Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Tại Hội nghị lần thứ 15, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế (GRDP) và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An; phân tích các động lực tăng trưởng và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng,... và đề ra các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Quí I, Long An đứng thứ 42 trong cả nước

Theo Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn, tình hình kinh tế của tỉnh trong quí I/2024 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. GRDP quí I chỉ tăng trưởng 4,83% (quí I/2023 tăng 3,85%), đây là mức tăng trưởng chưa đạt được kỳ vọng, thấp hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước 0,83 điểm phần trăm nhưng đây là mức tăng trưởng tích cực.

Theo thứ hạng, Long An đứng thứ 42/63 tỉnh, thành phố, trong khi một số tỉnh, thành phố từng có tăng trưởng rất cao trong những năm trước đây nhưng hiện nay lại giảm so cùng kỳ như Bắc Ninh âm 3,83%, Đà Nẵng âm 0,83%, Quảng Nam âm 3,06%, Bà Rịa-Vũng Tàu âm 1,68%,…

Chỉ số sản xuất công nghiệp quí I/2024 tăng 4,33% (Ảnh minh họa: Kiên Định)

Ông Nguyễn Văn Chuẩn cho biết: Đạt được mức tăng trưởng trên là sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người dân trên địa bàn tỉnh.

Trong mức tăng trưởng 4,83%, khu vực I (nông, lâm, thủy sản) tăng 2,96% (cùng kỳ tăng 3,67%), góp phần cho khu vực I duy trì đà tăng trưởng tích cực đến từ hoạt động sản xuất vụ lúa Đông Xuân (sản lượng lúa tăng 2,5% và giá lúa, nếp bình quân quí I tăng hơn 1.400 đồng/kg so cùng kỳ) và hoạt động nuôi cá tra thương phẩm của 9 vùng nuôi tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh, sản lượng tăng 14,2% so cùng kỳ.

Khu vực II (công nghiệp - xây dựng) tăng 5,35% (cùng kỳ tăng 4,70%). Việc một số DN lớn của tỉnh có được đơn hàng và tăng sản lượng sản xuất trong những tháng gần đây để có điều kiện duy trì ngành công nghiệp, thể hiện rõ nhất ở chỉ tiêu chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) qua từng tháng so cùng kỳ (tháng 01 tăng 15,81%; tháng 02 giảm 7,32% (tháng có nghỉ tết); ước tháng 3 tăng 5,12%), góp phần cho chỉ số sản xuất công nghiệp quí I tăng 4,33%.

Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn chung của kinh tế thế giới, nhu cầu thị trường,... Tình trạng cạnh tranh từ đối thủ làm cho DN thiếu đơn hàng, giảm công suất sản xuất, một số DN giảm giờ làm, ngày làm. Số DN tạm ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu năm tăng 37% so cùng kỳ, giải thể tăng 24%.

Đến cuối quí I/2024, chỉ số sử dụng lao động của các DN công nghiệp giảm 6,80% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,95%. Lũy kế đến cuối quí có 30/62 nhóm sản phẩm có sản lượng giảm so cùng kỳ. Một số sản phẩm có sản lượng giảm mạnh như gạo đã xay xát toàn bộ hoặc sơ bộ, sợi từ bông nhân tạo, bia đóng chai, giày, dép thể thao,...

Nhờ vào địa thế tiếp giáp TP.HCM và tỉnh từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, ngành Xây dựng tiếp tục đà phục hồi theo tín hiệu khả quan của hoạt động kinh doanh bất động sản, tăng trưởng trong quí I tăng 5,83% (cùng kỳ tăng 1,61%).

Khu vực III (thương mại - dịch vụ) tăng 6,22% (cùng kỳ tăng 3,30%), tiếp tục phục hồi nhờ hiệu quả của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng lương cơ sở và các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch nội tỉnh tới các tỉnh, thành phố trong nước và thế giới. Bước sang năm 2024, các hoạt động vui chơi, giải trí, nhu cầu du lịch, ăn uống của người dân gần như trở lại ổn định trong điều kiện “bình thường mới”.

Đồng thời, các ngày nghỉ lễ, tết kéo dài tạo điều kiện cho người dân tăng chi tiêu cho các hoạt động dịch vụ thiết yếu. Một số ngành dịch vụ có mức đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng chung trong quí I như ngành Thương mại ước tăng 5,89% so cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 5,13%); ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,13% (cùng kỳ tăng 12,97%); ngành Vận tải kho bãi tăng 12,70% (cùng kỳ tăng 0,45%); ngành Kinh doanh bất động sản tăng 4,22% (cùng kỳ giảm 1,72%); ngành Nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng 16,21% (cùng kỳ tăng 4,67%). Một số ngành dịch vụ còn lại duy trì được mức tăng trưởng ổn định.

Quy mô nền kinh tế của tỉnh đứng thứ 10 cả nước

Quy mô kinh tế của tỉnh trong quí I/2024 đạt 46,77 ngàn tỉ đồng, tăng 3,9 ngàn tỉ đồng so cùng kỳ năm 2023, đứng thứ 10 cả nước, chiếm 13,4% tổng quy mô Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Về cơ cấu nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 24,09% GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 45,33%; khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 24,87%.

