Thứ hai, 29/04/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại châu Phi 

Sau khi nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu bất thành vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển trọng tâm sang châu Phi. Sự “xoay trục” này của Thổ Nhĩ Kỳ lúc đầu là bởi Ankara muốn nhận được sự ủng hộ ngoại giao nhiều hơn trong môi trường quốc tế.

Sau khi nỗ lực gia nhập Liên minh châu Âu bất thành vào những năm 1990 và đầu những năm 2000, Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển trọng tâm sang châu Phi. Sự “xoay trục” này của Thổ Nhĩ Kỳ lúc đầu là bởi Ankara muốn nhận được sự ủng hộ ngoại giao nhiều hơn trong môi trường quốc tế. Tuy nhiên, từ năm 2005, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - châu Phi trở nên sâu sắc hơn, một phần là “nhờ” tình hình địa chính trị toàn cầu, cách tiếp cận kiên quyết của đảng Công lý và Phát triển cũng như sự bùng nổ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ vào giữa những năm 2000.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud hồi tháng 3. 
Ảnh: AFP

Tầm ảnh hưởng rộng khắp châu lục

Ban đầu, sự can dự của Thổ Nhĩ Kỳ vào châu Phi dựa vào quyền lực mềm, như viện trợ nhân đạo, giáo dục hay các sáng kiến văn hóa. Theo thời gian, các hình thức ảnh hưởng quyết đoán hơn trở thành những khía cạnh quan trọng của mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - châu Phi. Ðơn cử, Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2011 đã đóng vai trò quan trọng khi cung cấp viện trợ trong nạn đói tàn khốc ở Somalia. Năm 2017, Ankara thành lập Trại TURKSOM ở thủ đô Mogadishu (Somalia). Ðây là cơ sở huấn luyện ở nước ngoài lớn nhất của nước này. Năm 2019, Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp vào cuộc nội chiến Libya, hỗ trợ chính quyền Tripoli chống lại Tướng Khalifa Haftar vốn được Ai Cập và Nga hậu thuẫn.

Ðến nay, quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ - châu Phi được mở rộng một cách nhanh chóng nhờ chiến lược dài hạn đầy tham vọng và nhiều mặt của Ankara. Ðể mở rộng ảnh hưởng, Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác với nhiều chủ thể, gồm các cơ quan chính phủ, các công ty tư nhân hay các nhóm tôn giáo. Mặt khác, Ankara còn tăng cường thúc đẩy quan hệ ngoại giao. Hiện Thổ Nhĩ Kỳ có 44 đại sứ quán ở châu Phi, tăng mạnh so với con số 12 vào năm 2002. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã triển khai các chương trình văn hóa và sở hữu mạng lưới bay rộng khắp lục địa đen. Hiện Hãng hàng không quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ bay tới hơn 60 điểm đến ở châu Phi.

Trong lịch sử, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu giới hạn ở khu vực Bắc Phi và vùng Sừng châu Phi bởi các mối liên hệ về địa lý và tôn giáo. Tuy nhiên, Ankara hiện đang mở rộng và củng cố quan hệ với các nước ở khu vực Tây Phi, như Nigeria hay Senegal, cũng như với các nước khu vực Sahel, kéo dài từ Senegal ở phía Ðông đến Sudan ở phía Tây.

Nhân tố thương mại và an ninh chủ chốt

Trong 2 thập niên qua, thương mại giữa Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi đã tăng từ con số 5,4 tỉ USD lên mức hơn 40 tỉ USD vào năm 2022. Các sản phẩm và dịch vụ của Thổ Nhĩ Kỳ, từ hàng tiêu dùng, văn hóa phẩm, dược phẩm cho đến dịch vụ xây dựng đã xâm nhập đáng kể vào thị trường châu Phi, nhờ vào chất lượng và giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn trở thành nhân tố chủ chốt trong bối cảnh an ninh thay đổi ở châu Phi. Ngoài hiện diện ở Bắc Phi và vùng Sừng châu Phi, Ankara còn ký kết các thỏa thuận quốc phòng với các nước ở Tây Phi và Ðông Phi, gồm Ethiopia, Ghana, Kenya, Nigeria và Rwanda. Mặc dù chi tiết cụ thể của các thỏa thuận là khác nhau nhưng chúng thường bao gồm các điều khoản liên quan đến việc bán vũ khí.

Ðối với các nước châu Phi, các sản phẩm quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ được “chuộng” là nhờ sở hữu nhiều ưu điểm. Chúng không những có giá cả phải chăng mà còn đáng tin cậy về mặt kỹ thuật, vốn đã được thử nghiệm ở Libya, Syria và gần đây hơn là ở Ukraine. Ðặc biệt là đối với các quốc gia đang phải đối mặt với các phong trào nổi dậy, quân đội có nguồn lực hạn chế như Togo, Niger, Nigeria hay Somalia, UAV giữ vai trò thiết yếu.

Một dấu hiệu khác cho thấy tầm quan trọng ngày tăng của Ankara trong bối cảnh an ninh phức tạp ở châu Phi chính là các sáng kiến hàng hải mới của nước này ở Ðịa Trung Hải, Biển Ðỏ và Vịnh Aden, gồm cả quan hệ đối tác với Somalia, Sudan và Eritrea. Ðáng chú ý, Thổ Nhĩ Kỳ thời gian gần đây còn trở nên thân thiết hơn với Ai Cập. Ngoài ra, Ankara cũng đang khéo léo điều hướng mối quan hệ với cả Maroc và Algeria - 2 đối thủ trong khu vực. Tất cả những điều này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn sẽ là đối tác chiến lược ở châu Phi.

TRÍ VĂN (Theo Gis Reports Online)

Củng cố và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - CHLB Đức

(ĐCSVN) - Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel (An-giê-la Méc-ken) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân tiến hành chuyến thăm Cộng hòa Liên bang Đức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg (Hăm-buốc) từ ngày 5 -8/7/2017.

Lễ trao Huân chương tặng lãnh đạo 15 tỉnh của nước bạn Lào

Chiều 5/7, tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) diễn ra Lễ trao Huân chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng các đồng chí lãnh đạo 15 tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Lễ trao Huân chương tặng lãnh đạo 15 tỉnh của nước bạn Lào

Chiều 5/7, tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) diễn ra Lễ trao Huân chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng các đồng chí lãnh đạo 15 tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Lễ trao Huân chương tặng lãnh đạo 15 tỉnh của nước bạn Lào

Chiều 5/7, tại thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) diễn ra Lễ trao Huân chương của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng các đồng chí lãnh đạo 15 tỉnh của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Trao đổi thương mại song phương Malaysia - Việt Nam dự kiến đạt 9,5 tỷ USD trong năm 2017

(ĐCSVN) – Trong những năm gần đây, Malaysia là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Trao đổi thương mại giữa Malaysia và Việt Nam liên tục tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp nền kinh tế thế giới và khu vực còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Top