Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

EU mở rộng và bài toán ngân sách 

Xung đột tiếp diễn tại Ukraine đã đẩy nhu cầu mở rộng Liên minh châu Âu (EU) trở lại nội dung ưu tiên trong chương trình nghị sự của khối. Vấn đề hiện nay là làm thế nào cân bằng tài chính khi việc tiếp nhận thành viên

Xung đột tiếp diễn tại Ukraine đã đẩy nhu cầu mở rộng Liên minh châu Âu (EU) trở lại nội dung ưu tiên trong chương trình nghị sự của khối. Vấn đề hiện nay là làm thế nào cân bằng tài chính khi việc tiếp nhận thành viên mới được dự báo gây sức ép lên ngân sách chung, vốn đã căng thẳng do chi tiêu khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 và viện trợ Kiev.

Khoảng 10.000 người biểu tình tham gia tuần hành ở thủ đô Warsaw, Ba Lan hồi tháng 2.

“Không còn nông dân, không còn bánh mì” là một trong nhiều khẩu hiệu phổ biến của hơn 200 cuộc biểu tình phong tỏa đường phố do nông dân Ba Lan tổ chức hồi tháng 2. Mục tiêu là để phản đối Thỏa thuận Xanh cho châu Âu, tình trạng hạn chế chăn nuôi ở Ba Lan và loạt vấn đề khó khăn khác trong nông nghiệp. Những người biểu tình cũng kêu gọi áp đặt lại thuế hải quan đối với nông sản giá rẻ nhập khẩu từ Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại quốc gia láng giềng ở phía Đông gia nhập EU có thể đe dọa sinh kế của người làm nông. “Họ phải quên chuyện đó đi. Đó là một ý tưởng điên rồ” - một trong những nông dân tham gia biểu tình cho biết.

Theo các nhà quan sát, làn sóng biểu tình vừa rồi ở Ba Lan là lời nhắc kinh tế luôn là một phần trong động lực chính trị của EU. Trong hơn một thập kỷ qua, liên minh gần như khép kín cửa dù có nhiều quốc gia xếp hàng chờ gia nhập. Tuy nhiên, thái độ này đã thay đổi trong bối cảnh xung đột kéo dài hơn 2 năm qua ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cuối năm ngoái, các nhà lãnh đạo châu Âu quyết định mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU đối với Ukraine và Moldova; đồng thời trao tư cách ứng cử viên cho Georgia. Hiện một số quốc gia thành viên EU cũng thúc đẩy quá trình gia nhập của các ứng cử viên với tốc độ chưa từng thấy. Nhưng liệu họ có thành công hay không còn phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6.

Theo bối cảnh hiện nay, sự nhiệt tình của Brussels đi kèm với lo ngại mở rộng khối khiến một số thành viên và công dân EU gặp bất lợi về kinh tế. Lâu nay, ngân sách EU phần lớn dành cho phát triển khu vực và nông nghiệp. Với những quốc gia thành viên kém phát triển hơn, họ sẽ nhận được nhiều nguồn quỹ từ liên minh so với những khoản phải đóng góp. Hiện tại, 8 quốc gia chạy đua gia nhập khối đều có thu nhập thấp hơn những nước thành viên. Theo một cuộc điều tra nội bộ của Hội đồng châu Âu, việc kết nạp tất cả các ứng cử viên sẽ khiến EU tiêu tốn 272 tỉ USD.

Trong số các quốc gia, Montenegro được đánh giá là có hồ sơ chuẩn và nếu theo đúng lộ trình, họ sẽ chính thức gia nhập EU vào năm 2025. Việc thừa nhận những nước nhỏ ở Tây Balkan như Montenegro sẽ mang lại cơ hội kinh tế cho hàng triệu người trong khi chi phí “có thể quản lý được” đối với EU. Nhưng vấn đề này lại khác với Ukraine, quốc gia đông dân và nghèo nhất trong số tất cả nước ứng cử viên. Theo ước tính, Kiev với tư cách thành viên EU sẽ nhận được gần 200 tỉ USD trong 7 năm, chưa kể chi phí tái thiết. Ngoài gây áp lực nặng nề lên tài chính của liên minh, Ukraine nếu gia nhập EU cũng trở thành nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất khối, dẫn tới sự cạnh tranh không được chào đón trên thị trường chung.

MAI QUYÊN (Theo DW)

 

 

LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Libya nhân tháng lễ Ramadan

Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đề xuất các bên xung đột tại nước này thực hiện một thỏa thuận nhân đạo, ngừng giao tranh khi tháng lễ Ramadan bắt đầu vào ngày 06/5.

Nga nói gì về phát biểu của ông Pompeo sau vụ Triều Tiên thử tên lửa?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh việc gắn vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên với chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Nga là điều sai lầm.

Ngoại trưởng Nga: Tổng thống Putin có thể gặp Tổng thống Mỹ Trump

Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết không loại trừ khả năng Tổng thống Nga V.Putin có thể gặp Tổng thống Mỹ D.Trump trong thời gian tới.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bất ngờ có chuyến thăm đến Iraq

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm không báo trước tới Baghdad và có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà cùng nhiều quan chức khác.

Tổng thống Iran ra tối hậu thư về việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân

Tổng thống Iran thông báo sau 60 ngày, Iran sẽ 'thu hẹp' việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Đại diện cấp cao EU và bộ trưởng các nước châu Âu

Tại cuộc gặp với Đại diện cấp cao EU và bộ trưởng các nước EU, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định EU và các thành viên EU là những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chuyên gia Nga: Đảng Cộng sản Việt Nam là nền tảng của uy tín Việt Nam

Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao, chính trị được duy trì ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển.

Thủ tướng sẽ đồng chủ trì đối thoại về cách mạng công nghiệp 4.0

Khoảng 7h sáng ngày 23/1 giờ địa phương (khoảng 13 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 tại Davos (Đa-vốt), Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab (Clau Soáp).

Thủ tướng sẽ đồng chủ trì đối thoại về cách mạng công nghiệp 4.0

Khoảng 7h sáng ngày 23/1 giờ địa phương (khoảng 13 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 tại Davos (Đa-vốt), Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab (Clau Soáp).

Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Thái Lan

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thái Lan; đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Thái Lan.

Tin tức thế giới ngày 10-1 

Tốc độ tăng trưởng việc làm của Hàn Quốc trong năm 2023 tuy chậm hơn năm 2022, nhưng tỷ lệ người có việc làm tại nước này lại đạt mức cao kỷ lục.

Taxi bay sắp cất cánh tại Mỹ 

Taxi bay nội ô có thể bắt đầu phục vụ hành khách tại các thành phố của Mỹ vào năm 2028 bằng cách tuân thủ những quy định bay hiện áp dụng cho các trực thăng và máy bay tầm thấp khác, theo các nhà quản lý liên bang.

Giáo viên Hàn Quốc có quyền cấm sử dụng điện thoại và đuổi học sinh gây rối khỏi lớp 

Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo bắt đầu từ tháng 9 tới, giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ có quyền đuổi và tịch thu điện thoại di động của những học sinh gây rối nếu họ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động của lớp học

TIN TỨC THẾ GIỚI 25-8 

Nga yêu cầu Nhật Bản minh bạch trong vấn đề xả nước thải nhiễm xạ

Trung Quốc kêu gọi người dân tránh hoang mang đổ xô tích trữ muối 

Nhà sản xuất muối lớn nhất tại Trung Quốc đã kêu gọi người dân tránh đổ xô đi mua tích trữ sản phẩm này sau khi Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương gây lo ngại về nguồn cung muối an toàn.
Top