Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Những chiếc 'cần câu' sinh kế

Giúp người dân phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo là mục tiêu mà các địa phương trong huyện Châu Thành, tỉnh Long An luôn hướng tới. Bên cạnh việc quan tâm tặng quà, hỗ trợ giải quyết khó khăn về nhà ở, các địa phương còn tổ chức nhiều chương trình, hoạt động giúp các hộ nghèo, cận nghèo có nguồn vốn, kiến thức để phát triển sản xuất. Đó chính là những chiếc “cần câu” sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo vươn lên, ổn định cuộc sống.

Những nguồn vốn kịp thời

Vườn bí đao của ông Nguyễn Xuân Bình (ấp 1, xã Hiệp Thạnh, huyện Châu Thành) đang cho trái, đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định cho gia đình trong thời gian chờ thanh long cho thu hoạch. Vợ chồng ông Bình đều sống bằng nghề nông nghiệp, con của ông đang độ tuổi tới trường.

Nhiều năm trước, do thiếu vốn và kỹ thuật, việc sản xuất của vợ chồng ông gặp nhiều khó khăn, gia đình thuộc diện hộ cận nghèo của xã. Là hội viên Hội Nông dân xã, ông được tham gia tổ góp vốn xoay vòng trong chi hội. Mỗi thành viên đóng góp 500.000 đồng/tháng. Hàng tháng, số tiền đóng góp được trao cho 1 thành viên trong tổ làm vốn phát triển sản xuất. Ông Bình kể: “Với nguồn vốn xoay vòng gần 15 triệu đồng, khi được nhận, tôi đầu tư trồng lại 1 vụ hoa màu hoặc mua phân bón, thuốc chăm sóc vườn thanh long.

Các thành viên khác thấy hoàn cảnh gia đình tôi khó khăn nên thường ưu tiên cho tôi nhận vốn trước để bắt đầu đợt gieo trồng mới. Tổ góp vốn không tính lãi, như một cách để dành, tôi cũng “nhẹ lo” phần trả lãi. Nhiều lợi ích như vậy nên tôi tham gia tổ góp vốn cũng được mấy năm rồi”. Chí thú làm ăn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp xoay vòng, kinh tế gia đình ông Bình dần phát triển. Hiện gia đình ông đã thoát diện cận nghèo.

Với nguồn vốn góp xoay vòng, ông Nguyễn Xuân Bình (ấp 1, xã Hiệp Thạnh) đầu tư trồng hoa màu và chăm sóc cho vườn thanh long

Theo Chủ tịch Hội Nông dân xã Hiệp Thạnh - Nguyễn Ngọc Hạnh, mô hình góp vốn xoay vòng trong chi hội nông dân được duy trì từ nhiều năm và ngày càng phát triển. Hiện tại, cả 7 chi hội thuộc 7 ấp đều có tổ góp vốn xoay vòng với số lượng thành viên tham gia từ 30-40 người, mang lại hiệu quả tích cực. Bà Hạnh cho biết: “Mô hình góp vốn xoay vòng tại các chi hội giúp hỗ trợ nguồn vốn kịp thời cho hội viên, đặc biệt là hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi tiếp tục vận động nhân rộng mô hình, hướng tới mỗi chi hội có 2-3 tổ góp vốn”.

Việc hỗ trợ nguồn vốn cho hộ nghèo, cận nghèo giúp họ có điều kiện phát triển sản xuất là cách làm hiệu quả, được nhiều địa phương thực hiện. Nguồn vốn hỗ trợ có thể không quá lớn nhưng sẽ là nền tảng để các gia đình bắt đầu hoặc mở rộng việc sản xuất, góp phần tăng thu nhập, từng bước cải thiện kinh tế.

Tháng 6 vừa qua, UBMTTQ Việt Nam xã An Lục Long tổ chức trao tiền hỗ trợ cho 4 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã với tổng kinh phí 35 triệu đồng. Nguồn vốn được trích từ Quỹ Vì người nghèo của địa phương. Thông tin từ UBND xã An Lục Long, trước khi tổ chức trao nguồn vốn hỗ trợ, địa phương tiến hành tiếp cận, khảo sát nhu cầu về vốn của các hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

