Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hạn, mặn tấn công nhiều diện tích trồng chanh

Tình hình hạn, mặn đã và đang xảy ra gay gắt, hiện nay đã có nhiều diện tích cây ăn trái, nhất là cây chanh ở tỉnh Long An bị ảnh hưởng. Tại huyện Bến Lức, dù chưa có những thiệt hại đáng kể nhưng nguy cơ gây thiệt hại lớn cho cây chanh đang rất cao, nhất là thời gian gần đây, lượng nước ngọt tích trữ sẵn để phục vụ tưới cho vườn chanh của nhiều nông dân cũng đã cạn kiệt.

Các mương trữ nước trong vườn chanh của người dân đã khô cạn

Nước tích trữ đã cạn kiệt

Qua ghi nhận của phóng viên vào chiều ngày 21/4, ở “thủ phủ” trồng chanh xã Thạnh Hòa, huyện Bến Lức, có gần 2.100ha. Vụ này hầu hết diện tích chanh đều đã thu hoạch trái. Tuy nhiên, hiện tại có nhiều diện tích thiếu nước tưới.

“Sau khi thu hoạch, cây chanh cũng bị suy nhược nên đang rất cần được chăm sóc, dưỡng sức trở lại. Thế nhưng, với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn và thiếu nước tưới như hiện nay thì nhiều nông dân đang khá lo lắng cây chanh bị chết” - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thạnh Hòa - Nguyễn Hoài Vũ cho biết.

Nguồn nước tưới cho cây chanh ở xã lấy từ nguồn sông Vàm Cỏ Đông vào. Sau những năm xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, người trồng chanh ở xã cũng có nhiều kinh nghiệm khi đào ao trong các vườn chanh để sẵn sàng trữ nước trước ngọt. Khi có dự báo ngoài sông Vàm Cỏ Đông sắp bị nhiễm mặn thì tiến hành đóng chặn nguồn nước từ ngoài sông chảy vào để ngăn nước mặn xâm nhập vườn cây trồng. Theo đó, nguồn nước tích trữ ở các kênh, rạch, ao sẽ được sử dụng tưới dần cho cây chanh.

Tuy nhiên, thời gian qua, trời nắng nóng gay gắt, cộng với việc bơm để tưới cho cây chanh nên nguồn nước các kênh, rạch, ao chứa nước này cũng đã cạn. Gia đình ông Trần Thanh Sơn (ấp 2, xã Thạnh Hòa) hiện có khoảng 1ha (500 gốc chanh) 3 đến 4 năm tuổi. Vụ này, ông Sơn đã thu hoạch cơ bản xong, với giá bán ở mức khá cao. Hiện tại còn khoảng 1 tấn trái chưa thu hoạch. Dù vậy, gia đình đang đứng trước nỗi lo vườn chanh bị thiệt hại nặng do hạn hán, xâm nhập mặn.

“Trước khi nguồn nước sông Vàm Cỏ Đông qua địa bàn bị nhiễm mặn, tôi đã tích trữ được hơn 10 mương nước ở trong vườn (mỗi mương chứa được 60 - 70 khối nước). Tuy nhiên, khoảng 10 ngày nay đã cạn kiệt. Vì thiếu nước tưới nên một số cây chanh cũng bắt đầu có dấu hiệu bị xào lá”, ông Trần Thanh Sơn thông tin.

Hạn, mặn đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của người dân

Huyện Bến Lức có diện tích cây chanh khoảng 7.000ha. Đây là cây trồng chủ lực của huyện thời gian qua, làm thay đổi cuộc sống của người dân địa phương, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Ở địa phương đã triển khai nhiều mô hình hỗ trợ giúp người dân phát triển sản xuất và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, do điều kiện bất lợi của thời tiết ảnh hưởng biến đổi khí hậu như nhiệt độ cao nắng nóng, hạn, mặn kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây chanh.

Theo Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bến Lức - Lê Văn Nam, đến hiện tại, hạn hán, xâm nhập mặn chủ yếu mới gây tác động, ảnh hưởng chứ chưa gây ra thiệt hại, nhưng nếu hạn hán kéo dài thì rất đáng lo ngại. Địa phương thường xuyên đi khảo sát, kiểm tra và theo dõi, cập nhật diễn biến tình hình hạn hán, xâm nhập mặn.

Khuyến cáo của ngành chuyên môn

Nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An, thời gian tới, hiện tượng nắng nóng, nhiệt độ cao, xâm nhập mặn còn diễn ra rất phức tạp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến một số cây trồng như lúa, ổi, mít, đu đủ, chanh.

Theo khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bến Lức, hiện nay, độ mặn trên các tuyến sông chính và kênh, rạch trên địa bàn huyện nếu tưới cho cây chanh sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và làm giảm năng suất cho nhiều vụ tiếp sau.

Ngành Nông nghiệp cũng khuyến cáo không sử dụng hóa chất hoặc chất khích thích tăng trưởng tưới rễ, phun lên lá, không xử lý ra hoa trái vụ, không để nhiều trái và neo trái thời gian dài, không bón nhiều phân vô cơ; không nhổ cỏ hoặc phun thuốc diệt cỏ.

Nhiều diện tích chanh có khả năng giảm năng suất, chất lượng do hạn, mặn

Để bảo vệ cây chanh trong mùa hạn, mặn, người dân nên tưới tiết kiệm nước ngọt hoặc phun nước có pha phân bón lá dạng hữu cơ không có chất kích thích tăng trưởng vào chiều mát hoặc buổi tối. Người dân có thể dùng cỏ khô, rơm rạ, xơ dừa phủ xung quanh gốc cây chanh để làm giảm bốc thoát nước và mát rễ; cắt tỉa cành, giảm sự bốc thoát nước qua lá và giảm mất cân đối giữa tán lá và rễ; bón phân hữu cơ hoặc tưới phân hữu cơ không có chất kích thích tăng trưởng.

