Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hai Bảo vật quốc gia gắn liền với thời khắc lịch sử của dân tộc 

Xe tăng T54B, số hiệu 843 và Xe tăng T59, số hiệu 390 là hai hiện vật có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Hai chiếc xe tăng này đã tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Xe tăng T54B, số hiệu 843 và Xe tăng T59, số hiệu 390 là hai hiện vật có ý nghĩa lịch sử đặc biệt, được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia vào năm 2012. Hai chiếc xe tăng này đã tham gia chiến đấu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, tiến vào Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975.

Xe tăng T-54B số hiệu 843. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân

Khi tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Dinh Độc Lập (TP Hồ Chí Minh), du khách ấn tượng với phiên bản hai chiếc xe tăng mang số hiệu 843 và 390 được trưng bày trong khuôn viên di tích. Theo Ban Quản lý di tích Dinh Độc Lập, đây là hai xe tăng cùng loại, cùng thời với hai xe tăng mang số hiệu 843 và 390 của Đại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203, Quân đoàn 2, dẫn đầu đội hình húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Dù chỉ là phiên bản được trưng bày phục vụ khách tham quan, nhưng hình ảnh hai chiếc xe tăng sừng sững, hiên ngang khiến người xem dâng tràn lòng tự hào. Khoảnh khắc xe tăng húc cổng, tiến vào Dinh Độc Lập đã đi vào lịch sử của dân tộc.

Xe tăng T59 số hiệu 390 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Tăng thiết giáp. Xe có màu sơn xanh lá cây, tháp pháo sơn số 390 màu trắng, phía trước tháp pháo có phù hiệu sao 5 cánh màu vàng trong vòng tròn màu đỏ. Theo hồ sơ của Cục Di sản văn hóa, xe tăng T59, số hiệu 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975. Trên xe có Trung úy Vũ Đăng Toàn, trưởng xe; Trung sĩ Nguyễn Văn Tập, lái xe; Trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên, pháo thủ số 1; Thiếu úy Lê Văn Phượng, pháo thủ số 2.

Xe tăng T59 số hiệu 390. Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Trước khi tiến công vào Sài Gòn - Gia Định, xe tăng 390 đã tham gia chiến đấu giải phóng Tà Lương, A Lưới, Huế, Đà Nẵng... Ngày 30-4-1975, xe tăng 390 là chiếc xe đầu tiên húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập. Sau này, xe tham gia làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế ở nước bạn Campuchia, đến tháng 10-1999 thì được điều về Bảo tàng Tăng thiết giáp.

Xe tăng T54B số hiệu 843 hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Xe có màu xanh, loại xe hạng trung, trên tháp pháo có gắn súng 12,7 ly, hai bên tháp pháo có sơn ngôi sao vàng trên nền vòng tròn đỏ viền vàng. Trước khi tiến công vào Sài Gòn - Gia Định, xe đã tham gia giải phóng Huế, Đà Nẵng, sau đó tiếp tục hành quân tham gia giải phóng các tỉnh ven biển miền Trung và thẳng tiến về Sài Gòn với tinh thần "thần tốc và quyết thắng". Ngày 30-4-1975, xe tăng 843 đã dẫn đầu đội hình vào Sài Gòn, trên đường đến Dinh Độc Lập đã bắn cháy 3 xe tăng và bọc thép của địch. Trên xe có Trung úy Bùi Quang Thận, trưởng xe; Hạ sĩ Lữ Văn Hỏa, lái xe; Trung sĩ Thái Bá Minh, pháo thủ số 1; Hạ sĩ Nguyễn Văn Kỷ, pháo thủ số 2. 11 giờ, ngày 30-4-1975, xe tăng húc vào cổng phụ của Dinh Độc Lập, bị chết máy, đồng chí Bùi Quang Thận nhảy ra khỏi xe và cắm lá cờ lên nóc Dinh Độc Lập.

49 năm trôi qua, thời khắc lá cờ chiến thắng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập trưa 30-4-1975 là mốc son chói lọi, là thiên sử vàng ngời sáng. Xe tăng 390 và 843 cũng đã đi vào lịch sử, lịch sử của một đất nước anh hùng, một dân tộc anh hùng và yêu chuộng hòa bình.

ĐĂNG HUỲNH

 

Đêm hoa đăng Long Khốt

Buổi chiều tháng 5, nơi vùng sâu biên giới huyện Vĩnh Hưng, nắng trải một lớp mật vàng sóng sánh lên mênh mông sóng lúa đang vào giai đoạn mọng hạt.

Kỉ niệm 60 năm chuyến thăm tới Indonesia của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ Việt Nam - Indonesia và kỷ niệm 60 năm (1959-2019) Chủ tịch Hồ Chí Minh tới thăm Indonesia, kết nghĩa anh em với Tổng thống Sukarno, chuyến thăm của Tổng thống Sukarno và Phu nhân tới Việt Nam trong cùng năm.

Đà Nẵng trao giải tác phẩm viết về gương người tốt, việc tốt

(ĐSCVN) - Qua gần 3 tháng triển khai, Ban Tổ chức nhận được 23 tác phẩm báo viết, 24 phóng sự phát thanh, truyền hình của các cơ quan báo, đài; 106 bài viết không chuyên của cán bộ, công chức, viên chức, người dân trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Đồng Nai

Sau giải phóng, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Tân Triều, bà con trong ấp đã đoàn kết một lòng, xây dựng thành công nông thôn mới, làm thay đổi vùng quê cách mạng Tân Triều.

Đoàn kết dân tộc là nhân tố có ý nghĩa quyết định, bảo đảm thắng lợi

(ĐCSVN) - Ngày 9/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã về dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Tân Triều, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Top