Phi.

Quân nhân Mỹ huấn luyện tác chiến cho đặc nhiệm Chad. Ảnh: USAFRICOM

Tờ Washington Post ngày 25-4 dẫn lời các quan chức ẩn danh cho biết việc tái bố trí có thể chỉ là tạm thời vì Mỹ dự định đàm phán với Chad về mối quan hệ an ninh song phương, bao gồm khả năng triển khai lại toán quân đã rời đi, sau cuộc bầu cử tổng thống tại quốc gia Trung Phi này vào ngày 6-5 tới.

Sự điều chỉnh trên sẽ ảnh hưởng đến gần 100 lính đặc nhiệm Mỹ đang đồn trú tại căn cứ không quân Adji Kossei ở thủ đô N’Djamena của Chad. 

Một quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng không giống như ở Niger, Chính phủ Chad không hủy bỏ thỏa thuận về “trạng thái lực lượng”, vốn chi phối quan hệ quân sự của N’Djamena với Washington. Quyết định rút lính đặc nhiệm khỏi Adji Kossei diễn ra sau những bất đồng giữa các quan chức Mỹ và Tướng Idriss Amine Ahmed, Tham mưu trưởng Không quân Chad, người cho rằng Washington không cung cấp tài liệu biện minh cho sự hiện diện quân sự của nước này ở N’Djamena, đồng thời yêu cầu phía Mỹ phải “dừng ngay” hoạt động tại Adji Kossei.

“Bắt tay” với Nga?

Như vậy, đây là đòn mạnh thứ hai chỉ trong một tuần giáng vào chính sách an ninh và chống khủng bố của Mỹ tại khu vực Tây và Trung Phi. Hôm 19-4, các quan chức cho biết Mỹ đã đồng ý rút hơn 1.000 quân nhân khỏi Niger trong những tháng tới.

Trong khi Mỹ tạm dừng hỗ trợ an ninh sau khi quân đội Niger lên nắm quyền hồi hè năm ngoái, các cuộc đàm phán vẫn tiếp tục, với việc Washington tìm cách buộc Niamey phải đồng ý với quá trình chuyển tiếp dân chủ. Tuy nhiên, cuộc họp căng thẳng vào tháng rồi đã khiến chính quyền quân sự Niger hủy bỏ thỏa thuận về trạng thái lực lượng và tuyên bố sự hiện diện của quân đội Mỹ là “bất hợp pháp”. Mỹ đã duy trì sự hiện diện ở Niger, bao gồm một căn cứ máy bay không người lái mới được xây dựng với kinh phí 110 triệu USD.

Không giống như ở miền Trung Sahel, Tướng Mahamat Idriss Deby Itno, người lãnh đạo Chad từ năm 2021, vẫn chưa kêu gọi binh sĩ Pháp rời đi. Nhưng ông đã thúc đẩy quan hệ với các nhà lãnh đạo ở Trung Sahel và với Nga, do vậy giới phân tích tin rằng việc Pháp rút quân là không thể tránh khỏi. Đầu năm nay, ông Deby đã tới Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin, người cho biết hai nước có “những cơ hội tuyệt vời để phát triển quan hệ song phương”.

Theo phát ngôn viên của chính quyền quân sự Niger, phái đoàn Mỹ đã nỗ lực yêu cầu quốc gia châu Phi này không thiết lập quan hệ với một số nước khác, trong đó có Nga.

Việc các cố vấn quân sự Mỹ rời khỏi Chad và Niger diễn ra khi Niger cũng như Mali và Burkina Faso (ở miền Trung vùng Sahel), đang quay lưng sau nhiều năm hợp tác với Washington và phát triển mối quan hệ đối tác với Nga hoặc ít nhất là tìm kiếm quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với Mát-xcơ-va.

HẠNH NGUYÊN (Tổng hợp)

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Tae Yul khẳng định Hàn Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam và coi Việt Nam là đối tác trọng tâm trong việc triển khai chính sách đối ngoại tại khu vực.

Lễ hội Tết Việt độc đáo giữa lòng thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia

Đại sứ Đinh Ngọc Linh hy vọng rằng Lễ hội Tết Việt 2024 sẽ phần nào khỏa lấp nỗi nhớ hương vị Tết của bà con xa xứ, giúp bà con thêm yêu thương và gắn bó với quê hương.

Tổng thống Philippines kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Lãnh đạo hai nước cam kết đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương hiện có và triển khai hiệu quả các văn kiện được ký kết giữa hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Tổng thống Lula da Silva: Việt Nam là đối tác quan trọng của Brazil

Tổng thống Brazil Lula da Silva đã bày tỏ khâm phục trước thành tựu mà dân tộc Việt Nam đạt được trong những năm qua, đồng thời khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Brazil.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Đại diện cấp cao EU và bộ trưởng các nước châu Âu

Tại cuộc gặp với Đại diện cấp cao EU và bộ trưởng các nước EU, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định EU và các thành viên EU là những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Tin tức thế giới ngày 10-1 

Tốc độ tăng trưởng việc làm của Hàn Quốc trong năm 2023 tuy chậm hơn năm 2022, nhưng tỷ lệ người có việc làm tại nước này lại đạt mức cao kỷ lục.

Taxi bay sắp cất cánh tại Mỹ 

Taxi bay nội ô có thể bắt đầu phục vụ hành khách tại các thành phố của Mỹ vào năm 2028 bằng cách tuân thủ những quy định bay hiện áp dụng cho các trực thăng và máy bay tầm thấp khác, theo các nhà quản lý liên bang.

Giáo viên Hàn Quốc có quyền cấm sử dụng điện thoại và đuổi học sinh gây rối khỏi lớp 

Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo bắt đầu từ tháng 9 tới, giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ có quyền đuổi và tịch thu điện thoại di động của những học sinh gây rối nếu họ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động của lớp học

TIN TỨC THẾ GIỚI 25-8 

Nga yêu cầu Nhật Bản minh bạch trong vấn đề xả nước thải nhiễm xạ

Trung Quốc kêu gọi người dân tránh hoang mang đổ xô tích trữ muối 

Nhà sản xuất muối lớn nhất tại Trung Quốc đã kêu gọi người dân tránh đổ xô đi mua tích trữ sản phẩm này sau khi Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương gây lo ngại về nguồn cung muối an toàn.
Top