Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Tốc độ tăng năng suất lao động 3 năm liên tiếp bị “hụt hơi”?

(ĐCSVN) - Năng suất lao động được coi là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững có nguy cơ năm thứ 3 liên tiếp bị "hụt hơi", không đạt mục tiêu đề ra.

Năng suất lao động - yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế đã đến lúc cần được coi một trong những điểm “nghẽn” của phát triển kinh tế - xã hội.

Bởi theo báo cáo mới nhất của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/10 cho thấy, trong 05/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt mục tiêu đề ra trong năm 2023 thì chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội năm thứ 3 liên tiếp “hụt hơi”. Nếu như tốc độ tăng năng suất lao động năm 2021, 2022 lần lượt là 4,6%, 4,8% thấp hơn so với mục tiêu đặt ra là 5,5% thì năm 2023 ước tính tăng 3,77 - 4,76%. Như vậy, bình quân 3 năm 2021-2023 tăng 4,36 - 4,69%, thấp hơn so với bình quân 3 năm 2016 - 2018 (6,26%). 

Dự kiến chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động năm thứ 3 liên tiếp không đạt mục tiêu đề ra (Ảnh minh họa: KT)

Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nếu năng suất lao động tăng 1% thì GDP của toàn nền kinh tế tăng 0,94 điểm phần trăm. Như vậy, với mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5-7%/năm giai đoạn 2021-2030, năng suất lao động phải là động lực tăng trưởng với mức tăng trung bình 6-6,5%/năm.

Nếu so với các nước trong khu vực Châu Á, năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 12,2% mức năng suất của Singapore, bằng 63,9% của Thái Lan, bằng 94,2% của Philippines, bằng 24,4% của Hàn Quốc, bằng 58,9% so với Trung Quốc. 

Tại nhiều diễn đàn, các chuyên gia đã chỉ rõ năng suất lao động của nước ta thấp là do: Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế chưa hợp lý; Chưa phát huy được vai trò chủ đạo của năng suất lao động nội ngành; Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp thấp; Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh còn hạn chế, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu; Nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội...

Năng suất lao động tăng thấp cho thấy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ theo chiều rộng (tận dụng nguồn lao động giá rẻ) sang tăng trưởng theo chiều sâu (tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo) còn chậm và cần quan tâm thúc đẩy hơn trong thời gian tới. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhấn mạnh: “Nguồn nhân lực là động lực nội sinh cốt lõi của nền kinh tế” khi phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023.

Hẳn nhiên, Việt Nam còn nhiều dư địa để nâng cao năng suất lao động bởi những kết quả những năm gần đây vẫn cách xa so với mục tiêu đã nêu. Song đây đúng là việc rất khó, không thể ngày một, ngày hai có thể tăng năng suất lao động ngay được. Nâng cao năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực, kỹ năng và chuyên môn của người lao động.

Để đạt được tốc độ tăng trưởng năng suất cao, Ngân hàng Thế giới cho rằng giải pháp chủ yếu nằm ở việc cải thiện các đặc điểm của lực lượng lao động trẻ hiện nay. Cần mở rộng độ bao phủ, phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng hệ thống giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (chú trọng kỹ năng, đạo đức kinh doanh...), tăng cường đào tạo kỹ năng nghề, chú trọng đầu tư, chuẩn bị trước một bước nguồn nhân lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong tương lai... Việc ưu tiên đào tạo các tài năng cá biệt và các kỹ năng mới nổi phải là chính sách hàng đầu đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Trong khi đó, ILO đề nghị nghiên cứu triển khai cấp bằng hoặc giấy chứng nhận hành nghề một cách thực chất theo tiêu chuẩn quốc tế, đúng với năng lực chuyên môn và kỹ năng của người lao động; giúp nâng cao trình độ, tính cạnh tranh của lực lượng lao động trong nền kinh tế. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc cần nghiên cứu sớm thành lập Ủy ban Năng suất quốc gia như một số quốc gia có năng suất lao động cao đã làm. Để hoà nhịp với xu hướng thay đổi của kinh tế thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, cùng toàn bộ hệ thống chính trị cần thấm nhuần nhận thức về tầm quan trọng của việc nâng cao năng suất lao động. Phải coi nâng cao năng suất lao động là giải pháp quan trọng hàng đầu, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Suy cho cùng, để “cạnh tranh sòng phẳng” với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới, chúng ta phải cạnh tranh bằng năng suất lao động vượt trội./.

Tú Giang

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Không để tái diễn tình trạng “ép” học sinh không thi vào lớp 10

(ĐCSVN) - Dù không phải là câu chuyện mới nhưng cứ đến trước thời điểm các địa phương tổ chức kỳ thi vào 10 THPT công lập, thì câu chuyện “ép” học sinh không thi vào lớp 10 lại “ nóng” các diễn đàn xã hội với nhiều phương thức gây bức xúc dư luận.

