Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống cách mạng, chị Nguyễn Thị Hồng Thắm (SN 1984, ngụ ấp 2, xã Bình Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) luôn tự hào, sống có lý tưởng và nỗ lực không ngừng để cống hiến sức mình cho quê hương, xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ ông cha, trong đó có người thân trong gia đình. Chị còn xây dựng gia đình hạnh phúc và nuôi dạy con ngoan, học giỏi.

Vẻ vang gia đình cách mạng

Chị Thắm có bà ngoại là Mẹ Việt Nam Anh hùng Võ Thị Tý; các cậu: Nguyễn Thành Long, Nguyễn Văn Dậu, Nguyễn Văn Vinh là liệt sĩ; các dì: Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Thanh tham gia cách mạng, trong đó dì Nguyễn Thị Huệ được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Ba; cậu Nguyễn Văn Xiêu tham gia phục vụ cách mạng, hiện là thương binh. Có người thân không tiếc thân mình để chiến đấu, hy sinh bảo vệ đất nước trong thời chiến tranh, là con cháu trong gia đình, chị Thắm luôn tự hào về lòng yêu nước và tinh thần quả cảm đó. Chị và những người con, cháu của thế hệ sau luôn nhắc nhớ về truyền thống cách mạng của gia đình qua lời dạy của cha mẹ.

“Tôi lớn lên trong gia đình có 7 anh, chị, em tại vùng quê nghèo, còn nhiều gian khó. Đời sống khó khăn, gia đình đông anh, chị, em nhưng cha mẹ luôn tạo điều kiện cho chúng tôi ăn học đến nơi, đến chốn để có nghề nghiệp ổn định, trước tiên là lo cho bản thân, gia đình, sau là cống hiến cho quê hương, xã hội” - chị Thắm trải lòng.

Gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Thắm

Được tạo điều kiện học tập và tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, các anh, chị, em trong gia đình chị Thắm nỗ lực vượt qua khó khăn, cố gắng vươn lên trong cuộc sống, nhất là trau dồi kiến thức để có công việc ổn định, phát triển kinh tế gia đình.

Chị Thắm kể: “Gia đình anh chị hai của tôi có 2 người con, trong đó người con lớn đang học thạc sĩ. Gia đình anh chị ba có 1 người con, hiện tốt nghiệp cao đẳng và có công việc ổn định. Anh chị tư và các em tôi đều là đảng viên, viên chức, trong đó có 1 người em gái là Nhà giáo Ưu tú và là nhà giáo tiêu biểu của tỉnh tham gia gặp mặt Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính vào năm 2022 nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Con của các anh, chị, em đều chăm ngoan, vâng lời cha mẹ, học giỏi, biết giúp đỡ mọi người và được giáo dục về truyền thống cách mạng của gia đình để luôn tự hào và sống xứng đáng với sự hy sinh quý giá đó”.

Với gia đình chị Thắm, việc giáo dục truyền thống cách mạng của gia đình đóng vai trò quan trọng để các con, cháu ghi nhớ công ơn của thế hệ trước, trong đó có người thân trong gia đình. Từ đó, mỗi người con, cháu sẽ khắc sâu ý thức trách nhiệm giữ gìn và tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình. Vào các dịp đám giỗ ngoại, các cậu, Tết Nguyên đán, các thành viên trong đại gia đình chị Thắm cùng ngồi lại, ôn truyền thống quý báu mà ông bà, các cậu đã “viết nên”, qua đó nhắc nhở, giáo dục con, cháu nhìn vào gương sáng của dòng họ để có động lực học tập, làm việc.

Chị Thắm chia sẻ: “Nhờ sự giáo dục về truyền thống cách mạng của gia đình, thế hệ con, cháu cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan, chăm lo gia đình, quan tâm giáo dục các con ra sức học tập để có cơ hội cống hiến trí tuệ cho sự phát triển của địa phương”.

Nỗ lực làm việc và xây dựng gia đình hạnh phúc

Là người con trong gia đình có truyền thống cách mạng, chị Thắm nỗ lực học tập từ nhỏ và chọn nghề giáo viên mầm non để cống hiến sức mình cho quê hương. Hiện chị Thắm là Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Thành (huyện Đức Huệ).

Chị Thắm cho biết: “Tôi ra trường năm 2004 và nhận nhiệm sở tại Trường Tiểu học Mỹ Bình (huyện Đức Huệ), phụ trách dạy lớp mẫu giáo trong 4 năm. Sau đó, tôi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Mỹ Bình. Năm 2017, tôi được điều động về làm Hiệu trưởng Trường Mầm non Bình Thành cho đến nay. Dù ở vị trí, đơn vị công tác nào, tôi luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nhất là giúp trẻ phát triển 5 lĩnh vực: Nhận thức, thẩm mỹ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thể chất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị”.

