Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nắng nóng “thiêu đốt” Ðông Nam Á 

Chính phủ các nước trong khu vực đang nỗ lực ứng phó trước “đợt nắng nóng lịch sử” xảy ra trên khắp Ðông Nam Á. Theo giới chuyên môn, xu hướng này là “không thể tránh khỏi” và thời tiết khắc nghiệt sẽ còn kéo dài

Chính phủ các nước trong khu vực đang nỗ lực ứng phó trước “đợt nắng nóng lịch sử” xảy ra trên khắp Ðông Nam Á. Theo giới chuyên môn, xu hướng này là “không thể tránh khỏi” và thời tiết khắc nghiệt sẽ còn kéo dài khi đây là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu.

Công nhân làm việc tại nhà máy tái chế thép ở ngoại ô Bangkok (Thái Lan) trong đợt nắng nóng tồi tệ nhất lịch sử. Ảnh: Washington Post

Ảnh hưởng lan rộng

Hồi tháng 3, Malaysia ghi nhận ít nhất 2 ca tử vong do nắng nóng, bao gồm một thanh niên 22 tuổi và bé trai mới biết đi. Sự việc làm dấy lên mối quan tâm đặc biệt trên khắp nước này về nguy cơ mắc các bệnh liên quan khí hậu. Ðể hạ nhiệt, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia và lực lượng vũ trang Malaysia đã xem xét làm mưa nhân tạo ở một số khu vực. Ðây là quá trình trong đó các chất hóa học được cấy vào các đám mây để tăng lượng mưa trong môi trường khan hiếm nước. Nhà chức trách còn có kế hoạch giám sát 650 điểm nóng trên toàn quốc để ngăn cháy rừng bùng phát.

Cùng tuần đó, Việt Nam đã ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi nhiệt độ ở miền Nam cao bất thường lên tới 40oC khiến nhiều cánh đồng lúa khô hạn. Một số vùng tại Campuchia, Lào cũng chịu đựng nhiệt độ 40oC. Ðặc biệt ở thị trấn Minbu thuộc miền Trung Myanmar, khu vực này có thời điểm ghi nhận nhiệt độ lên tới 44oC. Ðây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử khí hậu Ðông Nam Á, một trạm khí tượng đo được mức nhiệt độ cao như trên vào thời điểm sớm thế này trong năm.

Còn ở Philippines, nhiệt độ hàng ngày ở một số nơi vào đầu tháng 4 đã vượt quá 42oC, mức nguy hiểm mà cơ quan thời tiết cảnh báo có thể gây chuột rút và kiệt sức vì nóng. Trang tin Guardian cho biết Bộ Giáo dục Philippines sau đó cho phép gần 4.000 trường học tạm đóng cửa hoặc dạy từ xa. Cơ quan này còn có kế hoạch chuyển năm học trở lại khung thời gian từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau khi nhiều giáo viên cho biết họ bị chóng mặt, đau đầu còn học sinh không thể tập trung và tệ nhất là gặp các vấn đề về sức khỏe như chảy máu cam. Trong khi ở Singapore, một số trường học không buộc học sinh mặc đồng phục mà cho phép mặc đồ thể dục rộng rãi, mát mẻ hơn từ cuối tháng 3.

Riêng Thái Lan bị cho ảnh hưởng nặng nề nhất với mức nóng bức và độ ẩm không ngừng tăng lên trong 13 tháng qua. Theo các nhà chức trách, nhiệt độ ở nước này có thể lên tới 43oC-44,5oC trong tháng 4. Nhiệt độ ở nhiều vùng biển Thái Lan đang cao đến mức các nhà khoa học lo ngại tình trạng tẩy trắng san hô có thể diễn ra. Nước nóng còn đe dọa các trang trại cá địa phương và có nguy cơ đẩy người chăn nuôi rơi vào cảnh nợ nần.

