Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Nhiều doanh nghiệp lo lắng khi hội nhập TPP

Phần lớn các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến Hiệp định TPP, kể cả những doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực có nhiều lợi thế là dệt may.

Tiến trình đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) đang bước vào giai đoạn cuối chuẩn bị cho việc ký kết. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ dường như chưa quan tâm đến TPP, kể cả những doanh nghiệp nằm trong lĩnh vực có nhiều lợi thế khi vào TPP là dệt may.

Thưc hiện đi tắt, đón đầu để hội nhập kinh tế quốc tế một cách thuận lợi, cách đây 3 năm, Hội Dệt may thêu đan TP HCM đã tổ chức không ít cuộc trao đổi, thảo luận để các hội viên tiếp cận về TPP. Bởi dệt may là ngành được hưởng lợi nhiều nhất khi TPP được ký kết.

Ông Phạm Xhf uân Hồng, Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP HCM cho biết, để chuẩn bị cho các Hiệp định mới như TPP, FTA, Hội dệt may thêu đan TP HCM khuyến khích các doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, liên kết với nhau, chuẩn bị những điều kiện như nguyên phụ liệu để làm tốt FOB và chuẩn bị tốt cho các hiệp định khác sắp tới.

Tham gia Hiệp định TPP, các doanh nghiệp may cần phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. (Ảnh: Internet)

Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM đã cùng với Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư Thành phố cũng đã liên tục tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, tọa đàm, hội thảo, bàn về TPP. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp Hội doanh nghiệp thành phố, cứ 10 doanh nghiệp chỉ có khoảng 5 doanh nghiệp biết về TPP. Với khoảng 200.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP HCM, nhưng chỉ có khoảng một nửa số doanh nghiệp biết đến TPP thì quả là điều đáng lo ngại.

Bà Phó Nam Phượng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM cho biết, doanh nghiệp rất thiếu thông tin về TPP. Sự chuẩn bị cho TPP của các doanh nghiệp vẫn còn rất sơ sài, thậm chí có người không hiểu TPP là gì. Trung tâm đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và mời doanh nghiệp đến nghe miễn phí, tuy nhiên vẫn không có nhiều các doanh nghiệp tham gia.

Lý giải cho việc thiếu quan tâm đến TPP, nhiều doanh nghiệp cho rằng: Tình hình kinh tế khó khăn, họ đang phải gồng mình để lo cho sự tồn tại của doanh nghiệp, ít có thời gian để quan tâm, tìm hiểu kỹ về TPP. Họ còn có chung tâm lý là tới đâu hay tới đó. TPP còn rất xa vời và không ảnh hưởng nhiều đến ngành nghề của doanh nghiệp đang hoạt động.

Ông Lý Hoàng Nguyên, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Kỹ thuật Nguyệt Nhân thừa nhận: “Doanh nghiệp có quan tâm đến TPP nhưng chưa thấu đáo, mặc dù biết rằng nếu hiểu được về TPP thì chắc chắn mỗi doanh nghiệp sẽ có khả năng hưởng lợi từ hiệp định này”.

Việt Nam đang có thế mạnh về dệt may và có nhiều lợi thế hơn hẳn các nước châu Á về tay nghề và kinh nghiệm. Vì vậy, khi hội nhập TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành này.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại mà theo Tập đoàn dệt may Việt Nam là trong tổng số 2.000 doanh nghiệp dệt may của cả nước thì số doanh nghiệp chuẩn bị cho TPP chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phần lớn những đơn vị quan tâm đến TPP là các tập đoàn lớn, vì chỉ có những tập đoàn mới có đủ điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu và chuẩn bị tốt cho hội nhập TPP, còn doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thật sự hết sức khó khăn. 

Để hội nhập tốt TPP, những yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp Việt Nam là phải chuẩn bị về nguồn nhân lực, nguồn thiết bị công nghệ mới và đảm bảo về vấn đề sở hữu trí tuệ.

Riêng với ngành dệt may, muốn thắng lợi khi vào TPP thì phải chủ động về nguồn nguyên phụ liệu có xuất xứ từ Việt Nam. Nhà sản xuất phải tự thiết kế mẫu, chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sản xuất ra sản phẩm của mình và bán thẳng sản phẩm cho những người mua hàng (buyer) tại các triển lãm chào hàng quốc tế, có như vậy mới thắng lớn.