Trẻ em sử dụng mạng xã hội - lợi ích và rủi ro

(ĐCSVN) – Để bảo vệ giới trẻ khỏi những rủi ro ảnh hưởng tới sức khoẻ tâm thần, một số quốc gia đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Đưa nước sạch về với người dân vùng hạn, mặn

Nhằm giúp các hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng hạn, mặn, Đoàn Thanh niên Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp tổ chức vận chuyển nước sinh hoạt đến hỗ trợ người dân xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc.

Sôi nổi hoạt động Tháng Công nhân

Hơn 10 năm qua, Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội lớn của công nhân, lao động cả nước. Tại Long An, các cấp Công đoàn đã đẩy mạnh triển khai nhiều hoạt động hiệu quả và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ...

Việt Nam có nên áp dụng điều trị COVID-19 tại nhà như nhiều nước

(ĐCSVN) - Theo Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đợt dịch lần 4 Việt Nam ghi nhận gần 6.000 ca mắc, gấp đôi 3 đợt dịch trước cộng lại. Việc điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó việc lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân và người trong gia đình rất dễ xảy ra.

Hà Nam có gần 3.500 sáng kiến tham gia Chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển"

(ĐCSVN) – Ngày 15/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị Biểu dương, khen thưởng công nhân lao động (CNLĐ) xuất sắc năm 2020 và sáng kiến tiêu biểu trong Chương trình "75 nghìn sáng kiến vượt khó, phát triển".

TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 19 ca COVID-19

(ĐCSVN) - Ngày 16/6, TP Hồ Chí Minh ghi nhận thêm 19 ca COVID-19 (BN11285, BN11287-BN11304) lây nhiễm ở cộng đồng.

Ưu tiên lưu thông xe chở vải thiều từ Bắc Giang

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có ý kiến về đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang cho phép ưu tiên lưu thông đối với các phương tiện vận chuyển vải thiều từ tỉnh Bắc Giang.

Chậm tiến độ giải ngân, sẽ xử lý trách nghiệm người đứng đầu

(ĐCSVN) - Thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), tính đến hết tháng 5/2021, Bộ đã giải ngân được khoảng 13.516 tỷ đồng, đạt 32,7% kế hoạch phân bổ và 32,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Phương án nào để người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần?

(ĐCSVN) - Chính phủ đưa ra 2 phương án quy định các điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Còn Uỷ ban Xã hội trong báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo luật đã đưa ra 5 quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Có Quỹ hay không, sao mãi bàn?

(ĐCSVN) - Việc xây dựng một hành lang pháp lý đủ tầm là giải pháp hết sức cần thiết và quan trọng để các quỹ ngoài ngân sách nhà nước đi vào “nề nếp”; cũng để không phải "cứ ngồi bàn mãi là có quỹ hay không" với mỗi dự luật khi đưa ra bàn thảo.

Rút bảo hiểm xã hội một lần là vấn đề rất day dứt

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi cho rằng, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần là một thực trạng rất day dứt. Trong giai đoạn 2016- 2022, số người rút bảo hiểm bảo hiểm xã hội một lần lên đến 3,5 triệu người…

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên: Còn đó bất cập cần tháo gỡ!

(ĐCSVN) - Bộ GD&ĐT mới ban hành "chùm" Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học. Xung quanh vấn đề này còn đó những bất cập cần tiếp tục tháo gỡ.

Cần loại bỏ hiểm họa từ những thần tượng tai tiếng

(ĐCSVN) – Thời gian gần đây, hàng loạt các video có nội dung không lành mạnh của những người trẻ tuổi có xu hướng nổi loạn, xuất hiện với tần suất nhiều trên mạng xã hội đã làm dấy lên những nỗi lo...

Người cán bộ Mặt trận dân vận khéo

Mô hình Mỗi tháng một việc tốt tạo thêm nguồn lực giúp đỡ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Cô giáo trẻ nhiều năm liền đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi

Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với trẻ ở các độ tuổi từ lớp mầm đến lớp lá đã giúp cô hiểu tâm lý của các bé, từ đó hoàn thiện dần cách nuôi dạy trẻ của một GV mầm non.

Có một phòng khám thiện nguyện như thế!

Từng bị chứng đau khớp hành hạ và đã được điều trị khỏi, sư cô Thích Nữ Trí Hải mong muốn lan tỏa điều này đến người dân. Và thế là, phòng khám tại chùa Trúc Lâm Phước An (ấp 3, xã An Thạnh, huyện Bến Lức) ra đời.

Tấm lòng của chị Phan Thị Kim Ngân 

Chị Phan Thị Kim Ngân ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, phụ trách Bếp ăn 0 đồng Giác Ngộ, thường xuyên tặng hàng trăm suất cơm 0 đồng đến bệnh nhân, người nuôi bệnh ở các bệnh viện ở Cần Thơ. Gần đây, chia sẻ với tình cảnh khó khăn

Thấy tài khoản tăng thêm gần 400 triệu đồng, người đàn ông vội báo công an

Anh Hồ Xuân Hoàng (Hà Tĩnh) bất ngờ thấy tài khoản ngân hàng thông báo tăng thêm gần 400 triệu đồng, biết có ai đó chuyển nhầm tiền vào tài khoản của mình, nên anh đã trình báo công an tìm người trả lại.
Top