Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

TP Hồ Chí Minh phát huy vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước

(ĐCSVN) - Sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, các thế hệ lãnh đạo và người dân Thành phố đã xây dựng nên một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh và tầm vóc lớn lao trong quá trình góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

(ĐCSVN) - Sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đến nay, các thế hệ lãnh đạo và người dân Thành phố đã xây dựng nên một đô thị hiện đại, mang trong mình sứ mệnh và tầm vóc lớn lao trong quá trình góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

 Hàng loạt dự án hạ tầng lớn trên địa bàn được triển khai, đưa vào vận hành cùng những cơ chế, chính sách đặc thù được kỳ vọng mở ra một giai đoạn phát triển mới cho TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới - Ảnh: VGP

Chiến thắng 30/4/1975 mãi mãi đi vào lịch sử, khẳng định tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược; thể hiện ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. "Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc" (Đại hội IV).

Phát huy tinh thần “Chiến thắng 30/4”, từ sau ngày giải phóng đến nay, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực phấn đấu. Nhìn lại 49 năm qua, có thể thấy, 10 năm đầu sau giải phóng, cùng với cả nước, kinh tế TP Hồ Chí Minh gặp muôn vàn khó khăn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố chỉ đạt trung bình 2,7%/năm. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, Thành phố đã nỗ lực chăm lo đời sống của người dân, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, đột phá từ thực tiễn để "tự cởi trói", góp phần cùng cả nước chuẩn bị những tiền đề cho đổi mới kinh tế giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn 1986 - 1995, cùng với cả nước, TP Hồ Chí Minh đã bước vào công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 1991 - 1995 đạt trung bình 12,62%/năm. Đây là giai đoạn vai trò đột phá, đầu tàu kinh tế của Thành phố được phát huy mạnh mẽ, đầu tư nước ngoài gia tăng nhanh chóng, với mức tăng trung bình 67,97%/năm (1991 - 1995). Cơ cấu kinh tế của Thành phố đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, trung tâm dịch vụ chất lượng cao của cả nước.

Những năm sau đó, Thành phố đã gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, khẳng định vị thế và vai trò của đầu tàu kinh tế Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Tăng trưởng kinh tế Thành phố đạt tốc độ bình quân 2 con số và trở thành một trong số rất ít địa phương của cả nước đạt tốc độ tăng trưởng 2 con số trong thời gian dài. GRDP bình quân đầu người của Thành phố đã tăng từ 700 USD vào năm 1996 lên xấp xỉ 5.000 USD vào năm 2010.

Cũng ở thời điểm này, TP Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong đóng góp vào GDP và ngân sách của cả nước, giữ vững vị trí đầu tàu, đi đầu đổi mới - sáng tạo trong công cuộc phát triển kinh tế của cả nước. Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng kinh tế của Thành phố chuyển biến tích cực từ chiều rộng sang chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến quan trọng, theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.

Cho tới giai đoạn 2011 - 2020, kinh tế Thành phố đã phát triển theo chiều sâu, tăng trưởng kinh tế Thành phố đạt bình quân 6,86%/năm, vượt mức tăng trưởng chung của cả nước (5,96%) và cả Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (6,31%). Quy mô GRDP của Thành phố năm 2020 (theo giá năm 2010) chiếm 25,79% của cả nước và chiếm 51,11% vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Năm 2021 tới nay, cũng như các địa phương khác trong cả nước, TP Hồ Chí Minh đã và đang đối mặt với những khó khăn, thách thức do sự tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19. Năm 2021, Thành phố rơi vào tăng trưởng âm 6,78%. Tuy nhiên, năm 2022, nhờ sự hỗ trợ của Trung ương, sự nỗ lực, quyết tâm của chính quyền và Nhân dân Thành phố, kinh tế đã có sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng trưởng đạt 9,03%, thu ngân sách đạt 122% dự toán.

Kết thúc năm 2023, GRDP của TP Hồ Chí Minh tăng trưởng 5,81%, cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (5,05%). Từ mức tăng trưởng GRDP 0,7% của quý I, Thành phố đã triển khai quyết liệt nhiều giải pháp để đạt mức tăng trưởng tích cực trong quý II (5,87%), quý III (6,71%).