Nắm được có 3 hộ dân mong muốn có vốn nuôi dê và 1 hộ cần vốn trồng hoa màu, UBMTTQ Việt Nam xã trao kinh phí hỗ trợ, tạo điều kiện cho họ phát triển kinh tế. Theo đánh giá của địa phương, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất là việc làm thiết thực, phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của các hộ nghèo, cận nghèo, tạo động lực cho các hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trong khi các nguồn vốn hỗ trợ từ xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển sản xuất nhỏ thì nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội giúp các hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn lớn hơn với lãi suất ưu đãi. Từ đầu năm 2023 đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành giải ngân gần 20 tỉ đồng để người dân duy trì và trồng mới thanh long. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH theo định hướng của Đảng bộ huyện, thực hiện thành công các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững. Hộ nghèo toàn huyện vào cuối năm 2022 là 0,53%.

Trao kiến thức và cơ hội

Ngoài hỗ trợ vốn, huyện Châu Thành còn chú trọng hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo bằng nhiều biện pháp khác. Dự án Chăn nuôi bò thịt giai đoạn 2020-2023 đã trao cơ hội cho 1 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo ở xã Vĩnh Công và Thuận Mỹ. Theo đó, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí 15 triệu đồng, hộ cận nghèo được hỗ trợ 10 triệu đồng làm vốn chăn nuôi bò thịt, góp phần cải thiện đời sống.

Là một trong những hộ dân được hỗ trợ kinh phí trong dự án chăn nuôi bò thịt, anh Huỳnh Tuấn Kiệt (ấp 6, xã Vĩnh Công) chia sẻ: “Nhận được 15 triệu đồng tiền vốn nuôi bò, tôi vui lắm! Nuôi bò ít tốn chi phí, chủ yếu lấy công làm lời. Nếu bò bán được giá thì gia đình tôi sẽ có lời”.

Theo đánh giá của UBND huyện, dự án chăn nuôi bò thịt góp phần giúp người dân hiểu rõ đường lối, chủ trương về chương trình giảm nghèo bền vững; đồng thời, động viên các hộ nghèo, cận nghèo xóa dần mặc cảm hoặc ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng.

UBMTTQ Việt Nam xã An Lục Long trao vốn hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo (Ảnh: địa phương cung cấp)

Bên cạnh đó, địa phương còn nỗ lực giúp người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận khoa học - kỹ thuật, cách thức sản xuất hiệu quả thông qua các lớp dạy nghề, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển KT-XH được các xã, thị trấn đặc biệt chú trọng.

Từ đầu năm 2023 đến nay, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện phối hợp các xã, thị trấn tổ chức mở 10 lớp đào tạo nghề cho 290 lao động nông thôn, trong đó, nghề phi nông nghiệp 2 lớp với 50 học viên, nghề nông nghiệp 8 lớp với 240 học viên tham gia. Các lớp dạy nghề chủ yếu là kỹ thuật trồng thanh long, chăm sóc cây cảnh, trồng rau mầm, trồng nấm,...

Thông qua việc triển khai nhiều chương trình, hoạt động, huyện Châu Thành trao cho hộ nghèo, cận nghèo động lực để phát triển sản xuất, từng bước thoát nghèo./.

Quế Lâm

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Việt Nam có nên áp dụng điều trị COVID-19 tại nhà như nhiều nước

(ĐCSVN) - Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đợt dịch lần 4 Việt Nam ghi nhận gần 6.000 ca mắc, gấp đôi 3 đợt dịch trước cộng lại. Việc điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó việc lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân và người trong gia đình rất dễ xảy ra.

Hà Nam có gần 3.500 sáng kiến tham gia Chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển"

(ĐCSVN) – Ngày 15/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị Biểu dương, khen thưởng công nhân lao động (CNLĐ) xuất sắc năm 2020 và sáng kiến tiêu biểu trong Chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển".

TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 19 ca COVID-19

(ĐCSVN) - Ngày 16/6, TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 19 ca COVID-19 (BN11285, BN11287-BN11304) lây nhiễm ở cộng đồng.

Ưu tiên lưu thông xe chở vải thiều từ Bắc Giang

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho phép ưu tiên lưu thông đối với các phương tiện vận chuyển vải thiều từ tỉnh Bắc Giang.

Chậm tiến độ giải ngân, sẽ xử lý trách nghiệm người đứng đầu

(ĐCSVN) - Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến hết tháng 5/2021, Bộ đã giải ngân được khoảng 13.516 tỷ đồng, đạt 32,7% kế hoạch phân bổ và 32,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top