Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

“Lúa ma” có lợi, “lúa cỏ” có hại 

Gần đây, có cảnh báo “lúa ma”, “lúa cỏ” đang đe dọa nghiêm trọng sản lượng lúa gạo ở châu Á; thậm chí có thể làm sản lượng lúa trên một cánh đồng giảm đến 80%.

Gần đây, có cảnh báo “lúa ma”, “lúa cỏ” đang đe dọa nghiêm trọng sản lượng lúa gạo ở châu Á; thậm chí có thể làm sản lượng lúa trên một cánh đồng giảm đến 80%. Trao đổi với chúng tôi về chuyện này, nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, cần phân biệt đúng “lúa ma” có lợi và “lúa cỏ” có hại.

“Lúa cỏ” có hại

Dẫn thông tin từ báo South China Morning Post (SCMP), tác giả Khánh Lan cho biết: “Sự xâm lấn của các loài lúa ma, hay còn gọi là lúa cỏ (weedy rice), đang đe dọa nghiêm trọng sản lượng lúa gạo ở châu Á. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lúa ma có thể làm sản lượng lúa trên một cánh đồng giảm đến 80%”.

Gặt lúa ma ở An Giang năm 2014. Ảnh: Lê Thanh Phong

Bài báo nhấn mạnh, những cánh đồng lúa trù phú ở châu Á cung cấp lương thực cho thế giới trong nhiều thế kỷ. Nhưng sản lượng lúa gạo của khu vực này đang đối mặt mối đe dọa từ  “người anh em họ” lúa ma, càng phát triển mạnh mẽ một phần do tập quán canh tác kém. SCMP viết tiếp: Với hạt có kết cấu tinh bột và vỏ trấu sẫm màu, không thích hợp để tiêu thụ, lúa ma có thể phát triển nhanh chóng và cao hơn các giống lúa trồng thông thường. Do lúa ma xâm lấn, chất lượng thu hoạch, năng suất và giá trị thị trường của lúa trồng thông thường giảm đáng kể trong những năm gần đây.

“Chúng đã trở nên “bất trị” thông qua một quá trình chọn lọc ngẫu nhiên. Chúng sẽ bám và ẩn mình trên các cánh đồng, nhưng vấn đề là vào thời điểm chúng được phát hiện, mức độ thiệt hại đã khá lớn. Một đợt tàn phá của lúa ma có thể làm giảm sản lượng lúa gạo trên một cánh đồng nhất định lên tới hơn 80%”, Kenneth Olsen, Giáo sư sinh học tại Đại học Washington (Mỹ), nói. Giáo sư Olsen là thành viên của một nhóm quốc tế bao gồm các nhà sinh vật học ở Mỹ, Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc, tham gia phân tích mối đe dọa của lúa ma trong một nghiên cứu gần đây.

Nguồn gốc của lúa ma chưa được xác định rõ ràng. Nông dân ở châu Á lần đầu tiên báo cáo sự hiện diện của loại lúa này khoảng hai thập niên trước. Giáo sư Olsen cho biết, phần lớn các loại lúa ma ở Đông Á dường như có nguồn gốc trực tiếp từ các giống lúa lai được giới thiệu vào thập niên 1980. Theo một số nghiên cứu, lúa ma có thể liên quan đến một số giống lúa trồng ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. “Những loại lúa cỏ hung hãn này có thể phát triển lấn át các loại lúa trồng thông thường khác”, Giáo sư Olsen nói. Ông cho biết thêm, chỉ cần một lượng nhỏ lúa ma trên một mét vuông của cánh đồng cũng có thể gây thiệt hại lớn cho sản lượng của lúa trồng. Chẳng hạn, trong vài năm qua, Mỹ chứng kiến sản lượng lúa mất mát đủ để nuôi sống 12 triệu người do sự xâm lấn của lúa ma. Nhờ một đột biến gen nhất định, một số loài lúa ma có thể phát tán hạt giống rộng khắp ruộng lúa. “Những hạt giống này có thể nằm im và hoàn toàn có khả năng tồn tại trong 20 năm”, Olsen nói.

Theo Tonapha Pusadee, nhà nghiên cứu ở Đại học Chiang Mai, Thái Lan, báo cáo thiệt hại khoảng 10% sản lượng lúa gạo do vấn đề lúa ma trong những năm gần đây. Một số nghiên cứu cho thấy các loại lúa ma ở Đông Nam Á có các con đường tiến hóa khác nhau, bao gồm một số loại có nguồn gốc từ lúa trồng. Pusadee cho biết, nông dân Thái Lan đã sử dụng nhiều cách để đối phó với lúa ma, chẳng hạn như cắt bỏ bông hoặc phần ngọn của chúng, sử dụng hóa chất để loại bỏ hoặc chỉ trồng lúa một mùa mỗi năm. Bà nói thêm, giải pháp bỏ hoang cánh đồng có thể hiệu quả ở một mức độ nào đó trong việc tiệt trừ lúa ma, nhưng hầu hết nông dân cần canh tác để kiếm sống. “Nhiều nông dân không phải là chủ đất và hàng năm phải trả tiền thuê ruộng. Để xử lý lúa ma triệt để, bạn phải bỏ không cánh đồng trong 2-3 năm và sau đó, cố gắng tiêu diệt tất cả các cây lúa ma xuất hiện trên đồng”, bà nói thêm.

