Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bài 1: Khó thực hiện do chi phí đầu tư cao

Nuôi tôm theo mô hình công nghiệp hay công nghệ cao không chỉ là vấn đề nông dân quan tâm mà còn là bài toán đặt ra đối với huyện Cần Đước, tỉnh Long An.

Nuôi tôm theo mô hình công nghiệp hay công nghệ cao không chỉ là vấn đề nông dân quan tâm mà còn là bài toán đặt ra đối với huyện Cần Đước, tỉnh Long An.


Lãnh đạo huyện khảo sát mô hình thử nghiệm nuôi tôm công nghệ cao tại xã Tân Ân

Dù biết hiệu quả

Cần Đước có khoảng 2.000ha tôm, trong đó có khoảng 300ha được nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Xã Tân Chánh là địa phương đi đầu của huyện trong việc nuôi tôm theo mô hình công nghiệp nhưng cũng chỉ có gần 5% diện tích tôm được nuôi theo mô hình này. Riêng mô hình nuôi tôm công nghệ cao, tuy được đề cập đến nhưng chưa được áp dụng.

Trước đây, khi con tôm sú (sau này có thêm tôm thẻ chân trắng) được đưa vào nuôi ở Cần Đước, nông dân chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến (nuôi thả mật độ thưa, chỉ nuôi 1 vụ trong năm, không đòi hỏi các trang thiết bị phụ trợ: Máy tạo oxy, máy xyphong đáy,...). Với cách nuôi này, chi phí đầu tư ban đầu khá thấp và hầu hết không có hệ thống ao lắng.

Hiện nay, khi môi trường ô nhiễm, dịch bệnh phát sinh và dễ lây lan trên diện rộng, mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kém hiệu quả, từ đó, các ngành chuyên môn vận động nông dân nên nuôi tôm theo mô hình công nghiệp và công nghệ cao.

Nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi việc chuẩn bị ao nuôi phải đúng kỹ thuật. Bờ ao phải bảo đảm và lót bạt, dành 20% diện tích ao lắng để xử lý nước trước khi cấp vào ruộng nuôi tôm, mực nước nuôi tôm thẻ phải đạt độ sâu 1,5m, tôm giống thả nuôi với mật độ hơn 100 con/m2, do mật độ dày đòi hỏi ruộng nuôi tôm phải lắp dàn quạt mặt nước, thiết bị tạo oxy, dàn quạt chạy suốt thời gian nuôi,...

Bình quân mỗi hécta nuôi tôm theo hình thức công nghiệp, chi phí đầu tư khoảng 1,5 tỉ đồng, năng suất trên 15 tấn/ha. Mỗi năm, nông dân có thể nuôi 3 vụ, mỗi vụ lời vài trăm triệu đồng/ha. Cụ thể, vào tháng 4/2017, với giá bán 120.000 đồng/kg, năng suất 15 tấn/ha, người nuôi tôm có lời trên 400 triệu đồng/vụ. Tuy nhiên, hiện nay, số hộ nuôi tôm theo hình thức công nghiệp không nhiều, trong đó nguyên nhân chủ yếu là vốn đầu tư ban đầu cao.

Tương tự, nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, ao nuôi không chỉ được lót bạt xung quanh bờ bao mà toàn bộ diện tích ao nuôi phải làm mái che kín và đáy ao phải được trải bạt, phải lắp đặt hệ thống xyphong đáy ao để thu gom thức ăn thừa, các chất cặn bã trong quá trình nuôi.

Ngoài ra, nuôi tôm công nghệ cao đòi hỏi nông dân phải có 70% diện tích phụ trợ bao gồm ao ươm tôm giống (diện tích 10%), hệ thống ao lắng 1 để lọc sinh học (diện tích 30%) và ao lắng 2 xử lý mầm bệnh trước khi cấp nước cho ruộng nuôi (diện tích 30%).

Như vậy, 1ha tôm chỉ sử dụng 30% diện tích để nuôi. Mật độ nuôi thả dày trên 200 con/m2 nên phải lắp đặt thiết bị phụ trợ nhiều hơn, chi phí thức ăn cao hơn và tất nhiên, nguồn vốn đầu tư rất cao. Chi phí đầu tư cao nhưng ưu thế của mô hình nuôi tôm công nghệ cao có thể đạt năng suất ngoài 40 tấn/ha và tỷ lệ rủi ro do dịch bệnh ít hơn.