Trong khi đó lâu nay, ngành dệt may Việt Nam chủ yếu làm hàng gia công, chưa tự chủ động sản xuất, khâu thiết kế còn hạn chế, nguồn nguyên phụ liệu sản xuất từ trong nước lại là khâu yếu nhất chưa thể giải quyết được.

Đơn cử, mỗi năm thị trường Việt Nam tiêu thụ tới 6,8 tỷ mét vải, nhưng nguồn cung cấp tại Việt Nam chỉ có 800 triệu mét vải. Vì vậy, 6 tỷ mét vải còn lại doanh nghiệp trong nước buộc phải nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc và mua trôi nổi trên thị trường.

Còn về dệt nhuộm, một doanh nghiệp tại TP HCM chia sẻ: Muốn đầu tư một nhà máy nhuộm phải có diện tích đất 10ha, ngoài ra còn phải mất hàng tỷ đồng để nhập trang thiết bị, máy móc. Thế nhưng, điều này lại nằm ngoài khả năng của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, rất cần có sự quan tâm đầu tư của nhà nước trong việc quy hoạch, phát triền vùng nguyên liệu và đầu tư cho dệt, nhuộm phục vụ ngành dệt may trong hội nhập.

Được hỏi về TPP, ông Nguyễn Hữu Toàn, Phó Giám đốc Công ty CP May Sài Gòn 2 cho biết, theo thông tin cập nhật mới nhất, 3 – 4 năm đầu tham gia TPP, sản phẩm vào thị trường Mỹ vẫn được hưởng thuế suất 0%, nguồn nguyên liệu cũng được nhập từ nước ngoài vào.

Tuy nhiên ông Toàn cũng chia sẻ những khó khăn với doanh nghiệp dệt may đang gặp phải khi hội nhập TPP: “Sau thời gian 3 – 4 năm đâu, các doanh nghiệp phải thực hiện chính sách Yarn Forward tức là nguyên tắc xuất xứ từ sợi trở đi. Điều này đòi hỏi công nghiệp dệt trong nước phải phát triển đủ mạnh. Đối với lĩnh vực may, ngay từ bây giờ phải chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước. Vì may mà không có vải thì không thể thực hiện Yarn Forward được”.

Tại Hội nghị thường niên lần thứ 48 của Hội đồng thành viên Ủy ban Thương mại Khẩn cấp Hoa Kỳ (ECAT) diễn ra tại Mỹ ngày 15/7 vừa qua, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh đã khẳng định: Cùng với các cơ hội, lợi ích, TPP mang đến không ít thách thức cho Việt Nam, rõ nhất là nguy cơ doanh nghiệp trong nước không đủ sức cạnh tranh, không tận dụng được cơ hội để mở rộng thị trường xuất khẩu, thậm chí có thể sẽ phải thua thiệt thị phần ngay trên "sân nhà", ảnh hưởng công ăn việc làm của người lao động.

Nguy cơ đã được chỉ rõ, thế nhưng ở trong nước, công tác thông tin tuyên truyền và nhất là khâu chuẩn bị hội nhập TPP cho doanh nghiệp dường như mới bắt đầu. Các doanh nghiệp - lực lượng chính trực tiếp tham gia thực hiện các quy định của TPP thất sự chưa quan tâm, hoặc là thờ ơ đón nhận, còn số ít doanh nghiệp thì tự mình lên kế hoạch chuẩn bị tham gia. Vì vậy, để hội nhập tốt kinh tế quốc tế, đã đến lúc rất cần có sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành, địa phương trong việc chuẩn bị chính sách phù hợp để thực hiện chứ không thể để doanh nghiệp tự bơi./.

Cao Thoa/VOV - TP HCM

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Giá vàng thế giới tăng, trong nước chững lại

(ĐCSVN) – Giá vàng sáng 18/8 trên thị trường quốc tế tiếp tục tăng giá sau khi Mỹ công bố doanh số bán lẻ yếu hơn so với kỳ vọng. Trong khi đó, tại thị trường trong nước giá vàng không có biến động so với chốt phiên trước.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top