Các giống lúa kháng thuốc diệt cỏ đã được giới thiệu để giúp hạn chế sự lây lan của lúa ma. Nhưng chúng lại khiến vấn đề trở nên trầm trọng hơn vì một số loại lúa ma đã tiến hóa để kháng thuốc diệt cỏ. “Một số loại lúa ma đã trở nên kháng thuốc diệt cỏ”, B K Song, một nhà nghiên cứu lúa ma người Malaysia, đồng thời là tác giả của nghiên cứu mới về loại lúa này, nói. Ông cho biết, một số nông dân không tuân thủ các hướng dẫn về quản lý lúa kháng thuốc diệt cỏ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng. Chẳng hạn, họ trồng lúa kháng thuốc diệt cỏ nhiều năm liên tiếp trên một cánh đồng, tạo điều kiện những cây lúa ma bị bỏ sót tiến hóa để kháng thuốc diệt cỏ. Ở một số vùng của Malaysia, sự thất bại trong việc áp dụng công nghệ lúa kháng thuốc diệt cỏ chủ yếu do sự thiếu hiểu biết của nông dân và thiếu hệ thống hỗ trợ họ.

Trong khi đó, sự gia tăng cơ giới hóa nông nghiệp ở châu Á cũng khiến lúa ma phát tán rộng hơn, vì nông dân không thể phát hiện ra lúa ma để loại bỏ bằng thủ công. “Các quốc gia theo đuổi nền nông nghiệp công nghiệp hóa đã đối mặt với vấn đề lúa ma trong hơn ba, bốn thập niên qua”, giáo sư Olsen nói. Ông cho biết thêm, ngay cả những khu vực sản xuất lúa gạo khác như Nam Mỹ cũng không tránh khỏi tai họa lúa ma. Brazil báo cáo rằng lúa ma đã ảnh hưởng sản lượng lúa gạo của nước này.

“Lúa ma” có lợi

Ngày 12-3-2024, thông qua zalo, chúng tôi đã hỏi một số chuyên gia nông nghiệp: “Thông tin trên có như thế nào? Lúa ma này khác lúa ma xưa của ĐBSCL ra sao?”. Các câu trả lời qua zalo sau đây đều khẳng định, nên phân biệt rõ “lúa ma” của ĐBSCL là loài có lợi, cần được bảo tồn và “lúa cỏ” như thông tin trên là loài có lại.

Gặt lúa ma ở Đồng Tháp Mười. Ảnh: Lê Anh Tuấn

GS.TS Võ Tòng Xuân: “Lúa ma này là loài cỏ mọc hoang trong ruộng lúa thường. Lúa ma ngày xưa (wild rice) cũng được gọi như thế, hoặc “lúa hoang” là giống lúa mọc tự nhiên theo các bờ mương hoặc ruộng hoang ở Đồng Tháp Mười, đến mùa thu hoạch nông dân chèo xuồng ra thu hoạch về tiêu thụ. Ta có 2 giống lúa ma là Oryza rufipogon và Oryza nivara. Lúa ma trong bài báo đúng là lúa cỏ mọc lẫn với lúa ăn, phát tán rất nhanh, hạt dễ rụng và nằm lẫn trong ruộng để mọc trở lại trong mùa tới. Cách diệt chúng là trong mùa lúa kế tiếp, chủ ruộng khoan gieo lúa ăn để chờ bọn lúa ma mọc lên rồi cày vùi chúng vào đất làm phân hữu cơ luôn, sau đó mới sạ lúa ăn”.

PGS.TS Bùi Bá Bổng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Lúa ma còn được gọi là lúa cỏ, lúa đỏ, lúa lộn có phổ biến trên ruộng lúa sạ, tuy nhiên có thể quản lý để không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Hiện nay với kỹ thuật sạ bằng máy (sạ hàng hay sạ cụm) và sử dụng hạt giống xác nhận sẽ giúp giảm đáng kể lúa bị lẫn lúa ma. Có nhiều tài liệu tiếng Việt về lúa cỏ. PGS.TS Dương Văn Chín là chuyên gia về lúa ma”.

GS.TS Bùi Chí Bửu, Nguyên Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: “Lúa ma khác với lúa cỏ (weedy rice). Lúa ma hay lúa hoang là tài nguyên di truyền phải bảo tồn, rất quan trọng. Nó là nguồn cung cấp gen quý hiếm trước biến đổi khí hậu. Lúa cỏ là lúa mọc lẫn trong ruộng. Nếu áp dụng canh tác cấy lúa hoặc sử dụng thuốc cỏ đúng phương pháp đều có thể kiểm soát được. Lúa ma ở ĐBSCL là Oryza rufipogon. Lúa cỏ là lúa lai tạp với lúa ma nhưng phần lớn là dòng con bị phân ly trở lại kiểu hình hoang dại, dễ rụng hạt. Chỉ có Malaysia bị lúa cỏ nặng. Bình Thuận và Long An trước đây cũng bị. Chiến dịch “1 phải, 5 giảm” đã khắc phục lâu rồi”.

