Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Mỹ chuẩn bị tịch thu tài sản Nga 

Gói viện trợ lớn dành cho Ukraine và những đồng minh khác mà Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa ký đồng thời cho phép Washington tịch thu tài sản của Nga trên nước Mỹ và sử dụng vì lợi ích của Kiev, theo AP.

Trụ sở Ngân hàng Trung ương Nga ở Mát-xcơ-va. Ảnh: Bloomberg

uy trình tịch thu được thực hiện theo Ðạo luật Tái thiết Kinh tế Thịnh vượng và Cơ hội cho người Ukraine (REPO). Nó được xem như biện pháp “thực thi nghĩa vụ” của Nga nhằm bồi thường thiệt hại mà Kiev gánh chịu từ “chiến dịch quân sự đặc biệt” do Mát-xcơ-va phát động từ tháng 2-2022. Theo luật mới, Tổng thống và Bộ Tài chính có 3 tháng để xác định tài sản của Nga ở Mỹ và báo cáo lại Quốc hội trong vòng 180 ngày. Một tháng sau thời hạn đó, Tổng thống sẽ được phép “chiếm giữ, tịch thu, chuyển nhượng hoặc bàn giao” bất kỳ tài sản thuộc chủ quyền nhà nước Nga trong phạm vi quyền tài phán của Mỹ, ngoại trừ tài sản ngoại giao.

Ðược biết, sau khi xung đột bùng phát, Mỹ và các đồng minh ngay lập tức đóng băng 300 tỉ USD tài sản Nga ở nước ngoài. Hiện khối tài sản đó vẫn bị phong tỏa với 232 tỉ USD đang nằm ở các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) và khoảng 5 tỉ USD ở Mỹ. Việc chuyển từ trang thái “đóng băng” sang tịch thu và giao dịch khối tài sản nói trên vì lợi ích của Ukraine đòi hỏi có thêm thủ tục tư pháp, bao gồm cơ sở pháp lý và xét xử tại tòa án.

Đồng minh do dự

Tổng thống Biden được quyền quyết định 5 tỉ USD của Nga được sử dụng như thế nào vì lợi ích của Ukraine. Nhưng trước khi hành động, chủ nhân Nhà Trắng phải tham khảo ý kiến các thành viên EU và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Bởi trong đạo luật nêu rõ bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm tịch thu và tái sử dụng tài sản thuộc chủ quyền của Nga phải được thực hiện cùng với các đồng minh toàn cầu và những quốc gia khác như một phần của nỗ lực phối hợp hành động.

Vào tháng 3, các nhà lãnh đạo EU nhất trí về mặt nguyên tắc với kế hoạch sử dụng lãi thu được từ tài sản Nga để viện trợ cho Ukraine và liên minh cũng đã bắt đầu thống kê riêng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga. Tùy vào lãi suất toàn cầu, số tiền thu về ước tính khoảng 2,7-3,3 tỉ USD/năm. Nếu triển khai kế hoạch, 90% số tiền sẽ được chuyển đến Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) để mua vũ khí cho Ukraine, 10% còn lại sử dụng cho mục đích tái thiết. Kiev cũng sẽ nhận được khoản thuế 25% hàng năm mà Bỉ đánh vào các khoản lợi nhuận từ tài sản Nga, dự kiến lên tới 1,84 tỉ USD trong năm nay.

Về lâu dài, các quan chức EU cho biết một phần nhỏ trong tiền lãi sẽ được giữ lại để ứng phó rủi ro pháp lý nếu Nga có phản ứng. Còn với việc tiến thêm bước chính thức chiếm giữ tài sản của Nga ở châu Âu, nhiều nhà lập pháp EU bắt đầu đầu kêu gọi có hành động hơn nữa sau động thái từ Mỹ. Song, tờ Financial Times cho biết một số nước như Pháp, Ðức và Ý vẫn do dự và “cực kỳ thận trọng”. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) nhấn mạnh việc sử dụng tiền bị đóng băng có thể gây nguy hiểm cho danh tiếng của đồng euro. Chủ tịch ECB Christine Lagarde cũng cảnh báo phải “cẩn trọng cân nhắc” vì tịch thu tài sản Nga như vậy có nguy cơ phá vỡ trật tự pháp lý quốc tế.

Rủi ro khó kiểm soát

Theo những ý kiến chỉ trích Ðạo luật REPO, vũ khí hóa tài chính toàn cầu nhằm chống lại Nga có thể gây tổn hại vị thế thống trị của đồng USD với những rủi ro mà Mỹ không thể lường trước. Trong đó, nó sẽ khiến nhiều quốc gia như Trung Quốc (nước nắm giữ 797,7 tỉ USD trái phiếu kho bạc Mỹ) nhận ra rằng việc giữ dự trữ bằng USD là không an toàn.