Nhưng còn nhiều khó khăn

Rõ ràng, nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm theo mô hình công nghệ cao có hiệu quả nhưng thực tế, nông dân khó thực hiện do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là vốn đầu tư cao, ngoài khả năng của nông dân.

Ngoài nguồn vốn đầu tư ao đầm, con giống, thức ăn,... thì kết cấu hạ tầng để nuôi tôm công nghiệp và nuôi tôm công nghệ cao không bảo đảm, trong đó, trở ngại lớn nhất là điện sản xuất. Hiện tại, nông dân sử dụng điện sinh hoạt để chạy các thiết bị nuôi tôm nên không bảo đảm an toàn thiết bị và giá điện cao do vượt định mức sử dụng.

Để nuôi tôm công nghiệp, mỗi hécta sử dụng khoảng 40 dàn quạt mặt nước (chưa kể máy tạo oxy, máy xyphong đáy) nếu sử dụng máy nổ suốt thời gian nuôi thì lượng xăng dầu rất nhiều, chi phí cao và tiếng ồn rất lớn.

Trong khi đó, để bảo đảm lượng điện phục vụ nuôi tôm, mỗi hécta phải lắp 1 máy biến thế 15-25 kVA, chi phí trên 100 triệu đồng, chưa kể đường dây dẫn đến khu vực sản xuất, đây cũng là trở ngại lớn cho nông dân.

Một vấn đề cũng cần phải giải quyết đó là hệ thống giao thông, kênh, mương nội đồng không đáp ứng yêu cầu sản xuất. Để thi công ao đầm nuôi tôm công nghiệp, bắt buộc phải sử dụng máy chuyên dùng nhưng hệ thống giao thông nhỏ hẹp, không thể đưa các phương tiện vào thi công; hệ thống kênh, mương bị bồi lắng, không đáp ứng yêu cầu cấp - thoát nước nuôi tôm.

Ngoài ra, với yêu cầu phải dành diện tích ao lắng 30% đối với nuôi tôm công nghiệp và 70% đối với nuôi tôm công nghệ cao là rất khó thực hiện. Trước đây, nông dân nuôi tôm theo phương pháp quảng canh cải tiến, tận dụng đối đa diện tích mặt nước để nuôi tôm, hầu hết các ao nuôi đều có có hệ thống ao lắng - đó là chưa kể đến đặc trưng của vùng nông thôn Cần Đước hiện nay là diện tích đất sản xuất của nông dân không nhiều, nên việc xây dựng ao lắng theo quy trình nuôi tôm công nghiệp, công nghệ cao là rất khó khăn,...

Với tất cả nguyên nhân trên, mặc dù nông dân hiểu rất rõ nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm công nghệ cao đạt hiệu quả nhưng không thể thực hiện./.

Kim Khánh
(còn tiếp)

Bài 2: Đâu là lối ra?

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Từng bước cải thiện thời gian thực hiện thủ tục thương mại qua biên giới

(ĐCSVN) – Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, thời gian qua trung bình thực hiện thủ tục thương mại qua biên đã được rút ngắn đáng kể. Việc thời gian thông quan nhanh giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ công việc, tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Từ 20/11, Phú Quốc sẽ đón khách quốc tế qua “Hộ chiếu vaccine”

(ĐCSVN) - Theo kế hoạch, chương trình mở cửa đón khách quốc tế tại Phú Quốc sẽ được triển khai thực hiện trong 6 tháng. Từ ngày 20/11, Phú Quốc sẽ tổ chức đón từ 1 đến 3 chuyến bay thuê bao đầu tiên đến Phú Quốc để vận hành thử nghiệm quy trình đón, phục vụ khách để đánh giá, rút kinh nghiệm.

Long An: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

(ĐCSVN) - Thời gian qua, UBND tỉnh Long An luôn quan tâm, chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành, địa phương thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công. Coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, phải có quyết tâm cao nhất và các giải pháp thực hiện hiệu quả. Bởi vì, việc thực hiện tốt tiến độ, giải ngân vốn đầu tư công sẽ góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội, ngược lại có thể làm trì trệ cơ hội phát triển.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top