Cùng với Thái Lan, thời tiết cực đoan gây thiếu nước trầm trọng và kéo giảm năng suất cây trồng, lương thực cũng đe dọa sinh kế của nông dân nhiều quốc gia trong khu vực. Trước nỗi lo thiếu gạo do khô hạn, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh cho quân đội hỗ trợ nông dân trồng lúa từ tháng 12-2023.

Mưa lớn gây lũ lụt tại miền Nam Trung Quốc.

Nắng nóng do đâu?

Là nơi sinh sống của hơn 675 triệu người thuộc 11 quốc gia khác nhau, Ðông Nam Á ngay từ đầu hè năm 2024 đã chứng kiến ​​nhiệt độ cao ở mức chưa từng thấy với khoảng cách giữa các đợt nắng hạn đang rút ngắn hơn so với trước đây. Tình trạng thời tiết cực đoan trở lại khu vực sau cảnh báo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), rằng Ðông Nam Á bị ảnh hưởng bởi điều kiện nắng nóng khắc nghiệt khi nhiệt độ thường xuyên tăng vọt lên trên 30oC vào tháng 2, cao hơn nhiều so với mức trung bình theo mùa.

Theo các nhà khoa học, nắng nóng bất thường ở khu vực là hệ quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra cũng như tác động của El Niño, hiện tượng thời tiết xảy ra khi lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo Thái Bình Dương nóng lên dị thường. Tuy nhiệt độ trung bình ở khu vực vẫn tăng lên theo mỗi thập kỷ kể từ năm 1960, các chuyên gia cho biết vấn đề đáng lo nhất là những đợt nắng nóng chết người dần trở nên thông thường, biến các đô thị thành “bẫy nhiệt” và làm trầm trọng thêm tác động tiêu cực của nhiệt độ cao đến sức khỏe.

Trong năm nay, các nhà khoa học cảnh báo làn sóng nhiệt ở Ðông Nam Á có thể kéo dài mà chưa xác định được ngày “hạ nhiệt”. Bởi điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố như mô hình thời tiết, cũng như nỗ lực giải quyết của chính phủ các nước.

Trong một chia sẻ, Giám đốc Benjamin Horton tại Ðài quan sát Trái đất của Singapore (EOS) cho biết mức nhiệt mà toàn cầu trải qua trong 12 tháng qua (cả ở đất liền và trên đại dương) đã khiến giới khoa học ngạc nhiên. “Chúng tôi luôn biết rằng thế giới sẽ đi theo hướng này với lượng khí nhà kính ngày càng tăng, nhưng chúng ta đã phá vỡ tất cả những kỷ lục khí hậu vào năm 2023 và 2024 có lẽ còn tệ hơn” - Giáo sư Horton cảnh báo.

Cảnh báo “stress nhiệt” gia tăng ở châu Âu

Châu Âu sẽ ngày càng hứng chịu những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu đựng được do biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu gia tăng. Đây là một phần nội dung báo cáo mà Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công bố ngày 22-4.

Báo cáo cho biết châu Âu đang nóng lên nhanh gấp đôi mức trung bình toàn cầu, đồng thời dự báo trong tương lai, các đợt nắng nóng sẽ kéo dài với cường độ mạnh hơn. Cùng với tình trạng dân số già hóa và việc người dân di chuyển đến sinh sống ở các thành phố, tình trạng nắng nóng gia tăng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), “stress nhiệt”, hay căng thẳng do nhiệt gây ra đối với cơ thể, là nền nhiệt độ cao hơn mức cơ thể có thể chịu đựng được mà không ảnh hưởng xấu đến sinh lý. Hiện tượng này thường xảy ra ở nhiệt độ trên 35°C và trong môi trường có độ ẩm cao. Tuy nhiên, stress nhiệt có thể gây ra những rủi ro đối với sức khỏe con người nếu chịu đựng trong một thời gian dài, đặc biệt đối với những người lao động ngoài trời như công nhân, người cao tuổi và những người có bệnh nền như tim mạch và tiểu đường.