 Một góc TP Hồ Chí Minh hiện đại (Ảnh: TTXVN)

Mặc dù chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,6% lao động cả nước, nhưng nhờ năng suất lao động cao mà Thành phố đóng góp hơn 22% vào kinh tế cả nước. Thành phố luôn là địa phương đóng góp ngân sách lớn nhất, chiếm 27% tổng thu ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, Thành phố còn là một địa phương đi đầu trong đột phá về thể chế để phát triển nhanh, bền vững, vì cả nước, cùng cả nước. Những năm gần đây, Thành phố đã chủ động đề xuất và xây dựng các đề án để trình Bộ Chính trị, Chính phủ và Quốc hội để tạo động lực mới cho Thành phố phát triển. Đặc biệt gần đây, nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh. Đây là nghị quyết được đánh giá là tạo ra sự bứt phá cho Thành phố trong thời gian tới bởi có những cơ chế, chính sách chỉ áp dụng riêng cho TP Hồ Chí Minh mang tính vượt trội.

Có thể nói, 49 năm qua là một chặng đường quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ Thành phố, đánh dấu sự trưởng thành và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Thành phố đã không ngừng phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đồng lòng chung sức “cùng cả nước, vì cả nước”. Thực tế cho thấy, TP Hồ Chí Minh là địa phương tiên phong, khởi xướng, đột phá nhiều chủ trương, cách làm, đem lại hiệu quả to lớn, tạo sức lan tỏa cho cả nước, giúp Trung ương kịp thời có những điều chỉnh chính sách phù hợp. Cùng với đó là truyền thống năng động, sáng tạo, các thế hệ lãnh đạo và người dân Thành phố đã xây dựng nên một đô thị hiện đại, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ, mang trong mình sứ mệnh và tầm vóc lớn lao trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước - đầu tàu kinh tế, là hình mẫu của cải cách, đổi mới và phát triển của cả nước.

Dù gặp những khó khăn khách quan từ dịch bệnh, từ tình hình trong nước, khu vực và thế giới nhưng Thành phố vẫn quyết tâm bám sát mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ đầu nhiệm kỳ. Thành phố phấn đấu đến năm 2025 là đô thị thông minh, thành phố dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình. Trong đó, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) bình quân hàng năm là 8%, duy trì tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GRDP trên 60%, GRDP bình quân đầu người đạt 8.500 USD. Đặc biệt, Thành phố đang đặt mục tiêu vào năm 2025, kinh tế số sẽ đóng góp khoảng 25% trong GRDP của Thành phố.

Để đạt được những mục tiêu đó, Thành phố đang đề ra các nhóm nhiệm vụ trọng tâm đến cuối nhiệm kỳ. Trong đó, tập trung quy hoạch kinh tế - xã hội, rà soát điều chỉnh Quy hoạch chung Thành phố tạo không gian phát triển mới (nhất là không gian ngầm, không gian sông - biển). Song song đó, tái cấu trúc kinh tế thành phố với định vị trở thành trung tâm tài chính quốc tế, trung tâm thương mại quốc tế, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, trung tâm khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo… gắn với định vị lại chiến lược công nghiệp và không gian phát triển công nghiệp Thành phố theo hướng công nghệ cao và tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Thành phố sẽ tập trung huy động các nguồn lực xã hội thông qua triển khai Nghị quyết 98; tập trung giải quyết tồn đọng, kiến tạo tâm thế hành động, trong đó, Thành phố cần ưu tiên tập trung nguồn lực để xử lý hiệu quả những dự án đang trì trệ nhiều năm…

Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nên sự chuyển dịch của nền kinh tế TP Hồ Chí Minh sẽ đóng vai trò quan trọng cho việc định hình tương lai kinh tế của cả nước trong những thập niên tới. Việt Nam đang đặt mục tiêu trở thành một nước thu nhập cao, công nghiệp hóa vào năm 2045 với một nền kinh tế dựa trên tri thức, với mô hình tăng trưởng dựa trên các yếu tố đổi mới, sáng tạo và năng suất hơn là dựa trên các nhân tố đầu vào chính như tài nguyên, lao động hay vốn như hiện nay. Mô hình tăng trưởng của TP Hồ Chí Minh cũng cần được dịch chuyển để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi kinh tế của các nước. Với đầy đủ tiềm năng, lợi thế, với cơ chế chính sách đột phá, vượt trội cùng với sự quyết tâm, truyền thống năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của chính quyền và Nhân dân, TP Hồ Chí Minh sẽ phát huy vai trò đầu tàu kinh tế cả nước, xây dựng Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, góp phần thực hiện mục tiêu Việt Nam hùng cường./..

