Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Có một nghề âm thầm như thế!

Chọn nghề công tác xã hội (CTXH), ngày ngày, họ vẫn lặng thầm chăm sóc cho những người yếu thế. Khó khăn, vất vả nhiều khi không cân đo đong đếm được nhưng họ luôn tự hào về công việc đang làm, góp phần nhân lên những điều tử tế trong cuộc sống.

Cần có một tấm lòng

Một ngày giữa tháng 3, hơn 11 giờ 30 phút, anh Huỳnh Minh Thiện (công chức Văn hóa - Xã hội, UBND xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) vẫn nhiệt tình hướng dẫn người dân đến làm các hồ sơ, thủ tục hưởng chế độ người khuyết tật nặng. Chốc chốc, điện thoại di động vang lên, anh cười, chia sẻ: “Đa số người dân xã Mỹ Yên đều làm công nhân nên không có thời gian đến làm các hồ sơ, thủ tục vào giờ hành chính. Thông thường, họ tranh thủ buổi trưa xin nghỉ vài tiếng đồng hồ để đi làm hồ sơ. Trước khi đến, họ điện thoại hỏi cần chuẩn bị các loại giấy tờ liên quan nào để đến làm cho thật nhanh, sau đó quay về làm việc”.

Anh Huỳnh Minh Thiện nhiệt tình hướng dẫn bà Nguyễn Thị Kim Liên làm các loại thủ tục

Nghe chúng tôi tìm hiểu về công việc của anh Thiện, bà Nguyễn Thị Kim Liên (ấp 2, xã Mỹ Yên) nói: “Cháu Thiện nhiệt tình, trách nhiệm với công việc và người dân lắm! Tôi là chủ nhà trọ, thường làm các thủ tục liên quan đến người ở trọ nên chỗ nào chưa hiểu là Thiện hướng dẫn ngay, chưa bao giờ thấy Thiện khó chịu hay nặng nhẹ với người dân”.

Trước đây, anh Thiện công tác trong ngành Công an nhưng đến năm 2020 chuyển sang làm công chức Văn hóa - Xã hội. Khi nhận nhiệm vụ mới, anh rất áp lực bởi đây là công việc liên quan đến các chế độ, chính sách của rất nhiều đối tượng, làm không tốt sẽ có lỗi với người dân. Do đó, anh vừa tích cực làm việc, vừa tìm hiểu các nghị định, thông tư liên quan đến lĩnh vực phụ trách, nhất là sẵn sàng tham khảo ý kiến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện khi gặp các vấn đề chưa rõ. Anh Thiện cho biết: “Công chức Văn hóa - Xã hội phụ trách nhiều mảng như người có công, trẻ em, giảm nghèo, bình đẳng giới, đối tượng bảo trợ xã hội,... Do đó với tôi, người làm CTXH chỉ có kiến thức thôi chưa đủ mà cần phải có cái tâm với cộng đồng mới có thể công hiến hết mình. Dù khó khăn, vất vả nhưng khi giúp được một người dân, hoàn thành được một bộ hồ sơ, nhìn thấy nụ cười, niềm vui của họ là tất cả mệt nhọc, vất vả của tôi như tan biến, càng có thêm động lực để gắn bó lâu dài với công việc”.

Bằng sự nỗ lực, tận tâm, trách nhiệm với công việc, anh Thiện không chỉ là người bạn đồng hành với các hoàn cảnh yếu thế trong xã hội mà còn giúp xã đạt nhiều thành tích trong lĩnh vực người có công - lao động, việc làm và xã hội như xã đầu tiên xóa trắng hộ nghèo trên địa bàn huyện, 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được chăm sóc dưới nhiều hình thức; xã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa;...

Làm bạn với người... tâm thần

Nhắc đến người bị bệnh tâm thần, chắc chắn nhiều người sẽ ngán ngại khi tiếp xúc, vậy mà hàng ngày chị Nguyễn Thị Nga (nhân viên Trung tâm CTXH tỉnh) vẫn âm thầm làm bạn với họ. Chị Nga bộc bạch: “Ban đầu, khi tiếp xúc với những bệnh nhân (BN) tâm thần, tôi cũng lo lắm nhưng sau đó quen dần, tôi cảm nhận họ rất đáng thương, cần sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người”.

Chị Nguyễn Thị Nga xem các bệnh nhân tâm thần như những người bạn

Công việc tại Trung tâm CTXH tỉnh rất đặc thù, nhân viên không chỉ chăm lo cho BN về việc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân mà còn phải học cách yêu thương, chia sẻ với họ. Ngoài mắc bệnh tâm thần, các đối tượng này còn mắc các bệnh khác như tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, cơ - xương - khớp,... Theo đó, nhân viên chăm sóc phải nhớ rõ tình trạng bệnh của BN để có chế độ chăm sóc phù hợp. Trong trường hợp BN tâm thần nhập viện, các nhân viên phải thay nhau vào bệnh viện nuôi. Với những BN tâm thần nặng, khi lên cơn bệnh còn có thể gây nguy hiểm cho người đối diện.

Chị Nga kể: “Thời gian đầu chưa hiểu được tính nết, biểu hiện lên cơn của các đối tượng, tôi thường bị các BN tâm thần nặng lên cơn rượt đánh khắp nơi nhưng nhờ sự can thiệp kịp thời của đồng nghiệp nên không có chuyện gì xảy ra. Tất cả BN tâm thần tại đây đều rất đáng thương, có người vô gia cư, có người còn người thân nhưng bị xa lánh, ghẻ lạnh, không ai quan tâm,... Càng tiếp xúc, gần gũi, chăm sóc họ, tôi càng cảm thông, chia sẻ và học được cách làm bạn với người bị bệnh tâm thần”.

Nghề CTXH là một nghề rất đáng được trân quý bởi đó là những người luôn biết chia sẻ, cảm thông, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống. Anh Thiện, chị Nga là minh chứng cụ thể cho những người đầy tâm huyết, trách nhiệm với nghề. Và chính những người này góp phần làm đẹp cho đời, để những điều tử tế tiếp tục được lan tỏa./.

Lê Ngọc

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Trại giam Long Hòa tổ chức gặp mặt gia đình phạm nhân 2017

Ngày 19/11, Trại giam Long Hòa (Tổng Cục VIII – Bộ Công An) tổ chức Hội nghị gặp mặt gia đình phạm nhân lần 2 năm 2017.

Lãnh đạo tỉnh Long An thăm hỏi người dân bị thiệt hại do bão số 14

Ngày 19/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo huyện Bến Lức đến thăm hỏi người dân trên địa bàn xã Thạnh Hòa, nơi có nhiều căn nhà của người dân bị tốc mái do ảnh hưởng của bão số 14.

Qua sông nhớ người đưa đò

“Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tri ân các thầy cô giáo về hưu.

“Khéo” vận động xây dựng nông thôn mới

Với những cách làm sáng tạo, sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thi đua “Dân vận khéo” thực sự trở thành phong trào thường xuyên, liên tục trong nhân dân và cả hệ thống chính trị

Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt tại Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh, trong hai ngày 20-21/11, tỉnh Quảng Trị đã có mưa to đến rất to; lượng mưa đo được phổ biến từ 400-500 mm.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top