Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Mã số vùng trồng: 'Chìa khóa' mở cửa thị trường cho nông sản xuất khẩu

Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc truy xuất nguồn gốc nông sản là cần thiết đối với mỗi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.

Với yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, việc truy xuất nguồn gốc nông sản là cần thiết đối với mỗi sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Do đó, để nông sản vươn xa, ngành Nông nghiệp tỉnh Long An đẩy mạnh xây dựng và cấp mã số vùng trồng (MSVT).

Ngành Nông nghiệp tỉnh khảo sát mã số vùng trồng sầu riêng tại huyện Tân Thạnh

Nhiều tín hiệu tích cực

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương trên địa bàn tỉnh tuyên truyền rộng rãi về vai trò và ý nghĩa của việc xây dựng MSVT trong sản xuất nông nghiệp, các quy định về cấp và quản lý MSVT. Từ đó, nông dân hiểu và chủ động tham gia xây dựng MSVT.

Thông tin từ Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh, đến nay, toàn tỉnh có 292 lượt MSVT với tổng diện tích 13.568,98ha được xuất khẩu sang các thị trường: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc, New Zealand, EU, Nga, Anh, Trung Quốc. Trong đó, thanh long có 228 mã số, chanh có 40 mã số, dưa hấu có 13 mã số, sầu riêng có 5 mã số, xoài có 2 mã số, chuối có 2 mã số, khoai lang có 1 mã số, mít có 1 mã số. Ngoài ra, toàn tỉnh có 164 cơ sở được cấp mã số cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu nông sản.

Nhờ được cấp MSVT, những năm gần đây, giá sầu riêng tăng lên rất cao, bình quân khoảng 120.000 đồng/kg, có thời điểm hơn 200.000 đồng/kg. Qua đó, góp phần tăng thêm thu nhập và giá trị trên đơn vị diện tích sản xuất.

Với 1,5ha sầu riêng được cấp MSVT, anh Trần Đăng Khoa (ấp Trương Công Ý, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh) bán sầu riêng thuận lợi và giá cao hơn. Bên cạnh đó, việc liên kết thành công với các công ty thu mua cũng góp phần giúp gia đình anh hạn chế được tình trạng “thừa hàng, dội chợ” và bị thương lái ép giá mỗi khi thu hoạch.

“Theo tôi, để xây dựng và giữ vững được MSVT, nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất từ truyền thống sang sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,... Cùng với đó, nông dân cần từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý cho vườn sầu riêng của mình nhằm giúp người tiêu dùng trong và ngoài nước có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm” - anh Khoa chia sẻ.

Theo Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh - Trần Minh Nghĩa, hiện nay, bên cạnh chất lượng, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm. Xây dựng MSVT là cơ sở quan trọng để khẳng định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sầu riêng, qua đó, xây dựng lòng tin về chất lượng, uy tín trên thị trường.

Toàn huyện Thạnh Hóa hiện có hơn 600ha chanh, tập trung ở xã Thuận Bình, Tân Hiệp. Trong đó, có hơn 103ha chanh ứng dụng công nghệ cao và 165ha chanh được doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu. Thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực xây dựng MSVT cho cây chanh nhằm ổn định đầu ra.

Ông Trương Văn Tư (xã Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa) cho biết, ông hiện là thành viên Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Hoàng Thành. Từ khi tham gia HTX, ông được tạo điều kiện tham gia các lớp tập huấn về quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, VietGAP và GlobalGAP; đồng thời, được kết nối với HTX Nông nghiệp Xanh (tỉnh Tiền Giang) để tiêu thụ nông sản.

Ông Tư nói: “Khi sản xuất theo quy trình VietGAP, nông sản bảo đảm chất lượng và có đầu ra ổn định, giá tiêu thụ cũng cao hơn giá thị trường từ 3.000-5.000 đồng/kg. Khi ứng dụng quy trình sản xuất này, nông dân chủ yếu sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, các chế phẩm sinh học, giúp bảo đảm an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm chi phí sản xuất. Hiện nay, HTX tích cực phối hợp ngành Nông nghiệp huyện để xây dựng MSVT cho cây chanh”.

Để nông dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của mã số vùng trồng

Nông dân trồng chanh huyện Thạnh Hóa tích cực xây dựng mã số vùng trồng nhằm ổn định đầu ra

Nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp MSVT, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nông sản được mở rộng thị trường tiêu thụ, ngành Nông nghiệp tỉnh tích cực phối hợp các địa phương tuyên truyền cho nông dân hiểu về mục đích, ý nghĩa của việc tham gia cấp MSVT để nông dân tự nguyện đăng ký.

Ngoài ra, ngành Nông nghiệp tỉnh còn tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho người sản xuất để thực hiện đúng quy trình sản xuất và các quy định khác của nước nhập khẩu.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp các địa phương vận động người sản xuất tham gia các tổ hợp tác, HTX để thuận lợi cho việc cấp MSVT cũng như trao đổi, mua bán sản phẩm sau thu hoạch. Ngoài ra, tăng cường công tác mời gọi doanh nghiệp tham gia cùng người sản xuất thực hiện cấp MSVT và thu mua sản phẩm sau khi vùng trồng được cấp mã số. Qua đó, tạo điều kiện cho nông dân an tâm sản xuất và mạnh dạn đăng ký tham gia.

Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền, việc xây dựng và cấp MSVT, mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng đối với xuất khẩu nông sản. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm bảo đảm tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc đối với nông sản. MSVT chính là “giấy thông hành” và là “chìa khóa” để mở cửa thị trường cho nông sản xuất khẩu chính ngạch vào các nước.

“Không riêng nông sản xuất khẩu mới cần truy xuất nguồn gốc mà nông sản tiêu thụ nội địa cũng cần bảo đảm vấn đề này. Do đó, việc xây dựng và cấp MSVT rất quan trọng. Các địa phương phải quan tâm, hỗ trợ các chủ thể, nông dân.

Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh tăng cường quản lý MSVT, mã số cơ sở đóng gói, bảo đảm các MSVT, mã số cơ sở đóng gói đã cấp và sẽ cấp đáp ứng tốt yêu cầu của các nước nhập khẩu” - ông Nguyễn Thanh Truyền cho biết./.

Bùi Tùng - Hoàng Tuân

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

(ĐCSVN) - Triển lãm hứa hẹn là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành sơn phủ, giấy, cao su, nhựa tại Việt Nam.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top