V.Lê

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Sắp diễn ra chuỗi triển lãm quốc tế chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

(ĐCSVN) - Triển lãm hứa hẹn là cầu nối thương mại lý tưởng, nơi hiện thực hóa các hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của ngành sơn phủ, giấy, cao su, nhựa tại Việt Nam.

Mức phí đường bộ cho từng loại xe sẽ từ 130.000/tháng đến 1.430.000 đồng/tháng

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ.

Ngăn chặn nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm trên tuyến biên giới

(ĐCSVN) - Các cơ quan thú y đã chủ động lấy mẫu giám sát cúm gia cầm tại các chợ, điểm buôn bán gia cầm một số tỉnh biên giới và phát hiện tỷ lệ dương tính với vi rút Cúm gia cầm A/H5 (có thể lây sang người) là 4%, trong đó chủng vi rút cúm A/H5N6 chiếm 77%. Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm và các loại dịch bệnh nguy hiểm khác tiếp tục xâm nhiễm vào Việt Nam là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi gia cầm của nước ta.

Xây dựng cổng thông tin cập nhật tình hình sản xuất, tiêu thụ cho ĐBSCL

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết thành lập cổng thông tin về tình hình sản xuất, tiêu thụ, lưu thông để lãnh đạo các địa phương ĐBSCL có thể nắm được thông tin nhanh chóng và kịp thời. Hệ thống cổng sẽ cập nhật tình hình, giá cả,…giúp lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, quan tâm tháo gỡ khó khăn mà người dân, doanh nghiệp gặp phải.

Hà Tĩnh phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

(ĐCSVN) - Hà Tĩnh phấn đấu đến năm 2025, 13/13 đơn vị cấp huyện của tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Thử sức với vườn sầu riêng trên đất lúa

Ông Nguyễn Văn Sáu (SN 1964, ngụ ấp 4, xã Tân Hiệp, huyện Thạnh Hóa) là một trong những nông dân năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn thử sức trồng sầu riêng trên đất lúa.

Người chăn nuôi gặp khó

Từ đầu năm 2024 đến nay, giá nhiều sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm, trong khi giá thức ăn chăn nuôi neo ở mức cao và dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp   

Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số - Trần Lưu Quang chủ trì hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành Nông nghiệp”.

Phát triển liên kết bền vững trong chuỗi giá trị lúa gạo 

ÐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, tuy nhiên quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa gạo chưa mang lại hiệu quả cao, rất cần giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo, vừa giúp nông dân duy trì và tăng sản lượng, tăng lợi nhuận trong sản xuất...

Thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp 

(CT) - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, ngành Nông nghiệp tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Kết nối xanh - Phát triển bền vững

Hội Doanh nhân trẻ Long An tổ chức kết nối giao thương và tọa đàm với chủ đề “Nhà máy thông minh - Sản xuất xanh và các giải pháp tối ưu”.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất, nhập khẩu qua Cảng Quốc tế Long An

Tỉnh tập trung đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là đầu tư hạ tầng giao thông - vận tải, kết nối với các trung tâm logistics gắn với các khu công nghiệp, cảng biển nhằm hỗ trợ doanh nghiệp thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu.

Mở rộng kết nối, phát triển hệ sinh thái số ngành ngân hàng 

Tại sự kiện Ngày Chuyển đổi số (CĐS) ngành Ngân hàng năm 2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã lựa chọn chủ đề thông điệp

Thành lập mới 10 hợp tác xã 

(CT) - Những tháng đầu năm 2024, Liên minh Hợp tác xã (HTX) TP Cần Thơ đã phối hợp với các sở, ngành hữu quan thành phố làm tốt công tác tư vấn, vận động thành lập mới 10 HTX; đồng thời tổ chức nhiều chương trình

Doanh nghiệp thủy sản hoang mang với quy định 'không trộn lẫn nguyên liệu'

VASEP cho rằng, quy định không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước vào một lô hàng xuất khẩu trong Nghị định số 37/2024/NĐ-CP...
Top