Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chủ động tích trữ nước phục vụ sản xuất mùa khô hạn 

Ðến giữa tháng 4-2024, tại ÐBSCL, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (XNM) diễn ra càng gay gắt. Sinh hoạt hằng ngày, sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, đe dọa bởi khô hạn, XNM.

Ðến giữa tháng 4-2024, tại ÐBSCL, tình hình hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn (XNM) diễn ra càng gay gắt. Sinh hoạt hằng ngày, sản xuất nông nghiệp của người dân bị ảnh hưởng, đe dọa bởi khô hạn, XNM. Giải pháp ứng phó, sản xuất phù hợp điều kiện thời tiết như hiện nay đang cần sự thực hiện đồng bộ của người dân và ngành chức năng tại TP Cần Thơ cũng như các địa phương trong khu vực ÐBSCL…

Hệ thống bơm tát, trữ nước ngọt tại TP Cần Thơ được chuẩn bị khá tốt, nhằm phục vụ sản xuất nông nghiệp trong mùa khô hạn. Ảnh: HÀ VĂN

Khô hạn, xâm nhập mặn tiếp tục tăng cao

Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam cảnh báo: Các hồ thủy điện thượng nguồn sông Mekong xả nước xuống hạ nguồn (vùng ĐBSCL) cầm chừng như hiện nay, kết hợp với thời tiết không có mưa thì khô hạn, XNM còn diễn ra gay gắt và gia tăng từ ngày 21 đến 27-4 ở mức xâm nhập sâu từ 45-60km, cách từ cửa sông. Đặc biệt chân mặn có thể cao và kéo dài đến hết tháng 4 nên ít có thêm thời gian gạn ngọt cho vùng ven biển. Dự báo, nguồn nước ngọt vùng thượng ĐBSCL, bao gồm phần đất tỉnh An Giang, Đồng Tháp, thượng nguồn Long An, Kiên Giang và TP Cần Thơ mực nước thấp hơn trung bình nhiều năm và có khó khăn hơn cho bơm tưới, dẫn nước vào đồng ruộng, ao, mương…

Vùng giữa và khu vực ven Biển Đông ĐBSCL, bao gồm phần đất thuộc TP Cần Thơ, tỉnh Tiền Giang, Long An, Kiên Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long và vùng được kiểm soát mặn ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, mặn có xu thế giảm và xuống thấp nhất vào ngày 16-4 rồi tăng trở lại, ranh mặn 4g/l khi thấp nhất có thể vào sâu từ 35-55km, các địa phương vùng ven biển ở Bến Tre, Tiền Giang cần giám sát mặn chặt chẽ, tranh thủ bổ sung nguồn nước ngay khi có thể để đề phòng mặn lên cao khó lấy nước kéo dài đến tận cuối tháng 4. Các khu vực ven sông Hậu và Cổ Chiên thuộc Trà Vinh và Sóc Trăng, nhiều cơ hội về nguồn nước hơn ở giai đoạn cuối tháng 4. Khu vực ảnh hưởng mặn sông Cái Lớn, Cái Bé thuộc các tỉnh Kiên Giang và Hậu Giang, mặn 4g/l đã vào sâu 50-55km, vận hành cống Cái Lớn - Cái Bé đã góp phần giảm mặn khu vực này. Dự báo, giữa tháng 4-2024 mặn có xu thế tăng, các địa phương ở Hậu Giang vận hành hợp lý các công trình đảm bảo nước cho sản xuất. Khu vực ven Biển Đông dự báo mặn có xu thế tăng trở lại sau 16-4. Các địa phương cũng cần vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn, hạn chế tiêu thoát nước, tích trữ nước ngọt ứng phó với kỳ chân mặn cao nửa cuối tháng 4 nếu tiếp tục không có mưa trái mùa…

TP Cần Thơ do vị trí địa lý cách Biển Đông khoảng 80km nên điều kiện về nguồn nước tương đối thuận lợi hơn một số tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, trước tác động, ảnh hưởng ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu, của thiên tai, nhân tai, TP Cần Thơ cũng chịu ảnh hưởng của khô hạn, đồng thời có những năm chịu ảnh hưởng của XNM. Theo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ, hiện nay hướng XNM vào thành phố chủ yếu theo sông Hậu (do thủy triều đẩy mặn từ biển vào dọc theo sông Hậu). Địa bàn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp là quận Cái Răng. Trong khoảng 15 năm trở lại đây, TP Cần Thơ ghi nhận có 2 đợt XNM theo đường sông Hậu vào đến cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phú, quận Cái Răng (giáp ranh tỉnh Hậu Giang) vào năm 2016 và 2020.

