Thứ sáu, 17/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Vòng xoáy căng thẳng mới trong quan hệ Iran - phương Tây 

Tình hình Trung Đông gần đây trở nên căng thẳng sau vụ Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria, khiến quốc gia “nạn nhân” tung đòn đáp trả chưa từng có. Bênh vực Tel Aviv, phương Tây nhảy vào trừng phạt Tehran mặc dù đôi bên từng là đồng minh.

Tình hình Trung Đông gần đây trở nên căng thẳng sau vụ Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria, khiến quốc gia “nạn nhân” tung đòn đáp trả chưa từng có. Bênh vực Tel Aviv, phương Tây nhảy vào trừng phạt Tehran mặc dù đôi bên từng là đồng minh.

Từ đồng minh đến đối địch

Năm 1953, Thủ tướng Iran Mohammad Mosaddegh quyết định quốc hữu hóa các công ty dầu mỏ của Anh khiến cường quốc này nổi giận. Anh sau đó hỗ trợ cho một cuộc đảo chính lật đổ vị thủ tướng dân cử này, đưa ông Mohammed Reza Pahlavi lên ngôi vua, biến Iran từ một nước dân chủ thành quân chủ.

Cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga, Trung Quốc và Iran gần đây đóng vai trò như một lời nhắc nhở đối với Mỹ rằng bộ ba này đang tìm cách tạo ra một đối trọng quân sự với phương Tây. Ảnh: Iranian Army Office

Sau cuộc chính biến, Mỹ bắt đầu can dự vào Iran, ra sức củng cố quyền lực chính trị và quân sự ở nước này. Sự hỗ trợ của Washington giúp kinh tế Tehran tăng trưởng ấn tượng trong thập niên 1960 và 1970.

Trong khi đó, Vua Pahlavi dù có nhiều cải cách hiện đại hóa đất nước và thúc đẩy bình đẳng giới, nhưng bị coi là con rối của phương Tây. Đầu năm 1979, Vua Pahlavi thông báo đi nghỉ ở nước ngoài và người dân Iran coi đây là sự chấm dứt chế độ cầm quyền của ông. Vài tuần sau, Đại giáo chủ Ruhollah Khomeini từ Pháp trở về Iran lãnh đạo cuộc cách mạng Hồi giáo. Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời ngày 1-4-1979 sau một cuộc trưng cầu dân ý.

Tháng 10-1979, Mỹ cho phép quốc vương Pahlavi nhập cảnh để điều trị ung thư, trong khi Iran đòi Mỹ giao nộp ông này để xét xử và xử tử. Không lâu sau, một nhóm sinh viên đại học Iran xông vào Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Tehran, bắt giữ 52 nhân viên làm con tin trong 444 ngày, sự kiện được gọi là cuộc khủng hoảng con tin Iran.

Mỹ coi vụ bắt giữ trên là sự vi phạm luật pháp quốc tế, khiến quan hệ hai nước “căng như dây đàn”. Mỹ và Iran sau đó đàm phán và các con tin được phóng thích vào đầu năm 1980, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan.

Cũng trong năm đó, Iran phát động chiến tranh với nước láng giềng Iraq. Mỹ có những động thái hỗ trợ chính quyền Tổng thống Saddam Hussein chống lại Iran trong cuộc chiến 8 năm. Khi căng thẳng khu vực leo thang, tàu chiến Vincennes của Mỹ bắn nhầm máy bay Iran Air 655 khiến 290 người chết. Mỹ gọi vụ việc này là tai nạn, trong khi Iran cho rằng đây là hành vi có chủ đích.

Phương Tây ra sức hỗ trợ Israel

Cuộc khủng hoảng hiện nay nổ ra vào ngày 1-4 khi Israel oanh tạc lãnh sự quán Iran ở Syria, khiến 7 sĩ quan Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thiệt mạng. Iran trả đũa bằng cách phóng trực tiếp hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào Israel.

Hiện trường vụ Israel tấn công lãnh sự quán Iran ở Syria ngày 1-4. Ảnh: Reuters

Đó là lý do Mỹ cùng các đồng minh châu Âu áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Iran. Ngày 18-4, Mỹ đã công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào hoạt động sản xuất UAV của Iran, đồng thời áp đặt các hạn chế đi lại bổ sung đối với phái đoàn của Ngoại trưởng nước này Hossein Amir-Abdollahianin khi ông đến New York để tham dự các cuộc họp tại trụ sở Liên Hiệp Quốc.

Bên kia bờ Đại Tây Dương, ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày 22-4 đã nhất trí trên nguyên tắc về việc mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran, thông qua việc nhất trí mở rộng các biện pháp hạn chế xuất khẩu vũ khí của Tehran đối với tên lửa hoặc UAV. EU muốn ngăn Iran giao vũ khí cho các lực lượng thân nước này ở Trung Đông, bao gồm phong trào Hồi giáo Hamas tại Dải Gaza mà Israel đang quyết tâm xóa sổ.

