Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Rút hết vốn tại "con bò sữa tỷ đô": Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Giới chuyên gia cho rằng, sau khi thoái hết vốn Nhà nước, các doanh nghiệp như Vinamilk, FPT... sẽ hoạt động hiệu quả hơn, tăng tính cạnh tranh hơn. Động thái này cũng sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán, thu hút thêm dòng vốn đầu tư từ khối ngoại.

 

(Ảnh minh hoạ).

Đầu tháng 10 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã ký văn bản yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn tại 10 doanh nghiệp, bao gồm những doanh nghiệp lớn niêm yết trên sàn chứng khoán như Vinamilk, FPT, Bảo hiểm Bảo Minh…

Theo ước tính, khi thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp trên, Nhà nước có thể thu về khoảng 3 tỷ USD. Trong đó, riêng việc thoái hết 45,1% cổ phần tại Vinamilk đã có thể mang lại cho ngân sách thêm 2,5 tỷ USD.

Lộ trình còn “bỏ ngỏ”

Trước nhiều đồn đoán về thời điểm thoái vốn khỏi 10 doanh nghiệp trên, phát biểu trên VTV mới đây, ông Lại Văn Đạo - Tổng giám đốc SCIC cho hay, hiện đơn vị này chưa quyết định thời điểm cụ thể để rút vốn khỏi các doanh nghiệp.

“Thị trường chứng khoán cuối năm thường biến động lớn và cũng phải tính tới các tác động từ việc nới tỷ lệ sở hữu (room) cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng thế nào đến giá cổ phiếu, nhất là khi danh mục 10 doanh nghiệp này đa phần sẽ được nới room”, ông Đạo nói.

Theo ông Đạo, trước khi đưa ra lộ trình cụ thể, SCIC sẽ rà soát xem thời điểm nào có lợi nhất để đảm bảo việc thoái vốn mang lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước. Về phương thức thoái vốn, các đơn vị niêm yết sẽ thực hiện bán khớp lệch hoặc giao dịch ngoài sàn, còn đối với các doanh nghiệp chưa niêm yết sẽ áp dụng cơ chế bán đấu giá một phần hoặc bán theo lô.

Hiện có thể thấy, cả 10 doanh nghiệp nằm trong danh sách thoái vốn của SCIC lần này đều đang là những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong ngành nghề, lĩnh vực liên quan. Việc thoái hết vốn Nhà nước dự báo sẽ tác động đáng kể tới hoạt động của các doanh nghiệp.

Do đó, bản thân doanh nghiệp và các chuyên gia trong ngành cho rằng, cần có một lộ trình cụ thể để có lợi nhất về mặt chi phí cũng như lợi ích mà Nhà nước thu về. Câu chuyện thoái vốn cũng được lưu ý trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều biến động như hiện nay.

Chia sẻ về lộ trình rút vốn tại “con gà đẻ trứng vàng” Vinamilk, đại diện Bộ Tài chính, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp từng nói rằng, vấn đề quan tâm trước tiên khi quyết định bán vốn của Nhà nước hay không là cổ phần đó được định giá bao nhiêu và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp sau khi bán thế nào.

Tương lai nào cho doanh nghiệp và cả SCIC?

Có tới 8 doanh nghiệp trong 10 đơn vị nằm trong kế hoạch thoái vốn lần này hiện đang niêm yết trên sàn chứng khoán và 2 trong số đó là Vinamilk và FPT rất được lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Cả cổ phiếu VNM và FPT thường được giao dịch nội khối với mức giá chênh lệch cao hơn so với thị trường khoảng 10-20% do hết room dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, việc SCIC thoái vốn cùng thời điểm với hướng dẫn tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài theo dự thảo thông tư 74 đang được thực hiện được giới chuyên môn đánh giá sẽ mở ra cơ hội cho bên mua, trong số đó đặc biệt nhấn mạnh tới sức hút với nhà đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc thoái vốn khỏi những doanh nghiệp như Vinamilk hay FPT được giới chuyên gia đánh giá rằng không những mang lại sự chủ động cho bản thân doanh nghiệp mà còn giúp thị trường tăng tính minh bạch, tăng khả năng cạnh tranh.

"Trên nguyên tắc, Chính phủ không nên đầu tư vào những doanh nghiệp mang tính cạnh tranh thị trường như vậy. Vinamilk không phải là doanh nghiệp liên quan tới an ninh, quốc phòng và trong lĩnh vực tiêu dùng, tại các nước tiên tiến trên thế giới, Chính phủ nước họ cũng không nắm giữ nữa. Do đó, đây là việc không thể không làm”, TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, về phía SCIC, có lo ngại đặt ra rằng sau khi đem bán hàng loạt “con gà đẻ trứng vàng” thì đơn vị này sẽ sống dựa vào đâu?

Cần phải nhắc lại, hiện trong danh mục đầu tư của SCIC, những doanh nghiệp nổi bật nhất, mang lại khoản cổ tức hàng năm khổng lồ vẫn bao gồm những doanh nghiệp nằm trong danh sách thoái vốn lần này. Trong khi đó, nhiều khoản đầu tư lớn như dự án Tháp tài chính quốc tế hay dự án gang thép Thái Nguyên vốn bị thua lỗ lớn.

Dĩ nhiên, với số tiền thu về khi thoái vốn, ngoài một phần nộp lại cho ngân sách, SCIC có thể sẽ tiếp tục dành phần còn lại để đầu tư vào những doanh nghiệp khác, có đủ tầm thay thế Vinamilk hay FPT. Tuy nhiên, năng lực quản trị của SCIC cũng là vấn đề cần được lưu ý để nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư.

Chứng khoán sẽ “lên hương”?

Nhận định về thông tin từ SCIC, Công ty chứng khoán HSC cho rằng, đây là một bước đột phá giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể tiếp cận nhiều hơn đối với những bluehcips lớn như VNM và FPT.

HSC nhận định, thị trường chắc chắn sẽ đón nhận thông tin này một cách tích cực do hiện tại đang thiếu hụt nguồn cung các cổ phiếu chủ chốt dẫn đến khó thu hút các dòng vốn lớn hơn vào thị trường.

Tuy nhiên, thị trường sẽ còn phải chờ 3 yếu tố: Thời gian thực hiện cụ thể: Liệu thay đổi về định nghĩa công ty/nhà đầu tư nước ngoài như trong dự thảo thay thế Thông tư 74 có được phê duyệt hay không và danh sách ngành kinh doanh có điều kiện.

Chung quan điểm với HSC, Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, động thái của Nhà nước có thể mở đường cho sự tham gia nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài tại các công ty này, nếu các công ty này được cho phép và quyết định sẽ nâng tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài.

“Tuy nhiên, việc thiếu lộ trình cụ thể khiến nhiều nhà đầu tư quan ngại và giảm kỳ vọng vào thị trường. Nhà nước nên thể hiện quyết tâm bằng việc sớm công bố kế hoạch chi tiết và cam kết thực hiện”, một chuyên gia nhìn nhận./.

Phương Dung/dantri.com.vn

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

(ĐCSVN) - Triển lãm hứa hẹn là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành sơn phủ, giấy, cao su, nhựa tại Việt Nam.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top