Mỗi ngày, chị Thắm không chỉ làm việc nghiêm túc, sắp xếp, bố trí thời gian phù hợp, quản lý nhân sự theo đúng quy định mà còn tự học, tự rèn để ngày càng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Chị Thắm chú trọng việc học qua tham gia các đợt học tập, bồi dưỡng chuyên môn do ngành Giáo dục tổ chức và tự học thêm kiến thức mới liên quan qua Internet, sách, báo in, đồng nghiệp và những tư vấn của lãnh đạo. Nhờ những nỗ lực đó, trong hơn 16 năm làm công tác quản lý, chị và đơn vị luôn được xếp hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

Không chỉ giỏi việc nước, chị Thắm còn đảm việc nhà. Chồng chị là bộ đội công tác tại Ban Chỉ huy Quân sự huyện Mộc Hóa. Anh công tác xa nhà nên chị luôn cố gắng chu toàn mọi việc trong gia đình và chăm lo tốt cho 2 con.

“Tôi hiểu và thông cảm cho tính chất công việc của chồng nên tạo điều kiện tốt nhất cho anh an tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Chồng tôi cũng vậy, luôn tin tưởng, quan tâm và chia sẻ với tôi. Đó cũng là bí quyết giúp chúng tôi gìn giữ gia đình hạnh phúc” - chị Thắm bộc bạch.

Dù chồng công tác xa nhà nhưng sợi dây gắn kết các thành viên vẫn luôn bền chặt. Mỗi ngày, anh, chị và 2 con trò chuyện, chia sẻ mọi chuyện để hiểu nhau hơn. Vào dịp cuối tuần, đầy đủ 4 thành viên, gia đình trân trọng những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau, nhất là qua các bữa cơm gia đình. Chị Thắm còn sắp xếp thời gian để các con gần gũi 2 bên gia đình nội, ngoại, qua đó gắn kết hơn với dòng họ, người thân.

Trong chăm sóc, giáo dục con, chị Thắm và chồng cố gắng rèn luyện cho các con thói quen học tập, biết vâng lời cha mẹ, nhất là hiểu cho công việc của cha khi phải công tác xa nhà, từ đó yêu thương và tự hào hơn về cha là Bộ đội Cụ Hồ như tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình.

Chị Thắm cho biết thêm: “Tôi luôn nhắc nhở, tạo điều kiện cho con học tập cũng như sắp xếp thời gian cho con nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Tôi chú trọng dạy con tính tự lập, nhất là tự dọn dẹp góc học tập gọn gàng, ngăn nắp. Tôi cũng thường xuyên cùng học với con để hỗ trợ khi có khó khăn, tuy nhiên không làm thay con mà gợi ý để con tự tìm ra câu trả lời”.

Tự hào tiếp nối truyền thống gia đình, chị Thắm và những anh, chị, em trong gia đình đã và đang tiếp tục giữ gìn, tiếp nối và trao truyền niềm tự hào đó cho thế hệ kế thừa./.

An Nhiên

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Chung tay vì trẻ em bị ảnh hưởng đại dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam ngày 10/6 cho biết hiện có gần 7.000 trẻ em ở 26 tỉnh, thành phố đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch COVID-19, số lượng trẻ em điều trị COVID-19 và phải cách ly sẽ tiếp tục tăng.

Hà Nội: Tiếp nhận gần 20,7 tỷ đồng ủng hộ mua vắc xin và phòng, chống dịch COVID-19

(ĐCSVN) - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội đã tiếp nhận gần 20,7 tỷ đồng ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 của các tập thể, cá nhân. Trong đó, hơn 2,345 tỷ đồng ủng hộ phòng chống dịch COVID-19 và hơn 18,344 tỷ đồng mua vắc xin.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

(ĐCSVN) - Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhập internet thành một phần tất yếu của cuộc sống.

EVNHCMC tăng cường công tác ứng phó với mưa giông, lốc xoáy

(ĐCSVN) - Bước vào mùa mưa, tại TP Hồ Chí Minh đã xuất hiện những cơn giông, lốc xoáy và mưa lớn. Để hạn chế thấp nhất các sự cố do thiên tai gây ra, đảm bảo việc cung ứng điện an toàn trên địa bàn, Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh (EVNHCMC) đã khẩn trương triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời.

Truy vết khẩn 2 bệnh nhân COVID-19 dự đám giỗ ở Bạc Liêu

(ĐCSVN) - Chiều 10/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu (CDC Bạc Liêu) cho biết đang khẩn trương truy vết, khoanh vùng các trường hợp liên quan đến 2 bệnh nhân COVID-19 dự đám giỗ ở Bạc Liêu, vừa được Bộ Y tế công bố.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top