Về phần mình, Nga tuyên bố luật mới của Mỹ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu, rằng đây là sự xâm phạm đối với những tài sản của nhà nước và tài sản cá nhân và đều là hành vi bất hợp pháp. Ngày 22-4, người phát ngôn Ðiện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh mọi động thái của Mỹ nhằm đóng băng tài sản Nga tạo tiền lệ nguy hiểm và Mát-xcơ-va sẽ có hành động đáp trả. Trước đó, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin tuyên bố Mát-xcơ-va đã có cơ sở để tịch thu tài sản của phương Tây.

MAI QUYÊN

LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Libya nhân tháng lễ Ramadan

Phái bộ hỗ trợ của Liên hợp quốc tại Libya (UNSMIL) đề xuất các bên xung đột tại nước này thực hiện một thỏa thuận nhân đạo, ngừng giao tranh khi tháng lễ Ramadan bắt đầu vào ngày 06/5.

Nga nói gì về phát biểu của ông Pompeo sau vụ Triều Tiên thử tên lửa?

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh việc gắn vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên với chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tới Nga là điều sai lầm.

Ngoại trưởng Nga: Tổng thống Putin có thể gặp Tổng thống Mỹ Trump

Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết không loại trừ khả năng Tổng thống Nga V.Putin có thể gặp Tổng thống Mỹ D.Trump trong thời gian tới.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bất ngờ có chuyến thăm đến Iraq

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm không báo trước tới Baghdad và có cuộc gặp với Thủ tướng nước chủ nhà cùng nhiều quan chức khác.

Tổng thống Iran ra tối hậu thư về việc thực hiện thỏa thuận hạt nhân

Tổng thống Iran thông báo sau 60 ngày, Iran sẽ 'thu hẹp' việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là sẽ tăng mức độ làm giàu urani.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Đại diện cấp cao EU và bộ trưởng các nước châu Âu

Tại cuộc gặp với Đại diện cấp cao EU và bộ trưởng các nước EU, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định EU và các thành viên EU là những đối tác ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Chuyên gia Nga: Đảng Cộng sản Việt Nam là nền tảng của uy tín Việt Nam

Chuyên gia Grigory Trofimchuk khẳng định dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vị thế, uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao, chính trị được duy trì ổn định, kinh tế tiếp tục phát triển.

Thủ tướng sẽ đồng chủ trì đối thoại về cách mạng công nghiệp 4.0

Khoảng 7h sáng ngày 23/1 giờ địa phương (khoảng 13 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 tại Davos (Đa-vốt), Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab (Clau Soáp).

Thủ tướng sẽ đồng chủ trì đối thoại về cách mạng công nghiệp 4.0

Khoảng 7h sáng ngày 23/1 giờ địa phương (khoảng 13 giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Zurich, Thụy Sĩ, bắt đầu chuyến tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2019 tại Davos (Đa-vốt), Thụy Sĩ theo lời mời của Chủ tịch sáng lập và điều hành WEF Klaus Schwab (Clau Soáp).

Việt Nam coi trọng hợp tác nhiều mặt với Thái Lan

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thái Lan; đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam và Đoàn Đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Thái Lan.

Tin tức thế giới ngày 10-1 

Tốc độ tăng trưởng việc làm của Hàn Quốc trong năm 2023 tuy chậm hơn năm 2022, nhưng tỷ lệ người có việc làm tại nước này lại đạt mức cao kỷ lục.

Taxi bay sắp cất cánh tại Mỹ 

Taxi bay nội ô có thể bắt đầu phục vụ hành khách tại các thành phố của Mỹ vào năm 2028 bằng cách tuân thủ những quy định bay hiện áp dụng cho các trực thăng và máy bay tầm thấp khác, theo các nhà quản lý liên bang.

Giáo viên Hàn Quốc có quyền cấm sử dụng điện thoại và đuổi học sinh gây rối khỏi lớp 

Bộ Giáo dục Hàn Quốc thông báo bắt đầu từ tháng 9 tới, giáo viên tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ có quyền đuổi và tịch thu điện thoại di động của những học sinh gây rối nếu họ tiếp tục làm gián đoạn hoạt động của lớp học

TIN TỨC THẾ GIỚI 25-8 

Nga yêu cầu Nhật Bản minh bạch trong vấn đề xả nước thải nhiễm xạ

Trung Quốc kêu gọi người dân tránh hoang mang đổ xô tích trữ muối 

Nhà sản xuất muối lớn nhất tại Trung Quốc đã kêu gọi người dân tránh đổ xô đi mua tích trữ sản phẩm này sau khi Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra Thái Bình Dương gây lo ngại về nguồn cung muối an toàn.
Top