Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Giáo sư Tô Ngọc Thanh – cây đại thụ về văn hoá dân gian qua đời

(ĐCSVN) - Thông tin từ gia đình cho biết, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học (GS.TSKH) Tô Ngọc Thanh, một học giả uyên bác, cây đại thụ về văn hoá dân gian qua đời sáng 24/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

(ĐCSVN) - Thông tin từ gia đình cho biết, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học (GS.TSKH) Tô Ngọc Thanh, một học giả uyên bác, cây đại thụ về văn hoá dân gian qua đời sáng 24/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội. Ông là con trai của họa sĩ nổi tiếng Tô Ngọc Vân - một bậc thầy tài hoa của nền hội họa đương đại Việt Nam. Có cha là họa sĩ nổi tiếng, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh theo học mỹ thuật từ khi mới 6, 7 tuổi. Nhưng từ nhỏ, Tô Ngọc Thanh đã có niềm đam mê âm nhạc.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông Tô Ngọc Thanh làm Trưởng đoàn Văn hóa kháng chiến những năm 1949-1951. Thời điểm đó, nghệ sĩ trẻ Tô Ngọc Thanh tham gia nhiều tiết mục của đoàn.

Năm 1951, Đoàn Văn hóa kháng chiến giải thể, ông Tô Ngọc Thanh thi đỗ vào Trường Âm nhạc Việt Bắc, sau đó tiếp tục theo học khoa Sáng tác, Trường Âm nhạc Việt Nam khóa đầu tiên.

Năm 1959, ông được phân công về Ban Nghiên cứu âm nhạc thuộc Vụ Nghệ thuật, Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL). Từ thời điểm này, ông bắt đầu hành trình sưu tầm nghiên cứu âm nhạc dân gian các dân tộc, sống hòa nhập cùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh. (Ảnh: thethaovanhoa.vn)

Hơn nửa thế kỷ lặn lội khắp núi rừng, buôn, bản vùng Tây Bắc, Việt Bắc và Tây Nguyên, thực hiện các đợt điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đã cho ra đời nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu xuất sắc như: “Âm nhạc dân gian Thái Tây Bắc “(1969), “Âm nhạc dân gian Mường” (1971), “Âm nhạc dân gian nhóm tộc người Nam Á ở Việt Nam” (1979); “Tìm hiểu Âm nhạc cổ truyền”- viết chung với nhạc sỹ Hồng Thao (1982); “Fonclo Bahna”, do ông chủ biên (1988); “Nhạc cụ các dân tộc thiểu số Việt Nam” (1995); tư liệu “Âm nhạc Cung đình Việt Nam” (2000), ghi chép về văn hóa và âm nhạc - công trình đồ sộ, dày hơn 900 trang sách...  

Bên cạnh đó, ông còn nghiên cứu, sưu tầm, chỉnh lý, nâng cao, đưa vào đời sống văn hóa cộng đồng 12 tập dân ca phổ biến tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số và 30 tập dân ca chuyên đề từng dân tộc.

Ngoài ra, ông còn giữ chức Uỷ viên Ban chấp hành Hội các nhà Âm nhạc dân tộc học châu Á - Thái Bình Dương (APSE). Ông là người có công lao trong việc sáng lập, viết giáo trình, trực tiếp giảng dạy với chất lượng chuyên sâu rất cao bộ môn Bảo tồn Âm nhạc Dân tộc Cổ truyền Việt Nam (Vietnam Ethonomusicology).

Năm 2010, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đảm trách vai trò Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Nhiều công trình có giá trị của các hội viên trong cả nước đã được tài trợ, tặng giải thưởng kịp thời, góp phần làm hiện diện, tỏa sáng nguồn lực văn hoá dân gian Việt Nam.

Với những đóng góp to lớn cho nền văn hóa nước nhà, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh từng nhận các giải thưởng: Giải Nhất do Hội Văn nghệ dân gian trao tặng (1972), 4 giải Nhất của tổ chức Trung tâm Văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001. Ngoài ra, ông được tặng thưởng nhiều huân chương của Nhà nước./.

HN

Kỉ niệm 60 năm chuyến thăm tới Indonesia của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Indonesia và kỷ niệm 60 năm (1959-2019) Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Indonesia, kết nghĩa anh em với Tổng thống Sukarno, chuyến thăm của Tổng thống Sukarno và Phu nhân tới Việt Nam trong cùng năm.

Đà Nẵng trao giải tác phẩm viết về gương người tốt, việc tốt

(ĐSCVN) - Qua gần 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức nhận được 23 tác phẩm báo viết, 24 phóng sự phát thanh, truyền hình của các cơ quan báo, đài; 106 bài viết không chuyên của cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đồng Nai

Sau giải phóng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Tân Triều, bà con trong ấp đã đoàn kết một lòng, xây dựng thành công nông thôn mới, làm thay đổi vùng quê cách mạng Tân Triều.

Đoàn kết dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi

(ĐCSVN) - Ngày 9/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã về dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Chung tay xây dựng tình đoàn kết khu dân cư ngày thêm bền chặt

(ĐCSVN) – Nhân kỷ niệm 89 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2019), tối 9/11, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhân dân tại liên khu dân cư số 1, 2A, 2B thuộc phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Top