Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nắng nóng gay gắt không còn là điều bất thường 

Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nắng nóng gay gắt diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sóng nhiệt cao cực đoan sẽ chưa dừng lại và điều này đã được cảnh báo, không còn là điều bất thường.

Từ đầu năm 2024 đến nay, hiện tượng nắng nóng gay gắt diễn ra khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, sóng nhiệt cao cực đoan sẽ chưa dừng lại và điều này đã được cảnh báo, không còn là điều bất thường.

Chính quyền thành phố Manila của Philippines thực hiện dự án hồ bơi di động giúp trẻ em vượt qua nắng nóng. Ảnh: Getty Images 

Những cảnh báo thành sự thật

Trong báo cáo hồi tháng 1-2024, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết kỷ lục nhiệt độ được thiết lập mỗi tháng kể từ tháng 6 đến tháng 12-2023 và xu hướng nóng lên này sẽ tiếp tục trong năm 2024 do hiện tượng El Nino làm khí hậu ấm lên. Cơ quan Khí quyển và Ðại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cũng dự báo, 67% khả năng năm 2024 sẽ ấm hơn năm 2023 và chắc chắn tới 99% rằng năm 2024 sẽ nằm trong nhóm 5 năm nóng nhất từ trước đến nay.

Lãnh đạo WMO, bà Celeste Saulo cảnh báo, hiện tượng El Nino xuất hiện vào giữa năm 2023 có thể khiến Trái đất còn nóng hơn nữa vào năm 2024. “Sự chuyển dịch từ La Nina sang El Nino vào giữa năm 2023 được phản ánh rõ ràng qua sự gia tăng nhiệt độ”, Hãng tin AFP dẫn lời bà Saulo.

“Do El Nino thường có tác động lớn nhất đến nhiệt độ toàn cầu sau khi đạt đỉnh nên năm 2024 có thể còn nóng hơn nữa”, lãnh đạo WMO nói.

Hiện tượng El Nino trở lại vào cuối năm 2023, hơn 3 năm sau khi hiện tượng La Nina xuất hiện trên Thái Bình Dương. Hiện tượng này thường xuất hiện khoảng 3-4 năm/lần và kéo dài 8-12 tháng.

Nắng nóng lên tới gần 50°C

Tại Ấn Ðộ, bang Odisha đã hứng chịu đợt nắng nóng cục bộ ở nhiều nơi vượt quá 40°C, như tại thị trấn Boudh có nhiệt độ cao nhất bang với 44,4°C. Trung tâm Khí tượng Ấn Ðộ dự báo nước này sẽ phải đối mặt với nắng nóng khắc nghiệt đến tháng 6, trong đó các khu vực miền Trung và miền Tây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tại Philippines, Cơ quan Quản lý dịch vụ thiên văn, địa vật lý và khí quyển (PAGASA) dự báo nhiều khu vực thành phố như Dagupan (tỉnh Pangasinan), Aparri (Cagayan), Infanta (Quezon)... có chỉ số nhiệt ở mức 42°C và 44°C.

Theo kết quả nghiên cứu công bố hôm 18-4 của nhóm nhà khoa học thuộc World Weather Attribution (WWA) chuyên điều tra mối liên hệ giữa hiện tượng nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên toàn thế giới, đợt nắng nóng gay gắt ở Tây Phi khiến nhiệt độ tăng vọt hơn 45°C vào đầu tháng 4. Nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận vào ngày 3-4 tại Mali với 48,5°C.  Nắng nóng cực độ cũng thiêu đốt nhiều vùng ở Burkina Faso, Niger, Nigeria, Benin, Togo, Ghana, Côte d'Ivoire, Mauritania, Senegal, Gambia, Guinea-Bissau và Guinea.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy một đợt nắng nóng như vậy vẫn còn tương đối hiếm, ngay cả trong điều kiện khí hậu ngày nay nóng lên 1,2°C. Trên khắp khu vực Tây Phi rộng lớn hơn, nhiệt độ ban ngày cao tương tự có thể xảy ra khoảng 30 năm một lần. Tuy nhiên, nhiệt độ ban ngày giống như nhiệt độ ở Mali dự kiến sẽ xảy ra khoảng 200 năm một lần.   

Dù vậy, các nhà khoa học cũng cảnh báo các đợt nắng nóng cực độ như trên sẽ trở nên phổ biến hơn và thậm chí còn nguy hiểm hơn, trừ khi thế giới tránh xa nhiên liệu hóa thạch và các quốc gia nhanh chóng giảm lượng khí thải xuống mức 0. Nếu toàn cầu nóng lên thêm 2°C, như dự báo sẽ xảy ra vào những năm 2040 hoặc 2050, những hiện tượng tương tự sẽ xảy ra thường xuyên hơn gấp 10 lần.

