Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chồng mình không được như chồng người ta...

Bạn bè thắc mắc sao chẳng bao giờ thấy cô đăng ảnh chồng lên Facebook, cô trả lời qua quýt "vì anh không thích".

So với bạn bè đồng trang lứa, cô lấy chồng muộn hơn. Lúc mấy người bạn thân đã kỉ niệm năm thứ hai, ba bên bạn đời, cô mới kết hôn.

Chồng lớn hơn cô rất nhiều tuổi. Anh có học thức cao, đầy kinh nghiệm và rất yêu thương vợ, luôn là một chỗ dựa vững chắc cho cô trong mọi việc.

Ai nhìn vào cũng tấm tắc khen cô có một cuộc sống không thể hạnh phúc hơn và một người chồng không thể chê vào đâu được; nhưng ít ai biết được rằng cô cũng có những nỗi chạnh lòng. Và những nỗi niềm ấy trong mùa dịch trở nên nặng lòng hơn rất nhiều.

Ảnh minh họa

Nghỉ dịch ở nhà, Facebook bạn bè cô lúc nào cũng ngập tràn hình ảnh tình cảm vợ chồng mặn nồng. Trong nhóm chat hội chị em phụ nữ và cả tin nhắn riêng, họ thường chẳng ngại ngần gì việc khoe chồng. Nào là chồng tâm lý ra sao, tình cảm đến đâu, hiện đại thế nào, biết cách chải chuốt nên càng ngày càng đẹp đẽ long lanh hơn trước…

Mùa này, các anh trổ tài làm món ăn này, đồ dùng nọ, không lúc nào ngớt lời ngọt ngào với vợ khiến những ngày giãn cách vui vẻ, sinh động. Cô bắt đầu nhìn cuộc sống của bạn bè mình bằng đôi mắt ngưỡng mộ pha lẫn đôi chút ganh tị.

Thỉnh thoảng có người thắc mắc sao chẳng bao giờ thấy cô đăng ảnh chồng lên Facebook, cô bèn trả lời qua quýt "ổng không thích". Nhưng khi được hỏi vì sao chẳng bao giờ thấy nhắc gì về chồng, cô chỉ biết… đứng hình.

Chồng hơn cô nhiều tuổi, vậy nên không thể tránh khỏi những khác biệt về tư tưởng, ý thích. Trong khi hầu hết bạn cô là những người đàn ông trẻ tuổi và sành điệu; chồng cô lại chẳng khác gì một ông già vừa lạc hậu vừa quê mùa.

Bài đăng trên mạng xã hội của anh lèo tèo lượt tương tác, lượng người theo dõi lại vô cùng khiêm tốn. Mùa dịch khiến hai vợ chồng bị "giam cầm" trong nhà, nhìn mặt nhau từ sáng đến tối càng khiến cô trở nên "khó ở" với chồng.

Anh không quan tâm về những chủ đề đang nóng hổi, anh không có vẻ ngoài hào hoa và gu ăn mặc hợp mốt; dường như cũng chẳng hài hước là bao. Chẳng biết từ bao giờ, áp lực từ hình ảnh chồng bạn bè trên mạng xã hội lại trở thành một nỗi lo lắng vô hình bám riết lấy tâm trí cô. Cô sinh ra tâm lý "mặc cảm". Trong mùa dịch, tâm lý ấy càng lúc càng lớn, dần lấn lấn át tình cảm của cô với chồng.

Ngày trước, do lệch tuổi với chồng cô thường đến những cuộc tụ tập bạn bè một mình, nói dối rằng chồng "bận", "không muốn đi" nhưng thực chất cô chưa từng thông báo cho anh biết mình đi đâu. Không muốn thừa nhận, nhưng quả thực cô không thấy tự hào về anh.

Mùa dịch phải ở nhà, chạm mặt chồng 24/24, không giao tiếp bạn bè, đồng nghiệp khiến cô càng lúc càng lún sâu vào suy nghĩ tiêu cực. Người ta cứ nói đại dịch khiến người ta xích lại gần nhau hơn, vậy  mà vợ chồng cô lại chẳng khác nào hai "kẻ lạ mặt sống cùng một mái nhà", cả ngày chẳng nói với nhau quá dăm câu, mạnh ai nấy sinh hoạt phần mình.

Cho đến một ngày xấu trời nọ, cô thấy rõ tình cảm giữa hai người đã dần trở nên rạn nứt; nỗi bàng hoàng và sửng sốt bất chợt mới chiếm lấy tâm trí cô trong một suy nghĩ vội: "Vậy tóm lại, chồng đã làm gì sai?"

Cô rơi vào trầm tư miên man. Rõ ràng chồng cô chưa từng làm gì sai, chưa từng làm gì có lỗi để cô phải hành xử thiếu tôn trọng như vậy. Anh lúc nào cũng làm tốt phần việc của mình, làm tròn trách nhiệm của một người đàn ông của gia đình.

Cô bắt đầu tìm hiểu thêm về công việc của anh và biết, từ đầu mùa dịch, mọi khó khăn đang bủa vây anh, chưa biết sắp tới sẽ giải quyết như thế nào. Trong khi chồng chưa từng than vãn với cô nửa lời, thì cô lại kiếm chuyện để làm khó làm dễ. Đã vậy, thay vì động viên chia sẻ, tâm sự để hai vợ chồng cùng vượt qua thời gian giãn cách xã hội này, cô lại luôn tìm cách "đẩy" chồng ra xa bằng những lần dằn dỗi.

Lúc này, cô mới thấy mình ích kỷ và hẹp hòi...

Những ngày sau đó, một sự thay đổi to lớn dưới mái nhà nhỏ ấy. Cô nói lời xin lỗi chồng và chủ động bắt chuyện, hỏi han, tâm tình với anh nhiều hơn.

Đó cũng là lúc mà cô biết rằng: Có thể anh không đẹp trai, không sành điệu; nhưng anh tinh tế và khiêm tốn. Anh giữ cho cuộc sống ngày giãn cách của hai vợ chồng bình yên, dù trước mắt vẫn còn đó rất nhiều những khó khăn, dang dở. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để khiến cô nhận ra rằng, mình vô cùng may mắn khi có anh./.

Theo nld.com.vn

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Trao tặng 20.000 khẩu trang y tế cao cấp Mebilook cho CDC Bắc Giang

(ĐCSVN) - Ngày 9/6 Trung tâm kiểm soát bệnh tật - CDC Bắc Giang đã tiếp nhận gói hỗ trợ vật tư y tế thiết yếu do Tập đoàn Dược phẩm Aikya Pharma và các đơn vị thành viên (Mebiphar, TV.Pharm và Spharm) trao tặng.

Chung tay vì trẻ em bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam ngày 10/6 cho biết hiện có gần 7.000 trẻ em ở 26 tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19, số lượng trẻ em điều trị COVID-19 và phải cách ly sẽ tiếp tục tăng.

Hà Nội: Tiếp nhận gần 20,7 tỷ đồng ủng hộ mua vắc xin và phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận gần 20,7 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 của các tập thể, cá nhân. Trong đó, hơn 2,345 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 và hơn 18,344 tỷ đồng mua vắc xin.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(ĐCSVN) - Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhập internet thành một phần tất yếu của cuộc sống.

EVNHCMC tăng cường công tác ứng phó với mưa giông, lốc xoáy

(ĐCSVN) - Bước vào mùa mưa, tại TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện những cơn giông, lốc xoáy và mưa lớn. Để hạn chế thấp nhất các sự cố do thiên tai gây ra, đảm bảo việc cung ứng điện an toàn trên địa bàn, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top