Chủ nhật, 19/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bài cuối: Đâu là lối ra?

Vấn đề khó nhất trong việc thực hiện mô hình nuôi tôm công nghiệp (CN), nuôi tôm công nghệ cao (CNC) chính là vốn đầu tư. Hầu hết hộ nông dân không đủ nguồn vốn để đầu tư nuôi tôm CN mà phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về đầu tư hạ tầng, nguồn điện và có dự án hỗ trợ vốn vì hiện nay, nông dân không thể vay vốn để đầu tư. Khó khăn nữa đối với nông dân khi chuyển đổi mô hình nuôi tôm CN đó là diện tích nuôi tôm nhỏ, lẻ, rất khó cải tạo, bố trí diện tích ao lắng theo quy định nuôi tôm.


Nông dân chăm sóc tôm

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cần Đước, tỉnh Long An nhiệm kỳ 2015-2020 đề ra Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững. Theo đó, con tôm được xác định là vật nuôi chủ lực của các xã vùng ngập mặn, do đó, Huyện ủy tập trung chỉ đạo chương trình nuôi thủy sản, trong đó ưu tiên phát triển mô hình nuôi tôm CN, nuôi tôm CNC nhằm giảm rủi ro, tăng hiệu quả nuôi tôm. Nhằm thực hiện chương trình, lãnh đạo huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp nghiên cứu các mô hình phù hợp tổ chức cho thành viên ban chỉ đạo chương trình nuôi tôm các xã tham quan thực tế, khảo sát, quy hoạch các vùng nuôi tôm CN để đầu tư kết cấu hạ tầng; tuyên truyền, vận động những hộ có điều kiện chuyển đổi phương thức nuôi tôm; thành lập các tổ hợp tác, hỗ trợ nhau đầu tư sản xuất.

Hiện tại, mô hình nuôi tôm CNC do Sở Khoa học và Công nghệ đầu tư tại Cần Đước xác định địa điểm, diện tích, thỏa thuận cơ chế quản lý, kinh phí triển khai mô hình giữa Sở Khoa học và Công nghệ và ngành nông nghiệp huyện. Điểm thử nghiệm nuôi tôm CNC tại xã Tân Ân hoàn thành, đưa vào nuôi thử nghiệm. Tại xã Tân Chánh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND xã thành lập Tổ hợp tác Nuôi tôm CNC, hoàn tất việc xác định địa điểm, diện tích, hoàn thành thiết kế, tiến hành xây dựng cơ bản.

Thông qua mô hình thí điểm nuôi tôm CNC để ngành nông nghiệp huyện xây dựng quy trình, đồng thời sử dụng kết quả mô hình nhằm tuyên truyền, vận động nông dân từng bước chuyển đổi mô hình. Bên cạnh đó, lãnh đạo địa phương cũng khuyến khích những hộ dân có điều kiện, đầu tư mô hình nuôi tôm CNC; tăng cường việc tổ chức tham quan, giới thiệu các mô hình nuôi tôm ứng dụng CNC trên hệ thống đài, trạm truyền thanh địa phương để nông dân chọn lựa mô hình thích hợp ứng dụng vào quá trình nuôi tôm đạt kết quả cao.

Lãnh đạo các xã vùng nuôi tôm cần tăng cường công tác chuyển giao khoa học - kỹ thuật nuôi tôm theo mô hình CN, CNC; tập trung tuyên truyền, vận động những hộ nông dân có điều kiện chuyển đổi hình thức nuôi tôm; đồng thời khảo sát, quy hoạch các vùng nuôi tôm theo địa bàn các ấp, khu vực; vận động nông dân tham gia mở rộng hệ thống giao thông nông thôn, đầu tư hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất; hướng dẫn nông dân tham gia các tổ hợp tác, xây dựng dự án vay vốn, từng bước chuyển đổi mô hình nuôi tôm, tránh tình trạng nôn nóng, đầu tư không hiệu quả gây thiệt hại cho nông dân, ảnh hưởng lớn đến chủ trương chung trong việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, chất lượng cao và bền vững./.

Kim Khánh

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Nữ công nhân yêu nghề, tận tụy trên đất rừng biên giới

(ĐCSVN) - Bằng niềm đam mê với nghề và ý chí vượt khó trong lao động sản xuất, Thái Thị Minh, 42 tuổi, nữ công nhân khai thác mủ cao su thuộc Đội 7, Công ty 75, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) là tấm gương sáng đã thầm lặng cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị trên vùng đất biên giới tỉnh Gia Lai.

Nữ công nhân yêu nghề, tận tụy trên đất rừng biên giới

(ĐCSVN) - Bằng niềm đam mê với nghề và ý chí vượt khó trong lao động sản xuất, Thái Thị Minh, 42 tuổi, nữ công nhân khai thác mủ cao su thuộc Đội 7, Công ty 75, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) là tấm gương sáng đã thầm lặng cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị trên vùng đất biên giới tỉnh Gia Lai.

Nữ công nhân yêu nghề, tận tụy trên đất rừng biên giới

(ĐCSVN) - Bằng niềm đam mê với nghề và ý chí vượt khó trong lao động sản xuất, Thái Thị Minh, 42 tuổi, nữ công nhân khai thác mủ cao su thuộc Đội 7, Công ty 75, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) là tấm gương sáng đã thầm lặng cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị trên vùng đất biên giới tỉnh Gia Lai.

Nữ công nhân yêu nghề, tận tụy trên đất rừng biên giới

(ĐCSVN) - Bằng niềm đam mê với nghề và ý chí vượt khó trong lao động sản xuất, Thái Thị Minh, 42 tuổi, nữ công nhân khai thác mủ cao su thuộc Đội 7, Công ty 75, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) là tấm gương sáng đã thầm lặng cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị trên vùng đất biên giới tỉnh Gia Lai.

Nữ công nhân yêu nghề, tận tụy trên đất rừng biên giới

(ĐCSVN) - Bằng niềm đam mê với nghề và ý chí vượt khó trong lao động sản xuất, Thái Thị Minh, 42 tuổi, nữ công nhân khai thác mủ cao su thuộc Đội 7, Công ty 75, Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) là tấm gương sáng đã thầm lặng cống hiến, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đơn vị trên vùng đất biên giới tỉnh Gia Lai.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top