Thứ năm, 23/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

5 tháng 2021, CPI tăng 1,29%, thấp nhất kể từ năm 2016

(ĐCSVN) - Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.
(ĐCSVN) - Giá xăng dầu tăng theo giá thế giới; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng do giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng; giá điện, nước sinh hoạt tăng theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2021 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,43% so với tháng 12/2020 và tăng 2,9% so với tháng 5/2020.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016; lạm phát cơ bản 5 tháng tăng 0,82%.

Mức tăng CPI và lạm phát cơ bản ở mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây

 CPI tháng 5 tăng 0,16% với 8 nhóm tăng giá và 3 nhóm giảm giá. (Ảnh minh họa. Nguồn: PV)

Số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nêu rõ, so với tháng 4/2021, CPI tháng 5/2021 tăng 0,16% , trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tháng 5/2021 có 8 nhóm tăng giá so với tháng trước và 3 nhóm giảm giá.

So với cùng kỳ 2020, CPI tháng 5/2021 tăng 2,9%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Nhóm giao thông tăng cao nhất 21,24% so với tháng 5/2020, chủ yếu do cùng kỳ năm trước giá xăng, dầu trong nước giảm sâu theo giá nhiên liệu thế giới. Ở chiều ngược lại, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm thực phẩm tháng 5/2021 giảm 1,12% do cùng thời điểm này năm 2020, giá thịt lợn ở mức cao vì nguồn cung thiếu khi chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, đồng thời các quán ăn, nhà hàng mở cửa trở

lại sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội nên nhu cầu thực phẩm tăng làm giá các mặt hàng thực phẩm tăng cao. Nhóm bưu chính, viễn thông có chỉ số giá giảm nhiều nhất với 0,88% do giá các loại điện thoại giảm.

Đáng chú ý, chỉ số giá nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 5/2021 tăng 0,31% so với tháng 4/2021 do trong tháng có kỳ nghỉ Lễ 30/4-1/5, trong đó chỉ số giá ăn ngoài gia đình tăng 0,38%; chỉ số giá nhóm uống ngoài gia đình tăng 0,1%; đồ ăn nhanh mang đi tăng 0,06%.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 5 giảm 0,23% so với tháng 4, chủ yếu do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương nên người dân hạn chế đi du lịch, đặc biệt du lịch theo tour làm cho giá dịch vụ du lịch trọn gói tháng 5/2021 giảm 0,7% so với tháng 4. Bên cạnh đó, thời tiết thuận lợi, đang rộ mùa khiến giá hoa tươi giảm mạnh, cụ thể giá nhóm cây, hoa cảnh giảm 2,05% so với tháng 4.

Giá vàng trong nước biến động cùng chiều với giá vàng thế giới. Tính đến ngày 25/5/2021, bình quân giá vàng thế giới ở mức 1.837 USD/ounce, tăng 4,38% so với tháng 4/2021. Các đồng tiền kỹ thuật số sụt giá mạnh, dòng tiền có xu hướng đổ vào thị trường vàng; đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tiếp tục giảm là những yếu tố tạo đà cho vàng tăng giá. Bên cạnh đó, giới đầu tư lo ngại về tình hình tài chính của Mỹ và các nước châu Âu cũng làm tăng tính hấp dẫn của vàng. Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 5/2021 tăng 1,68% so với tháng trước; giảm 0,88% so với tháng 12/2020 và tăng 13,02% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 5 tháng đầu năm 2021 tăng 19,24%.

Đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới giảm do giới đầu tư lo ngại về lạm phát của Mỹ gia tăng. Tính đến ngày 25/5/2021, chỉ số đô la Mỹ trên thị trường quốc tế đạt mức 90,39 điểm, giảm 1,36 điểm so với tháng trước. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo đảm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhập khẩu, giá đô la Mỹ bình quân trên thị trường tự do quanh mức 23.160 VND/USD. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2021 giảm 0,21% so với tháng trước; giảm 0,02% so với tháng 12/2020 và giảm 1,15% so với cùng kỳ năm 2020; bình quân 5 tháng đầu năm 2021 giảm 0,85%.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2021 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 1,13% so với cùng kỳ 2021. Bình quân 5 tháng đầu năm 2021 lạm phát cơ bản tăng 0,82% so với cùng kỳ năm 2020, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,29%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, giá xăng, dầu và giá gas tăng. Mức lạm phát cơ bản tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm trước đều là mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Một số nguyên nhân làm tăng, giảm CPI trong tháng 5 và 5 tháng đầu 2021

Cũng theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân làm tăng CPI trong 5 tháng đầu năm 2021 gồm có: Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo 5 tháng đầu năm 2021 tăng 7,27% so với cùng kỳ 2020; Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở 5 tháng đầu năm 2021 tăng 4,22% so với cùng kỳ 2020 do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào; Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, giá gas 5 tháng đầu năm tăng 15,32% so với cùng kỳ 2020; Giá xăng, dầu trong nước bình quân 5 tháng tăng 12,08% so với cùng kỳ 2020; Giá dịch vụ giáo dục 5 tháng đầu năm 2021 tăng 4,47% so với cùng kỳ 2020 do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.

Báo cáo của Tổng cục còn nêu thêm, cùng với nguyên nhân làm tăng, cũng có nguyên nhân làm giảm CPI trong 5 tháng đầu năm 2021, đó là: giá các mặt hàng thực phẩm 5 tháng đầu năm giảm 0,06% so với cùng kỳ 2020; Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19, trong đó gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II (bắt đầu giảm từ tháng 5/2020) và quý IV năm 2020 (được thực hiện vào tháng 1/2021). Theo đó, giá điện sinh hoạt bình quân 5 tháng đầu năm 2021 giảm 4,56% so với cùng kỳ năm 2020. Cộng với ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến người dân hạn chế đi lại, theo đó giá vé tàu hỏa 5 tháng đầu năm giảm 5,71% so với cùng kỳ 2020; giá vé máy bay giảm 15,58%; giá du lịch trọn gói giảm 3,02%.

 

HA.NV

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng thu nhập bằng mô hình trồng rau màu trên nền đất ruộng 

Thay vì sản xuất lúa 3 vụ trong năm, thời gian qua có nhiều nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã thực hiện mô hình luân canh giữa lúa và rau màu, nhất là chuyển từ lúa sang trồng rau màu trong vụ hè thu. Với mô hình này,

Quyết liệt, sáng tạo đảm bảo xây dựng nông thôn mới thực chất, hiệu quả hơn 

Những năm qua, công cuộc xây dựng (XD) nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Cờ Ðỏ bám sát định hướng: XD NTM gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ.

Chuyện về lão nông làm đâu thắng đó

Trong khi nhiều nông dân đang chật vật với điệp khúc 'được mùa, rớt giá”, “được giá, thất mùa' thì ở ấp 5, xã Mỹ Yên, huyện Bến Lức có lão nông biết 'buông này bắt kia' và lần nào ông cũng thắng đậm.

Thiệt hại lớn tại “thủ phủ tôm hùm của Việt Nam” do thủy sản chết hàng loạt

Theo thống kê của Ủy ban Nhân dân thị xã Sông Cầu (tỉnh Phú Yên), vùng nuôi trồng thủy sản đầm Cù Mông có khoảng 160 hộ nuôi bị thiệt hại với số lượng gần 62 tấn tôm hùm và gần 30 tấn cá nuôi bị chết.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top