Nhiều kỷ lục về nhiệt độ có thể bị phá vỡ

Hồi năm ngoái, đợt nắng nóng bất thường ghi nhận ngày 18-7 đã khiến nhiệt độ ở nhiều thành phố của Ý đạt mức kỷ lục, trong đó nhiệt độ tại thủ đô Rome lên tới 42°C. Nắng nóng được ghi nhận lên đến 47°C ở khu vực Sardinia và 45-46°C ở Sicily.

Ðến đầu tháng 8-2023, thủ đô Buenos Aires của Argentina ghi nhận nắng nóng bất thường giữa mùa đông với nhiệt độ vượt quá 30°C, mức kỷ lục trong vòng 117 năm qua. Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Argentina, nhiệt độ tại thủ đô của quốc gia Nam Mỹ này ngày 1-8 đạt 30,1°C, phá vỡ mức kỷ lục được ghi nhận ngày 1-8-1942. Ngày 1-8-2023 cũng đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2014 nhiệt độ vào mùa đông ở Nam bán cầu vượt quá 30°C.

  Một nghiên cứu cho thấy một đợt nắng nóng vào năm 2022 có thể đã khiến hơn 70.000 người tử vong trên khắp châu Âu. Trong đó Ý là quốc gia châu Âu ghi nhận số ca tử vong vì nắng nóng cao nhất, với 18.010 người. Theo sau là Tây Ban Nha và Đức với lần lượt 11.324 và 8.173 người. Nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các ca tử vong vì nắng nóng là người trên 80 tuổi và 63% ca tử vong là nữ giới. Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh xác nhận nước này có khoảng 4.500 ca tử vong liên quan đến nắng nóng trong năm 2022.  Chưa có thống kê hay báo cáo về năm 2023. Tuy nhiên, dự báo con số tử vong sẽ cao hơn. Giới chức y tế Pháp cho biết hơn 5.000 người nước này đã tử vong trong đợt nắng nóng mùa hè năm 2023.

Tháng 9-2023, Cục Khí tượng Úc cho biết phần lớn các khu vực ở nước này đã phải hứng chịu đợt nắng nóng bất thường trong mùa xuân. Tại sân bay Sydney Kingsford Smith ở thành phố Sydney, mức nhiệt được ghi nhận lên tới 34,2°C, cao hơn 12°C so với mức trung bình của tháng 9 hàng năm. Ðợt nắng nóng này xảy ra sau khi Cục Khí tượng Úc cho rằng các dấu hiệu về hiện tượng El Nino đang mạnh lên và có thể khiến thời tiết ở nước này nóng hơn và khô hơn.

Các nhà khoa học cho biết, nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng khoảng 1,1°C kể từ năm 1880, khiến nhiệt độ cực cao xảy ra thường xuyên hơn, trong khi Trái đất nóng lên làm tăng nguy cơ mưa lớn do bầu khí quyển ấm có thể chứa nhiều nước hơn.

Báo cáo của Cơ quan Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu công bố đầu năm 2024 ghi nhận năm 2023 là năm nóng nhất thế giới trong 100.000 năm qua và cũng là năm nắng nóng kỷ lục từ trước đến nay. Tuy nhiên, kỷ lục này có thể sẽ tiếp tục bị phá vỡ ở những năm tiếp theo. Theo báo cáo, năm 2023 là một năm rất đặc biệt về độ nóng, ngay cả khi so sánh với những năm rất nóng khác. Kể từ tháng 6-2023, tháng nào cũng là tháng nóng nhất thế giới được ghi nhận so với tháng tương ứng của những năm trước.

Khi đối chiếu với các hồ sơ dữ liệu khí hậu của những năm trước đó, nhiệt độ của hành tinh năm 2023 đã ấm hơn 1,48°C so với thời kỳ tiền công nghiệp 1850-1900, khi con người bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch ở quy mô công nghiệp, đẩy carbon dioxide vào khí quyển. Cần lưu ý rằng Thỏa thuận Paris năm 2015 nhằm mục đích hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức dưới 2°C so với mức tiền công nghiệp, với kịch bản tốt nhất là 1,5°C. Năm 2023 cũng là năm đầu tiên nhiệt độ mỗi ngày nóng hơn 1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu của Liên minh châu Âu Carlo Buontempo nhấn mạnh, bất chấp sự gia tăng các mục tiêu khí hậu của chính phủ và các công ty, lượng khí thải CO2 thải ra môi trường vẫn ở mức cao kỷ lục vào năm 2023.

“Lịch sử” nắng nóng ở Việt Nam

Ðài khí tượng thủy văn Nam Bộ cho biết, thông thường từ trung tuần tháng 2 hàng năm, Nam bộ sẽ bắt đầu xuất hiện nắng nóng một vài nơi tại các tỉnh miền Ðông. Tuy nhiên, trong năm nay nắng nóng xuất hiện sớm tại các tỉnh Nam bộ, điều này cũng giống như những năm El Nino mạnh (2016 hay 2020).