Nếu tính trong Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2010, quy mô của tỉnh chỉ đạt 33,69 ngàn tỉ đồng, đứng thứ 2 vùng, sau tỉnh Kiên Giang (34,32 ngàn tỉ đồng); đến năm 2013, quy mô kinh tế tỉnh vượt lên (đạt 59,84 ngàn tỉ đồng) và duy trì đầu tàu của vùng cho đến nay. Tỷ trọng quy mô kinh tế Long An trong vùng từ năm 2010 tới năm 2022 có xu hướng tăng nhưng chậm (năm 2010 chiếm 10,26%; năm 2015 chiếm 11,66%; năm 2020 chiếm 13,42%; năm 2022 chiếm 13,63%; riêng năm 2023 có xu hướng giảm lại, chỉ chiếm 13,26%, do năm 2023, một số tỉnh trong vùng có nền kinh tế phát triển nhanh hơn, góp phần giảm chênh lệch khoảng cách quy mô với Long An).

Theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, việc thứ hạng quy mô kinh tế của tỉnh giảm trong cả nước cũng như khoảng cách chênh lệch quy mô với tỉnh thứ 2 trong vùng là Kiên Giang năm 2023 càng nhỏ lại cho thấy nền kinh tế tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, thiếu động lực mới cho tăng trưởng.

Các kịch bản tăng trưởng

Từ phân tích trên, ông Nguyễn Văn Chuẩn đã gợi mở các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Kịch bản 1 (dự báo của ngành Thống kê): Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7%, trong đó tăng trưởng quí I đạt 4,83%, quí II cần đạt 6,65%, 6 tháng đầu năm đạt 5,68%, quí III đạt 7,29%, 9 tháng đạt 6,25%, quí IV đạt 9,23%, 6 tháng cuối năm đạt 8,24% và cả năm đạt 7%.

Kịch bản 2 (kế hoạch tăng trưởng của tỉnh): Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 8,05%, trong đó tăng trưởng quí I đạt 4,83%, quí II cần đạt 7,49%, 6 tháng đầu năm đạt 6,07%, quí III đạt 8,89%, 9 tháng đạt 7,06%, quí IV đạt 11%, 6 tháng cuối năm đạt 9,92% và cả năm đạt 8,05%.

Kịch bản 3 (kịch bản kỳ vọng): Tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 8,88%, trong đó tăng trưởng quí I đạt 4,83%, quí II cần đạt 8,23%, 6 tháng đầu năm đạt 6,41%, quí III đạt 10,04%, 9 tháng đạt 7,69%, quí IV đạt 12,41%, 6 tháng cuối năm đạt 11,20% và cả năm đạt 8,88%.

Giải pháp

Để nền kinh tế tỉnh phục hồi và phát triển trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Chuẩn cho rằng, tỉnh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu.

Cụ thể, tỉnh cần quan tâm sát sao tình hình sản xuất vụ lúa Hè Thu, Thu Đông và diện tích chanh tại huyện Bến Lức, Thủ Thừa để chỉ đạo, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thời tiết, hạn, mặn và dịch bệnh, phấn đấu đạt sản lượng cao nhất có thể.

Tạo điều kiện cho DN, người dân thuận lợi hơn trong tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất thấp, thúc đẩy cầu trong tiêu dùng của người dân.

Hỗ trợ cơ sở pháp lý và tháo gỡ những khó khăn kịp thời cho các DN, dự án đã đăng ký nhanh chóng thực hiện đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là một số dự án có quy mô lớn để vực dậy nền kinh tế như Coca-Cola, Pesico, Điện khí LNG, Trung tâm thương mại Aeon, Khu đô thị mới Hậu Nghĩa - Đức Hòa tại huyện Đức Hòa, Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại huyện Bến Lức, Khu đô thị mới Tân Mỹ,...

Theo ông Nguyễn Văn Chuẩn, về lâu dài, để có sự phát triển bền vững và ổn định, tỉnh cần quan tâm chuẩn bị một số khu, cụm công nghiệp có vị trí đặc biệt thuận lợi để kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp vào xây dựng các nhà máy sản xuất chíp bán dẫn, các sản phẩm điện tử thông minh (sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI),... để chuẩn bị cho sự bùng nổ phát triển công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đầu tư công, chú trọng vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, kết nối vùng. Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giải ngân đầu tư tư nhân, đầu tư FDI.

Thực hiện hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các DN của tỉnh đa dạng hóa các sản phẩm và chương trình khuyến mãi đưa hàng hóa về các khu, cụm công nghiệp, khu vực nông thôn, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử để mở rộng tiêu dùng nội tỉnh.

Xây dựng khu ẩm thực sông nước với những món ăn ngon đặc trưng của tỉnh kết hợp với phát triển kinh tế đêm, khu làng nghề truyền thống tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến Long An, góp phần cho khu vực thương mại - dịch vụ phát triển.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá các mặt hàng thiết yếu, thực hiện điều chỉnh giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục,... theo mức độ và thời điểm phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế nhằm hạn chế tối đa tác động đến lạm phát, sản xuất, kinh doanh và đời sống Nhân dân.

Cuối cùng, ông Nguyễn Văn Chuẩn đề nghị tỉnh tổ chức trực tiếp đào tạo hoặc liên kết đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề giỏi, trình độ cao, đáp ứng nhu cầu của DN và góp phần nâng cao năng suất lao động của tỉnh./.

P.T.L

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước chững lại

(ĐCSVN) – Giá vàng sáng 18/8 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ yếu hơn so với kỳ vọng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước giá vàng không có biến động so với chốt phiên trước.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top