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cho biết: “Qua 2 đợt XNM cho thấy tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai và cả nhân tai (như vận hành thủy điện, hồ chứa ở thượng nguồn…) ngày càng cực đoan, gay gắt, không theo quy luật đã khiến khô hạn, XNM xuất hiện đến TP Cần Thơ - trung tâm vùng ĐBSCL. Để chủ động phòng chống và thích ứng với khô hạn, thiếu nước, XNM được dự báo trong năm nay, TP Cần Thơ đã làm tốt công tác dự báo, truyền thông để thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ đến chính quyền các cấp và người dân về nguy cơ hạn hán, XNM. Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức vận hành các công trình thủy lợi hợp lý; xây dựng các kịch bản về ứng phó và thích ứng với hạn hán, thiếu nước, XNM phù hợp với tình hình thực tế của từng quận, huyện…”.

Chủ động  ứng phó

Đến nay, TP Cần Thơ đã xuống giống lúa hè thu 2024 được 69.630ha, chiếm tỷ lệ 100% so với kế hoạch, cao hơn 4.046ha so với cùng kỳ năm 2023. Công tác thủy lợi mùa khô, tổ chức thực hiện nạo vét, gia cố lại các tuyến kênh và một số mương máng tưới tiêu, nhằm dự trữ, dẫn nước vào đồng ruộng đã được các quận, huyện trên địa bàn thành phố tập trung thực hiện.

Tuy nhiên, theo Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, hiện nguồn nước về ĐBSCL thuộc nhóm năm ít nước, ảnh hưởng của El Nino, mặn xâm nhập năm 2024 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm. Trong điều kiện nắng nóng, dòng chảy thượng nguồn về thấp, dự báo mặn còn lên cao và chân mặn cao ở kỳ triều cường cuối tháng 4 này thì các địa phương cần có lịch thời vụ sản xuất phù hợp hơn. Hiện nay, một số địa phương vùng ĐBSCL đã xuống giống vụ hè thu với tổng diện tích (tính đến 5-4) là 440.209ha, tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, TP Cần Thơ, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và bắt đầu có thêm các tỉnh ven biển như Sóc Trăng, Trà Vinh. Chú ý, tháng 4 còn là cao điểm hạn mặn năm nay, vì vậy các địa phương, đặc biệt khu vực ven biển nên cân nhắc việc giãn sản xuất một số diện tích vụ hè thu trong năm này để góp phần giảm nhu cầu cần nước ngọt và hạn chế XNM vào sâu vùng cửa sông ven biển. Tháng 5 và tháng 6 tới, dự báo mưa về, việc xuống giống sẽ đem lại hiệu quả hơn cho sản xuất nông nghiệp trên toàn đồng bằng.

Ngành Nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng hướng dẫn nông dân lấy nước ngọt vào ruộng lúa. Ảnh: NP

Các địa phương trong vùng cần chủ động các giải pháp ứng phó phòng, chống hạn mặn phù hợp với điều kiện của vùng. Trong đó, vùng thượng ĐBSCL, nguồn nước khó khăn chủ yếu ở vùng núi cao Tịnh Biên, Tri Tôn, cần thực hiện các giải pháp tưới nước tiết kiệm. Vùng giữa ĐBSCL, vận hành hợp lý các công trình kiểm soát mặn và tích trữ nước, khi lấy ngọt hoặc tưới cho cây trồng cần kiểm tra chặt chẽ độ mặn, nhất là đối với cây ăn trái. Tích trữ nước ngay khi có thể trong giai đoạn từ ngày 15 đến 17-4 bằng bơm trữ, gạn triều lấy ngọt chủ động thích ứng với hạn mặn các kỳ cao điểm. Vùng ven biển ĐBSCL, XNM đã ảnh hưởng đến nguồn nước và sản xuất ở các hệ thống thủy lợi ven biển như hệ thống Long Phú - Tiếp Nhật, Gò Công, Bắc Bến Tre, vùng ven biển Trà Vinh. Khu vực này cần tranh thủ lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, tưới tiết kiệm nước để chủ động thích ứng với hạn mặn cao ở cuối tháng 4. Các khu vực ven sông Hậu và Cổ Chiên cách biển hơn 45km vẫn có cơ hội về nguồn nước và có thể bố trí sản xuất vụ lúa hè thu…

PGS.TS Nguyễn Nghĩa Hùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, nhấn mạnh: “Dự báo El Nino sẽ giảm, trạng thái ENSO nghiêng về pha trung tính từ giai đoạn tháng 4 đến tháng 6. La Nina trở nên trội từ giai đoạn tháng 7 đến tháng 9 trở đi. Vì vậy, các địa phương chủ động các giải pháp ứng phó với thời kỳ hạn mặn cao ở tháng 4-2024 để đảm bảo an toàn cho sản xuất, đặc biệt chủ động tích trữ nước ngay khi có thể…”.

HÀ VĂN

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

(ĐCSVN) - Triển lãm hứa hẹn là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành sơn phủ, giấy, cao su, nhựa tại Việt Nam.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top