Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Hiệp định Geneve: Một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam

(ĐCSVN) - Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

(ĐCSVN) - Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve,  Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả, ý nghĩa của Hiệp định Geneve trong xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” .

Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn  

Phóng viên: Xin Bộ trưởng đánh giá về kết quả, ý nghĩa của Hội nghị Geneve năm 1954?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Ngày 21/7/1954, Hiệp định Geneve được ký kết sau 75 ngày đàm phán căng thẳng và phức tạp. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá “Hội nghị Geneve đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to”, lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được khẳng định trong một điều ước quốc tế, được các nước tham gia Hội nghị Geneve công nhận và tôn trọng. Đây là thành quả đấu tranh quật cường của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ chống chủ nghĩa thực dân mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneve đã chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm ở nước ta, mở ra một chương mới trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân ta. Đó là, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để đi tới thực hiện trọn vẹn mục tiêu độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Việc ký kết Hiệp định Geneve không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Bởi đây là thắng lợi chung của ba nước Đông Dương và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Với nền ngoại giao nước ta, Hiệp định Geneve là điều ước quốc tế đa phương đầu tiên Việt Nam tham gia đàm phán, ký kết và thực thi, không chỉ khẳng định vị thế quốc gia độc lập và có chủ quyền của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam, để lại nhiều bài học quý báu và tôi luyện nên nhiều nhà ngoại giao ưu tú trong thời đại Hồ Chí Minh.

Phóng viên: Xin Bộ trưởng cho biết việc ký kết Hiệp định Geneve đã để lại những bài học kinh nghiệm nào cho nền ngoại giao Việt Nam, đặc biệt là khi chúng ta đang nỗ lực xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” hiện nay?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Có thể nói, quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve là một cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được Đảng ta kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay.

Bên cạnh những bài học về nguyên tắc như bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Đảng, kiên định độc lập, tự chủ trên cơ sở lợi ích quốc gia - dân tộc, Hiệp định Geneve để lại nhiều bài học còn nguyên giá trị về phương pháp và nghệ thuật ngoại giao mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Đó là bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đoàn kết dân tộc gắn kết với đoàn kết quốc tế để tạo nên "một sức mạnh vô địch". Trong quá trình đàm phán Hiệp định Geneve, chúng ta không ngừng mở rộng đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới cho sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Đó là bài học về kiên định mục tiêu, nguyên tắc, song linh hoạt, biến hóa về sách lược theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Trong suốt quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve, chúng ta luôn kiên trì nguyên tắc hòa bình, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, song cơ động, linh hoạt có sách lược phù hợp với tương quan lực lượng, bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực để giành mục tiêu chiến lược.

Đó là bài học về luôn luôn coi trọng nghiên cứu, đánh giá và dự báo tình hình, phải “biết mình”, “biết người”, “biết thời”, “biết thế” để từ đó “biết tiến”, “biết thoái”, “biết cương”, “biết nhu”. Đây là bài học sâu sắc còn nguyên giá trị trong bối cảnh thế giới hiện nay đang biến động phức tạp và khó lường.

Đó là bài học về sử dụng đối thoại và đàm phán hòa bình để giải quyết bất đồng, xung đột trong quan hệ quốc tế. Đây là bài học mang tính thời đại, nhất là khi nhiều xung đột phức tạp đang diễn ra trên thế giới như hiện nay.

Phóng viên: Bộ trưởng đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ, giúp đỡ, ủng hộ của bạn bè tiến bộ thế giới dành cho Nhân dân Việt Nam trong quá trình tham gia, đàm phán và ký kết Hiệp định Geneve?

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Cuộc đấu tranh chính nghĩa vì hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân ta phù hợp với xu thế của thời đại và nguyện vọng chung của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Do đó, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước nói chung, trong đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneve nói riêng, chúng ta luôn nhận được sự ủng hộ to lớn và quý báu cả về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, trước hết là từ Lào, Campuchia, các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trong công cuộc Đổi mới, thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng, chúng ta tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hợp tác quý báu của cộng đồng quốc tế trên cơ sở bình đẳng, hợp tác cùng có lợi.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trân trọng và mãi ghi nhớ sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, đồng thời trong khả năng của mình, luôn ủng hộ, đóng góp tích cực, có trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ trên thế giới.

Phóng viên: Xin cảm ơn Bộ trưởng./.

Mạnh Hùng

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

Bạo lực bùng phát sau cuộc biểu tình ở khu vực Tây Nam Sudan

Khoảng 5.000 người thoạt đầu tuần hành hòa bình từ trại tị nạn Atash đến doanh trại của Sư đoàn bộ binh số 16, tuy nhiên, ngay sau đó họ đã tấn công binh sỹ Sudan và tìm cách chiếm giữ các xe quân sự.

Palestine kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp về căng thẳng tại Gaza

Chính quyền Palestine (PA) kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lập tức nhóm họp nhằm chấm dứt các cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.

Sri Lanka trục xuất 200 giáo sỹ Hồi giáo sau loạt vụ tấn công

Bộ Nội vụ Sri Lanka đã trục xuất hơn 600 công dân nước ngoài, trong đó có 200 giáo sĩ Hồi giáo, sau loạt vụ đánh bom liều chết trong ngày lễ Phục sinh.

Cơ hội học tập tại Indonesia với học bổng Darmasiswa

(ĐCSVN) – Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam ngày 21/1 thông báo về Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia năm học 2019 – 2020.

Australia tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông - thủy sản của Việt Nam vào thị trường

Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm ghi thêm dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước và hai Quốc hội; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia.

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tăng cường phòng chống tội phạm qua tương trợ tư pháp

Đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam và Cơ quan Tổng Chưởng lý Singapore, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị hai bên tích cực phối hợp giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Tổng thống Mỹ Biden ký sắc lệnh giải mật tài liệu về sự kiện 11/9

Bộ Tư pháp và các cơ quan liên bang khác sẽ bắt đầu xem xét các tài liệu liên quan loạt vụ khủng bố hôm 11/9/2001 và Bộ trưởng Tư pháp sẽ công bố thông tin được giải mật trong vòng 6 tháng tới.

Hội đồng Bảo an thông qua hai nghị quyết về Afghanistan và Iraq

Nghị quyết 2596 quyết định gia hạn kỹ thuật nhiệm vụ của Phái bộ hỗ trợ LHQ tại Afghanistan thêm sáu tháng; còn Nghị quyết 2597 gia hạn nhiệm vụ của UNITAD thêm 12 tháng.

Nga khánh thành tượng đài vinh danh các bác sỹ trong đại dịch COVID-19

Tượng đài được đặt tại khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Y học của Đại học Y Quốc gia Moskva số 1 mang tên Sechenov nằm trên phố Bolshaya Pirogovskaya.

Hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua dự luật cải cách bầu cử

Dự luật có nội dung bao gồm một số sửa đổi trong luật địa phương, bao gồm thay đổi thành phần của Ủy ban Bầu cử và Hội đồng lập pháp, hoạt động của Ủy ban thẩm tra tư cách...

Mỹ tái khẳng định vẫn xúc tiến hội nghị thượng đỉnh với Nga

Nhà Trắng khẳng định không có sự thay đổi nào đối với kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Top