Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhiều cách làm hay trong giải quyết việc làm, giảm nghèo

Huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” là cách mà tỉnh thực hiện trong thời gian qua.

Huy động các nguồn lực chăm lo cho người nghèo với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau” là cách mà tỉnh thực hiện trong thời gian qua. Đây cũng là biện pháp giúp các địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

1. Năm 2018, xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc được hỗ trợ 250 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững và nguồn vốn đối ứng của địa phương để thực hiện mô hình Nhân rộng giảm nghèo cho dự án “Trồng rau theo hướng bền vững giai đoạn 2018-2020”. Đối tượng được hỗ trợ từ mô hình là hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trên địa bàn xã.

Theo đó, 27 hộ được hỗ trợ, trong đó, có 9 hộ nghèo, 4 hộ cận nghèo và 14 hộ mới thoát nghèo. Mức hỗ trợ mỗi hộ nghèo 15 triệu đồng, hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo 10 triệu đồng để mua vật tư trồng rau. Sau khi kết thúc mô hình, các hộ này sẽ hoàn trả 30% vốn cho địa phương để tiếp tục hỗ trợ những hộ nghèo, cận nghèo khác. Sau thời gian triển khai, thực hiện, đến nay, mô hình giúp 8 hộ thoát nghèo, 3 hộ thoát cận nghèo và nhiều hộ vươn lên, có cuộc sống ổn định.

Gia đình chị Trần Thị Thoàn (xã Phước Lâm, huyện Cần Giuộc) thuộc diện hộ nghèo, được hỗ trợ từ mô hình Nhân rộng giảm nghèo. Nhờ mô hình này, gia đình chị không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá ở địa phương. Chị Thoàn bộc bạch: “Số tiền 15 triệu đồng thời điểm đó có ý nghĩa lớn với vợ chồng tôi bởi hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có vốn sản xuất, kinh tế dựa vào tiền làm thuê, làm mướn nên không có dư. Sau khi được hỗ trợ phân bón, hạt giống, gia đình tôi cải tạo đất xung quanh nhà, trồng 1.000m2 rau. Ngoài ra, tranh thủ thời gian rảnh, vợ chồng tôi đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Giờ đây, kinh tế gia đình ổn định, không còn chịu cảnh “thiếu trước, hụt sau” nên mừng lắm!”.

Chị Trần Thị Thoàn được hỗ trợ 15 triệu đồng để mua hạt giống, phân bón trồng 1.000m2 rau

Theo Chủ tịch UBND xã Phước Lâm - Nguyễn Thị Hồng Duyên, sau khi triển khai, thực hiện mô hình, xã cử cán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, giúp đỡ và động viên các gia đình xóa dần tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước mà cố gắng vượt khó vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Kết quả, đến nay, xã còn 0,67% hộ nghèo và 1,63% hộ cận nghèo.

2. Tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương cũng là một trong những biện pháp góp phần giảm nghèo bền vững, giảm tệ nạn xã hội. Với cách làm này, anh Lưu Hồng Huỳnh (xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) nhận hạt điều từ các công ty, sau đó giao lại cho lao động nhàn rỗi ở địa phương gia công. Hiện cơ sở gia công hạt điều của anh Hồng Huỳnh tạo việc làm thường xuyên cho hơn 50 lao động, bình quân thu nhập trên 100.000 đồng/người/ngày.

Anh Hồng Huỳnh chia sẻ: “Sau mùa vụ, lao động nhàn rỗi ở địa phương khá nhiều, bên cạnh đó, phần lớn phụ nữ lớn tuổi ở nhà lo việc nội trợ nên có nhiều thời gian rảnh và có nhu cầu làm việc để kiếm thêm thu nhập. Thấy vậy, tôi nhận hạt điều về, giao lại cho mọi người gia công. Gia công hạt điều không bó buộc thời gian nên phù hợp với những người nội trợ và lao động nhàn rỗi”.

Gia công hạt điều giúp lao động nhàn rỗi, người nội trợ có thêm thu nhập

Trước đây, chị Nguyễn Thị Thu Ngân (xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ) làm công nhân. Sau khi sinh em bé, chị quyết định nghỉ việc ở nhà để chăm sóc con. Biết đến cơ sở gia công hạt điều của anh Hồng Huỳnh, chị Thu Ngân đến nhận về gia công. Chị Thu Ngân nói: “Gia công hạt điều thu nhập không cao nhưng phù hợp với những người nội trợ vì vừa có thể quán xuyến việc nhà, vừa tranh thủ thời gian rảnh để làm. Mỗi ngày, sau khi lo cơm nước cho gia đình và đưa con đi học, tôi bóc vỏ lụa hạt điều, cố gắng làm cũng có thêm khoản tiền trang trải chi phí sinh hoạt trong gia đình”.

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác giảm nghèo của tỉnh đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Đến nay, hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,3%, hộ cận nghèo còn 2,42%./.

Kim Ngọc

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Trại giam Long Hòa tổ chức gặp mặt gia đình phạm nhân 2017

Ngày 19/11, Trại giam Long Hòa (Tổng Cục VIII – Bộ Công An) tổ chức Hội nghị gặp mặt gia đình phạm nhân lần 2 năm 2017.

Lãnh đạo tỉnh Long An thăm hỏi người dân bị thiệt hại do bão số 14

Ngày 19/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo huyện Bến Lức đến thăm hỏi người dân trên địa bàn xã Thạnh Hòa, nơi có nhiều căn nhà của người dân bị tốc mái do ảnh hưởng của bão số 14.

Qua sông nhớ người đưa đò

“Tôn sư trọng đạo”, “Uống nước nhớ nguồn” là đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Phát huy truyền thống tốt đẹp đó, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tri ân các thầy cô giáo về hưu.

“Khéo” vận động xây dựng nông thôn mới

Với những cách làm sáng tạo, sự tiên phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, thi đua “Dân vận khéo” thực sự trở thành phong trào thường xuyên, liên tục trong nhân dân và cả hệ thống chính trị

Mưa lớn kéo dài gây ngập lụt tại Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế

Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và đới gió Đông trên cao hoạt động mạnh, trong hai ngày 20-21/11, tỉnh Quảng Trị đã có mưa to đến rất to; lượng mưa đo được phổ biến từ 400-500 mm.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top