Ngoại trưởng Iran Amirabdollahian đã lấy làm tiếc trước việc EU công bố các biện pháp trừng phạt nước này, sau cuộc tấn công đáp trả Israel mà Tehran cho là nằm trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.

Ngày 23-4, Thượng viện Mỹ đã phê duyệt 4 dự luật viện trợ nước ngoài có tổng giá trị 95 tỉ USD, trong đó chi 26 tỉ USD cho Israel. Mỹ không có hiệp ước quốc phòng với Israel và chỉ ràng buộc thông qua các gói viện trợ, song Tel Aviv nhiều thập kỷ qua là đối tác đáng tin cậy nhất của Washington ở Trung Đông. Israel cũng là nước nhận viện trợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ kể từ Thế chiến thứ hai. Theo thỏa thuận 10 năm ký kết năm 2019, Washington cam kết cung cấp cho Tel Aviv 38 tỉ USD viện trợ quân sự tới năm 2028. Hai bên hợp tác chặt chẽ về các hệ thống quân sự hiện đại, gồm mạng lưới phòng không Vòm Sắt.

Với hệ thống Vòm Sắt tinh vi, Israel đã cùng các đồng minh Mỹ, Anh, Pháp và Jordan đánh chặn thành công 99% tên lửa/UAV của Iran, giúp giảm thiệt hại xuống mức không đáng kể.

“Trục Nga - Trung Quốc - Iran” chống phương Tây

Khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, bộ ba Nga, Trung Quốc và Iran đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung ở Vịnh Aden và Biển Arab, kéo dài 5 ngày trong tháng 3 vừa qua.

Sự kiện “Vành đai An ninh Hàng hải - 2024” là cuộc tập trận hải quân ba bên thứ năm kể từ năm 2019 và trải dài trên diện tích khoảng 17.000km2, bao phủ 3 trong số 5 eo biển chiến lược quan trọng nhất thế giới. Ba nước đã cử hơn 20 tàu các loại tham gia sự kiện.

Cuộc tập trận trên được mô tả là nỗ lực chung nhằm bảo vệ an ninh hàng hải cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, trong bối cảnh sự hiện diện hải quân chưa từng có của Mỹ cùng một số nước EU ở Biển Đỏ, cuộc tập trận cũng có thể được xem như một tín hiệu rõ ràng gửi tới phương Tây và là một phần trong mô hình dài hạn hơn nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Nga - Trung - Iran.

Trong vài năm qua, bộ ba nói trên đã nỗ lực xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn và thúc đẩy một chính sách đối ngoại chung, chống phương Tây. Tuy bản chất không phải là một liên minh, song sự cạnh tranh của Bắc Kinh, sự thù địch của Tehran và Mát-xcơ-va với Mỹ và phương Tây nói chung, đang đóng vai trò là động lực thắt chặt quan hệ giữa ba nước.

Iran lâu nay là mục tiêu của các lệnh trừng phạt quốc tế vốn làm tê liệt nền kinh tế nước này. Nga cũng trở thành mục tiêu trừng phạt nặng nề của phương Tây kể từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào năm 2022, trong khi Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh kinh tế và chính trị từ Mỹ, điều này có nguy cơ leo thang hơn nữa nếu Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ cuối năm nay.

Kết quả là, Nga, Trung Quốc, Iran bắt đầu phát triển mối quan hệ thân mật hơn và tuyên truyền quan điểm chống phương Tây mạnh mẽ, hướng tới một trật tự thế giới đa cực. 

Ba nước này cũng đang tích cực hợp tác để vượt qua các biện pháp trừng phạt của phương Tây và những hạn chế khác, mang lại cho Nga và Iran “chiếc phao cứu sinh”, giúp nền kinh tế của họ chịu được tác động kinh tế từ các đòn trừng phạt quốc tế hiện có. Trong khi Iran phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về xuất khẩu dầu (Bắc Kinh mua khoảng 90% dầu của đối tác này), Nga được cho là ngày càng phụ thuộc vào Iran về việc cung cấp UAV, đạn không đối đất và đạn pháo sử dụng trong cuộc chiến ở Ukraine. Tehran còn bị nghi giúp Mát-xcơ-va xây dựng một nhà máy sản xuất UAV gần thủ đô của Nga để chế tạo UAV “cảm tử”. Trong khi đó, Nga đã trở thành quốc gia hỗ trợ quân sự lớn nhất của Iran kể từ năm 2022.

Những năm gần đây chứng kiến ​​Bắc Kinh ký kết thỏa thuận chiến lược 25 năm với Tehran và quan hệ đối tác “không giới hạn” với Mát-xcơ-va. Bộ ba này còn đang soạn thảo kế hoạch thành lập các khối miễn thuế cũng như tạo ra các hệ thống thanh toán mới và các tuyến thương mại thay thế.