Riêng mùa nắng năm 2024 giống với tình trạng mùa nắng nóng 1998. Năm 1998, ở Nam Bộ từ cuối tháng 1 đã xảy ra một vài ngày nắng nóng, nhiệt độ một số nơi đạt 35-37°C, tại TP Hồ Chí Minh lên tới 37,4°C. Nắng nóng xảy ra mạnh nhất ở khu vực miền Ðông sau đó lan sang các tỉnh miền Tây. Nắng nóng kéo dài suốt 3 tháng, chỉ xen kẽ một vài ngày nhiệt độ về dưới mức 35°C. Ðây là hiện tượng hiếm thấy ở Nam Bộ. Năm nay, nắng nóng và nắng nóng gay gắt cũng bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 1. Từ đầu tháng 2 bắt đầu xảy ra nắng nóng diện rộng và ghi nhận mức nhiệt độ cao lịch sử đến 38°C ở Biên Hòa (Ðồng Nai). Ðến đầu tháng 3 ghi nhận mức nhiệt cao nhất đến 38,5°C và bước sang đầu tháng 4 vượt 39°C.


ĐỨC TRUNG (Tổng hợp)

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

Bạo lực bùng phát sau cuộc biểu tình ở khu vực Tây Nam Sudan

Khoảng 5.000 người thoạt đầu tuần hành hòa bình từ trại tị nạn Atash đến doanh trại của Sư đoàn bộ binh số 16, tuy nhiên, ngay sau đó họ đã tấn công binh sỹ Sudan và tìm cách chiếm giữ các xe quân sự.

Palestine kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp về căng thẳng tại Gaza

Chính quyền Palestine (PA) kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lập tức nhóm họp nhằm chấm dứt các cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.

Sri Lanka trục xuất 200 giáo sỹ Hồi giáo sau loạt vụ tấn công

Bộ Nội vụ Sri Lanka đã trục xuất hơn 600 công dân nước ngoài, trong đó có 200 giáo sĩ Hồi giáo, sau loạt vụ đánh bom liều chết trong ngày lễ Phục sinh.

Tăng cường hợp tác giữa Tổng cục Hải quan hai nước Việt Nam và Nigeria

(ĐCSVN) – Mặc dù ở cách xa nhau về vị trí địa lý song trong năm 2018 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nigeria đạt 535 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu qua Nigeria 105 triệu USD, tăng trưởng 50% so với năm 2017; Việt Nam nhập khẩu từ Nigeria 430 triệu USD.

Tăng cường hợp tác giữa Tổng cục Hải quan hai nước Việt Nam và Nigeria

(ĐCSVN) – Mặc dù ở cách xa nhau về vị trí địa lý song trong năm 2018 tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nigeria đạt 535 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu qua Nigeria 105 triệu USD, tăng trưởng 50% so với năm 2017; Việt Nam nhập khẩu từ Nigeria 430 triệu USD.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc

Chiều ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xã giao đồng chí Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.

Cơ hội học tập tại Indonesia với học bổng Darmasiswa

(ĐCSVN) – Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam ngày 21/1 thông báo về Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia năm học 2019 – 2020.

Australia tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông - thủy sản của Việt Nam vào thị trường

Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm ghi thêm dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước và hai Quốc hội; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia.

Khó tìm việc, dân Trung Quốc đổ xô thi công chức 

Theo ghi nhận của truyền thông Trung Quốc, hơn 3 triệu người đã tham gia kỳ thi công chức hằng năm vào cuối tuần qua. Con số kỷ lục đó cho thấy giới trẻ ở đất nước tỉ dân mong muốn có được một công việc ổn định

Người lớn tuổi Singapore ngày càng cô đơn 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sự cách biệt với xã hội ảnh hưởng đến khoảng 25% số người lớn tuổi trên thế giới. Tại Singapore, tỷ lệ người lớn tuổi phải đối mặt với tình trạng cô độc đó cao hơn rất nhiều

Tượng gà trống trở lại đỉnh tháp chuông Nhà thờ Ðức Bà Paris 

Ngày 16-12, một tượng gà trống bằng vàng đã được đặt lên đỉnh tháp chuông của Nhà thờ Ðức Bà (Notre-Dame) ở thủ đô Paris của Pháp, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình trùng tu di tích lịch sử này

Tin tức thế giới ngày 21-12 

Theo hãng tin Yonhap, sóng lạnh từ Bắc Cực đang tràn qua khắp đất nước Hàn Quốc trong ngày 21-12 và được dự báo sẽ kéo dài đến hết tuần này. Với nhiệt độ trung bình ở Seoul dao động trong khoảng từ -22 độ C đến -14 độ C,

Cải cách thúc đẩy nông thôn Trung Quốc ngày càng hiện đại 

Những du khách lần đầu đến Làng Houbaligou có thể kiểm tra lại bản đồ để chắc rằng mình đến đúng nơi, do khu vực này trông giống đô thị hơn nông thôn: các tòa nhà cao tầng dọc theo những con đường rộng rãi,
Top