Khí hậu ngày càng khó lường

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) tuần rồi đã chứng kiến trận mưa bão lớn nhất trong ít nhất 75 năm, với lượng mưa 24 giờ tương đương hơn một năm. Các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngôi nhà bị rò rỉ, mất điện, cơn bão đã khiến phần lớn đất nước rơi vào tình trạng bế tắc và gây ra thiệt hại đáng kể. Trước nay, mưa bão là điều rất hiếm ở UAE và nhiều khu vực khác trên bán đảo Arab, nơi được biết đến với khí hậu sa mạc khô hạn. Nhiều người cho rằng lượng mưa lớn có thể là do thời tiết bị thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu. Song, vẫn có nhiều nghi vấn cho rằng việc làm mưa nhân tạo có thể đã gây ra hiện tượng vừa rồi.

MAI QUYÊN (Tổng hợp)

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

Bạo lực bùng phát sau cuộc biểu tình ở khu vực Tây Nam Sudan

Khoảng 5.000 người thoạt đầu tuần hành hòa bình từ trại tị nạn Atash đến doanh trại của Sư đoàn bộ binh số 16, tuy nhiên, ngay sau đó họ đã tấn công binh sỹ Sudan và tìm cách chiếm giữ các xe quân sự.

Palestine kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp về căng thẳng tại Gaza

Chính quyền Palestine (PA) kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lập tức nhóm họp nhằm chấm dứt các cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.

Sri Lanka trục xuất 200 giáo sỹ Hồi giáo sau loạt vụ tấn công

Bộ Nội vụ Sri Lanka đã trục xuất hơn 600 công dân nước ngoài, trong đó có 200 giáo sĩ Hồi giáo, sau loạt vụ đánh bom liều chết trong ngày lễ Phục sinh.

Cơ hội học tập tại Indonesia với học bổng Darmasiswa

(ĐCSVN) – Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam ngày 21/1 thông báo về Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia năm học 2019 – 2020.

Australia tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông - thủy sản của Việt Nam vào thị trường

Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm ghi thêm dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước và hai Quốc hội; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia.

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tăng cường phòng chống tội phạm qua tương trợ tư pháp

Đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Việt Nam và Cơ quan Tổng Chưởng lý Singapore, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề nghị hai bên tích cực phối hợp giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự, thu hồi tài sản do phạm tội mà có.

Tổng thống Mỹ Biden ký sắc lệnh giải mật tài liệu về sự kiện 11/9

Bộ Tư pháp và các cơ quan liên bang khác sẽ bắt đầu xem xét các tài liệu liên quan loạt vụ khủng bố hôm 11/9/2001 và Bộ trưởng Tư pháp sẽ công bố thông tin được giải mật trong vòng 6 tháng tới.

Hội đồng Bảo an thông qua hai nghị quyết về Afghanistan và Iraq

Nghị quyết 2596 quyết định gia hạn kỹ thuật nhiệm vụ của Phái bộ hỗ trợ LHQ tại Afghanistan thêm sáu tháng; còn Nghị quyết 2597 gia hạn nhiệm vụ của UNITAD thêm 12 tháng.

Nga khánh thành tượng đài vinh danh các bác sỹ trong đại dịch COVID-19

Tượng đài được đặt tại khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Y học của Đại học Y Quốc gia Moskva số 1 mang tên Sechenov nằm trên phố Bolshaya Pirogovskaya.

Hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua dự luật cải cách bầu cử

Dự luật có nội dung bao gồm một số sửa đổi trong luật địa phương, bao gồm thay đổi thành phần của Ủy ban Bầu cử và Hội đồng lập pháp, hoạt động của Ủy ban thẩm tra tư cách...

Mỹ tái khẳng định vẫn xúc tiến hội nghị thượng đỉnh với Nga

Nhà Trắng khẳng định không có sự thay đổi nào đối với kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Top