Thứ ba, 21/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

4 phút 6 giây lay động lòng người 

Một phóng sự truyền hình có độ dài 4 phút 6 giây nhưng khiến bao khán giả phải ngậm ngùi xúc động. Ðó là câu chuyện “47 năm nuôi con đồng đội” với những ký ức của nữ cựu tù kháng chiến nơi Khám Lớn Cần Thơ.

DUY KHÔI

Một phóng sự truyền hình có độ dài 4 phút 6 giây nhưng khiến bao khán giả phải ngậm ngùi xúc động. Ðó là câu chuyện “47 năm nuôi con đồng đội” với những ký ức của nữ cựu tù kháng chiến nơi Khám Lớn Cần Thơ.

Cụm hiện vật của liệt sĩ Lê Kim Tiến được trưng bày ở Khám Lớn Cần Thơ.

Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2022 vừa công bố các đề cử hạng mục “Phóng sự thời sự ấn tượng”. Ðề cử số 1 là phóng sự “47 năm nuôi con đồng đội”, được nhóm tác giả Ðông Khánh - Minh Sơn (đơn vị VTV Digital) thực hiện, với những cảnh quay chính tại Di tích Quốc gia Khám Lớn Cần Thơ. Phóng sự xúc động này được phát trong chương trình Tiêu điểm đặc biệt “Ngày thống nhất”, ngày 30-4-2022.

Phóng sự mở đầu bằng hình ảnh cựu tù kháng chiến Lê Ngọc Thanh (Sáu Thanh, Tám Thương) ngồi quỵ bên bức tượng tái hiện cảnh đồng đội của mình hạ sinh con đầu lòng trong phòng giam Khám Lớn. Từ đó, một câu chuyện bi hùng nhưng sáng ngời tình đồng chí, đồng đội, được kể lại.

Bà Sáu Thanh vốn là cán bộ cách mạng quê ở Cà Mau, đầu năm 1974 trên đường đi Cần Thơ công tác thì bị địch bắt ở đoạn cầu Cái Răng, giam ở Khám Lớn Cần Thơ. Trong tù, bà Sáu Thanh quen thân với bà Lê Kim Tiến, cán bộ binh vận. Trước khi bị bắt, bà Tiến đã mang thai nhưng trong cảnh lao tù, bà Tiến vẫn bị địch hành hạ, tra khảo không thương tiếc. “Kim Tiến đưa lưng ra mà chịu, không cho chúng nó đánh vô bụng vì sợ sanh con ra bị tật nguyền thì làm sao”, bà Sáu Thanh kể lại trong nghẹn ngào.

Bụng mang dạ chửa trong chốn lao tù, thiếu thốn đủ thứ lại bị tra tấn nên sức khỏe bà Tiến rất yếu. Sau đó bà Sáu Thanh được ra tù, còn bà Tiến sau khi sinh con vì thấy sức khỏe bà quá yếu nên địch thả ra. Ít ngày sau, ngày 17-4-1975, bà Tiến qua đời và chồng bà là Liệt sĩ Lê Quốc Việt cũng hy sinh trước ngày 30-4-1975.

Sau ngày đất nước thống nhất ít ngày, có người bồng đứa bé gái lại cho bà Sáu Thanh kèm lá thư, mở thư ra bà nhận ngay tuồng chữ của bà Tiến. Thư viết: “Chị Tám Thương! Em không còn sống nổi. Em viết thư này cho chị. Em giao đứa con này lại cho chị. Con khôn thì mẹ vui lòng. Con dại thì mẹ đau lòng. Nhưng chị hứa với em một điều là chị đừng bỏ con...”.

Trọn lời hứa với người bạn tù trong Khám Lớn Cần Thơ, bà Sáu Thanh ở vậy nuôi con của đồng đội, ghép tên cha và mẹ của đứa bé ấy để đặt tên Lê Việt Tiến. Vượt qua bao khó khăn, bà Sáu Thanh cùng chị Việt Tiến nương tựa nhau trong suốt 47 năm qua. Có lúc chị Việt Tiến bị bệnh nặng, bà Sáu Thanh chấp nhận bán nhà cứu con, rồi theo lời bà “thậm chí có đôi bông tôi cũng bán”, phải đi ở nhà thuê... Nhưng bà Sáu nhẹ tênh khi nói về điều đó, bởi trong tận đáy lòng, đâu có người mẹ nào tiếc điều gì để cứu mạng con. Mà chị Việt Tiến lại là con của hai người mẹ, hai người mẹ tuyệt vời!

4 phút 6 giây mà khiến biết bao người phải trực trào nước mắt. Bằng ngôn ngữ báo chí truyền hình, một câu chuyện nhân văn thắm tình đồng đội được kể lại chân thật, xúc động. Ðể ai một lần đến với phòng trưng bày ở Di tích Khám Lớn Cần Thơ, được xem những hiện vật của liệt sĩ Lê Kim Tiến và nghe câu chuyện nuôi con đồng đội của bà Sáu Thanh, chúng ta cảm nhận sâu sắc đất nước hòa bình hôm nay thật quý giá và thiêng liêng biết dường nào!       

Triển lãm về Phong trào Đồng khởi Bến Tre

(ĐCSVN) - Triển lãm "Phong trào Đồng khởi Bến Tre 1960 và công cuộc Đồng khởi mới xây dựng và phát triển Bến Tre” trưng bày hơn 250 hình ảnh và tài liệu khoa học với các nội dung như: Diễn biến phong trào Đồng khởi năm 1960; những thành tựu của Bến Tre trong quá trình xây dựng và phát triển.

Triển lãm về Phong trào Đồng khởi Bến Tre

(ĐCSVN) - Triển lãm "Phong trào Đồng khởi Bến Tre 1960 và công cuộc Đồng khởi mới xây dựng và phát triển Bến Tre” trưng bày hơn 250 hình ảnh và tài liệu khoa học với các nội dung như: Diễn biến phong trào Đồng khởi năm 1960; những thành tựu của Bến Tre trong quá trình xây dựng và phát triển.

Phát hành bộ tem “Cây chè”

(ĐCSVN) - Bộ tem “Cây chè” nằm trong chuỗi tem giới thiệu vẻ đẹp cũng như giá trị kinh tế của các loại cây công nghiệp thế mạnh của Việt Nam.

Nét độc đáo của văn hóa Việt qua vở diễn "Cây tre trăm đốt"

(ĐCSVN) – Ngày 9/1 tại Hà Nội, sân khấu Lệ Ngọc đã khởi công dàn dựng vở "Cây tre trăm đốt" hay còn có tên gọi khác là "Cây tre thần", tác giả kịch bản Lê Thế Song, đạo diễn-NSƯT Bùi Như Lai.

Nét độc đáo của văn hóa Việt qua vở diễn "Cây tre trăm đốt"

(ĐCSVN) – Ngày 9/1 tại Hà Nội, sân khấu Lệ Ngọc đã khởi công dàn dựng vở "Cây tre trăm đốt" hay còn có tên gọi khác là "Cây tre thần", tác giả kịch bản Lê Thế Song, đạo diễn-NSƯT Bùi Như Lai.
Top