Về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền cho biết, hiện nay, độ mặn xâm nhập sâu vào trong các kênh, rạch làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất. Do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn nên trong mùa khô này đã có khoảng 5.000ha chanh và cây ăn trái đang thiếu nước tưới, khả năng sẽ bị giảm năng suất, sản lượng. Trong đó, huyện Bến Lức có gần 1.500ha; huyện Thủ Thừa có gần 1.500ha; huyện Thạnh Hóa có hơn 1.000ha; huyện Tân Trụ có hơn 600ha; TP.Tân An và huyện Đức Hòa có hơn 80ha;…

Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi tỉnh - Võ Kim Thuần, để ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất, tỉnh tổ chức thực hiện nhiều giải pháp công trình và phi công trình với mục đích tạo nguồn cấp nước, kiểm soát mặn, bảo vệ sản xuất và dân sinh.

Cụ thể, kiểm tra, rà soát, khoanh vùng các khu vực thường xuyên xảy ra khô hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn để thực hiện các giải pháp công trình như nạo vét, đắp đập tạm, lắp đặt các trạm bơm dã chiến nhằm kịp thời dẫn nước, trữ nước phục vụ sản xuất. Cho hoạt động các trạm bơm dã chiến tại các cống đầu mối: Cống Rạch Đào, Cây Gáo trên kênh Thủ Thừa; Cống Rạch Chanh, huyện Bến Lức;... để bơm nước vào đồng khi kiểm tra độ mặn bảo đảm phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tiến hành rà soát, tổng hợp các danh mục công trình ưu tiên cấp bách để triển khai thi công ngay bằng các nguồn lực sẵn có của tỉnh hoặc huy động trong Nhân dân nhằm bảo đảm ngăn mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt hiện có trong khu vực nội đồng. Các cấp, các ngành kiểm tra các tuyến đê bao xung yếu, cống đầu mối để kịp thời phát hiện sự cố và sửa chữa, khắc phục ngay, không để nước mặn rò rỉ vào nội đồng gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước ngọt. 

Nguồn nước tưới cho cây chanh đang bị thiếu hụt trầm trọng

Đồng thời, các cấp, các ngành thực hiện các giải pháp để bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân tại các địa phương bị ảnh hưởng thiếu nước; tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm, đúng mục đích trong sinh hoạt hàng ngày; tham gia hưởng ứng việc lấy nước sinh hoạt từ các điểm tập kết nước do chính quyền địa phương tổ chức cấp nước hỗ trợ.

"Chi cục Phát triển nông thôn và Thủy lợi phối hợp Trung tâm Quản lý khai thác công trình thủy lợi, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tổ chức kiểm tra, đo đạc chất lượng nước trên các tuyến sông trong tỉnh; thông báo kết quả 2 lần/tuần đến các cấp, các ngành có liên quan để thông tin đến người dân chủ động tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt; kịp thời đăng tải các nội dung phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trên webtise Phòng, chống thiên tai của tỉnh (htps:www//pctt.longan.gov.vn)" - ông Võ Kim Thuần thông tin.

Đến đầu tháng 4/2024, ranh mặn 1‰ và 4‰ trên sông Vàm Cỏ Đông đã vượt qua lần lượt là 88km và 72km; trên sông Vàm Cỏ Tây đã vượt qua lần lượt là 110km và 86km.

Do tác động nặng nề của tình trạng xâm nhập mặn nên hiện nay, trên địa bàn các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Châu Thành, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa và TP.Tân An, nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp bị thiếu hụt nước ngọt để tưới, hàng ngàn hộ dân sinh sống trên địa bàn huyện Cần Giuộc bị thiếu nước sạch sinh hoạt.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An, từ ngày 10 - 20/4, ranh mặn 4‰ trên sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây xâm nhập sâu 90 - 100km.

Trước tình hình hạn, mặn xảy ra phức tạp trong mùa khô 2024, ngày 17/4, UBND tỉnh đã ban hành quyết định công bố tình huống thiên tai xâm nhập mặn cấp độ 4.

UBND tỉnh Long An cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ kinh phí 157 tỉ đồng để tỉnh thực hiện phòng, chống hạn, mặn, bảo vệ sản xuất và phục vụ dân sinh./.

Lê Đức

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước chững lại

(ĐCSVN) – Giá vàng sáng 18/8 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ yếu hơn so với kỳ vọng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước giá vàng không có biến động so với chốt phiên trước.

Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

(ĐCSVN) – Việc phải triển khai các giải pháp cấp bách của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong bối cách cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 được đặt ra hiện nay đang giữ vai trò quan trọng. Trong đó, hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Kỳ 4: Để xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ “made in Vietnam”

(ĐCSVN) - Trên thực tế, hiện nay, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và đâu là sản phẩm không an toàn. Trong bối cảnh đó, việc phát triển mang tính hệ thống, ổn định và bền vững đi đôi với xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu nông nghiệp hữu cơ là rất cần thiết.

Kỳ 4: Để xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ “made in Vietnam”

(ĐCSVN) - Trên thực tế, hiện nay, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và đâu là sản phẩm không an toàn. Trong bối cảnh đó, việc phát triển mang tính hệ thống, ổn định và bền vững đi đôi với xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu nông nghiệp hữu cơ là rất cần thiết.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top