Tờ Izvestia mới đây dẫn lời Mohsen Rahimi, tùy viên thương mại Đại sứ quán Iran tại Mát-xcơ-va, cho biết Iran có thể bắt đầu chấp nhận thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng Mir của Nga trong vòng vài tháng tới.

Mir là giải pháp của Nga nhằm thay thế Visa và Mastercard sau khi nhiều ngân hàng nước này bị loại khỏi các hệ thống thanh toán quốc tế do chiến dịch quân sự ở Ukraine. Mát-xcơ-va và Tehran cũng đã đồng ý tích hợp hệ thống Mir với thẻ Shetab của Iran, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch chung.

HẠNH NGUYÊN (Tổng hợp)

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

IS tấn công miền Nam Libya, hàng chục người thương vong

Giới chức Libya cho biết ngày 04/5, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công do tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành nhằm vào lực lượng trung thành với Tướng Khalifa Hafta.

Bạo lực bùng phát sau cuộc biểu tình ở khu vực Tây Nam Sudan

Khoảng 5.000 người thoạt đầu tuần hành hòa bình từ trại tị nạn Atash đến doanh trại của Sư đoàn bộ binh số 16, tuy nhiên, ngay sau đó họ đã tấn công binh sỹ Sudan và tìm cách chiếm giữ các xe quân sự.

Palestine kêu gọi Hội đồng Bảo an nhóm họp về căng thẳng tại Gaza

Chính quyền Palestine (PA) kêu gọi Hội đồng bảo an Liên hợp quốc lập tức nhóm họp nhằm chấm dứt các cuộc không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.

Sri Lanka trục xuất 200 giáo sỹ Hồi giáo sau loạt vụ tấn công

Bộ Nội vụ Sri Lanka đã trục xuất hơn 600 công dân nước ngoài, trong đó có 200 giáo sĩ Hồi giáo, sau loạt vụ đánh bom liều chết trong ngày lễ Phục sinh.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp xã giao Đại sứ Trung Quốc

Chiều ngày 21/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tiếp xã giao đồng chí Hùng Ba, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam.

Cơ hội học tập tại Indonesia với học bổng Darmasiswa

(ĐCSVN) – Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam ngày 21/1 thông báo về Chương trình học bổng Darmasiswa của Chính phủ Indonesia năm học 2019 – 2020.

Australia tạo thuận lợi cho các mặt hàng nông - thủy sản của Việt Nam vào thị trường

Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Thượng viện Australia Scott Ryan, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, chuyến thăm ghi thêm dấu ấn quan trọng trong quan hệ hai nước và hai Quốc hội; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và phát triển quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia.

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngoại giao phải bứt phá, vượt lên chính mình

(ĐCSVN)- Trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đối ngoại cần chủ động, tích cực hơn nữa trong việc tìm kiếm, mở rộng thị trường, huy động thêm nguồn lực bên ngoài, đóng góp vào việc triển khai hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nhất là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Cải cách thúc đẩy nông thôn Trung Quốc ngày càng hiện đại 

Những du khách lần đầu đến Làng Houbaligou có thể kiểm tra lại bản đồ để chắc rằng mình đến đúng nơi, do khu vực này trông giống đô thị hơn nông thôn: các tòa nhà cao tầng dọc theo những con đường rộng rãi,

Cải cách thúc đẩy nông thôn Trung Quốc ngày càng hiện đại 

Những du khách lần đầu đến Làng Houbaligou có thể kiểm tra lại bản đồ để chắc rằng mình đến đúng nơi, do khu vực này trông giống đô thị hơn nông thôn: các tòa nhà cao tầng dọc theo những con đường rộng rãi,

Ứng dụng cho vay phi pháp nở rộ tại Ấn Ðộ 

Người vay tiền bị nhân viên thu hồi nợ của các ứng dụng cho vay quấy rối, lạm dụng, đe dọa và tống tiền, khiến họ tìm đến cái chết. Ðó là một trong số nhiều nguy cơ mà các ứng dụng cho vay phi pháp ở Ấn Ðộ mang lại.

Công viên giải trí băng tuyết lớn nhất thế giới ở Trung Quốc   

Điểm tham quan Thế giới băng tuyết Cáp Nhĩ Tân ở Trung Quốc vừa được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là “công viên giải trí băng tuyết lớn nhất”.

Tổng thống Mỹ Biden ký sắc lệnh giải mật tài liệu về sự kiện 11/9

Bộ Tư pháp và các cơ quan liên bang khác sẽ bắt đầu xem xét các tài liệu liên quan loạt vụ khủng bố hôm 11/9/2001 và Bộ trưởng Tư pháp sẽ công bố thông tin được giải mật trong vòng 6 tháng tới.
Top