Lúa ma có lợi. Ảnh: Lê Anh Tuấn

Dịch chữ weedy rice là lúa ma là không đúng. Người viết bài lúa cỏ rất cực đoan. Không khéo nông dân mình phát bỏ lúa hoang nổi trên kinh rạch, nguy hiểm vô cùng. Bảo quản lúa hoang trong ngân hàng gen không tốt bằng trong tự nhiên bởi vì nó còn cơ hội tiến hóa và tăng cường đa dạng di truyền, là yếu tố then chốt của nông nghiệp xanh”.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Trường Đại học Cần Thơ: “Chữ “Weedy rice” dịch đúng là “lúa cỏ”. Từ “Lúa ma” hay “lúa trời” là từ dân gian để gọi cho cây lúa hoang (Oryza rufipogon), khác loài với lúa trồng, mọc lẫn trong ruộng “lúa mùa nổi” ngày xưa. Đây là cây “đa niên” có thể phát triển theo cả hai cách, “vô tính” (mọc từ thân ngầm dưới mặt đất) và “hữu tính” (từ hạt rơi rụng từ mùa trước); hạt dễ rụng, ăn được, ngon, Đài truyền hình Cần Thơ đã có phim tư liệu thu hoạch lúa ma của cư dân vùng lúa nổi, bằng cách bơi xuồng có ngăn tấm đệm ở giữa rồi dùng hai cây sào gạt bông lúa, cho rụng hạt vào xuồng.

Còn “Lúa cỏ” (Weedy rice), xuất hiện gần đây trên lúa cao sản ngắn ngày. Cách đây khoảng gần 15-20 năm, hiện tượng này khá phổ biến trên các trà lúa ngắn ngày như mô tả trong bài báo. PGS.TS Dương Văn Chín cũng đã có một số bài báo khoa học nghiên cứu về vấn đề này.

Gần đây, do việc canh tác của nông dân mình tốt lên, đặc biệt là công tác chọn và giữ giống (công tác “1 phải”: dùng giống xác nhận, không lẫn tạp), làm đất kỹ, có khi còn để một thời gian cho các hạt lúa rơi rụng vụ trước mọc lên rồi vùi đi, hoặc dùng thuốc diệt lúa cỏ trước khi gieo sạ, nên hầu như đến bây giờ chuyện lẫn lộn lúa này không còn là vấn đề quan trọng nữa”.

PGS.TS Lê Anh Tuấn, Trường Đại học Cần Thơ: “Lúa ma là loại lúa hoang dại, chỉ mọc được một số vùng đặc biệt như Tràm Chim chẳng hạn. Nó có tính chống chịu khắc nghiệt cao, có những gen quý hiếm có thể lai tạo cho những loài lúa khác để tạo ra những giống chịu ngập, chịu phèn và chống bệnh cây”.

PGS. TS Lê Văn Vàng, Trường Đại học Cần Thơ: “Lúa cỏ là một dạng “biến dị” của lúa trồng (tên khoa học là Oryza sativa). Trước đây lúa hoang (tên khoa học là Oryza rufipogon) được gọi là lúa ma. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng của lúa cỏ hiện tại gần với lúa trồng, nên đây là đối tượng rất khó quản lý”.

TS Dương Văn Ni, Trường Đại học Cần Thơ: “Cái nầy không nên gọi là lúa ma, mà là lúa lai tạp, hay lúa tạp, tức nó là do các giống lúa mình canh tác lai tạp với nhau, tạo thành giống mới, không tên không tuổi”.

HUỲNH KIM

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước chững lại

(ĐCSVN) – Giá vàng sáng 18/8 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ yếu hơn so với kỳ vọng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước giá vàng không có biến động so với chốt phiên trước.

Hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

(ĐCSVN) – Việc phải triển khai các giải pháp cấp bách của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong bối cách cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và đại dịch COVID-19 được đặt ra hiện nay đang giữ vai trò quan trọng. Trong đó, hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Kỳ 4: Để xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ “made in Vietnam”

(ĐCSVN) - Trên thực tế, hiện nay, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và đâu là sản phẩm không an toàn. Trong bối cảnh đó, việc phát triển mang tính hệ thống, ổn định và bền vững đi đôi với xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu nông nghiệp hữu cơ là rất cần thiết.

Kỳ 4: Để xây dựng thương hiệu nông nghiệp hữu cơ “made in Vietnam”

(ĐCSVN) - Trên thực tế, hiện nay, người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm và đâu là sản phẩm không an toàn. Trong bối cảnh đó, việc phát triển mang tính hệ thống, ổn định và bền vững đi đôi với xây dựng các sản phẩm mang thương hiệu nông nghiệp hữu cơ là rất cần thiết.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top