Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Bên hối hả, bên thong thả! 

Quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuần qua, gần như ngày nào Mát-xcơ-va cũng lên tiếng đề xuất các biện pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng, nhưng phương Tây vẫn “đủng đỉnh”.

Quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Ðại Tây Dương (NATO) đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuần qua, gần như ngày nào Mát-xcơ-va cũng lên tiếng đề xuất các biện pháp nhằm hạ nhiệt căng thẳng, nhưng phương Tây vẫn “đủng đỉnh”.

Tổng thống Nga Putin (phải) có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Johnson hôm 13-12. Ảnh: Daily Express

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 13-12, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga và NATO cần đàm phán ngay lập tức nhằm xây dựng các thỏa thuận pháp lý quốc tế rõ ràng để có thể loại trừ mọi kế hoạch mở rộng hoạt động của NATO về phía Ðông châu Âu, trước hết là ở Ukraine, mà Mát-xcơ-va cho là có nguy cơ đe dọa an ninh Nga.

Cùng ngày, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo Nga có thể buộc phải triển khai tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu.

Sang ngày 14-12, Tổng thống Putin trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Phần Lan Sauli Niinisto đã nhấn mạnh sự cần thiết phải khởi động ngay các cuộc đàm phán với Mỹ và NATO “về đảm bảo an ninh” cho Nga trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan Ukraine.

Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia Nga Dmitry Medvedev cùng ngày cho biết Nga đã đề nghị Mỹ hợp tác để tăng cường sự ổn định chiến lược dựa trên những nguyên tắc đã thống nhất trong Hiệp ước Cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) được hai bên gia hạn 5 năm vào đầu năm nay.

Ðến ngày 16-12, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố nước này sẵn sàng hợp tác với phương Tây về các đề xuất đối với an ninh châu Âu, bất kể những bất đồng giữa hai bên. 

Sau mấy ngày “úp mở”, Bộ Ngoại giao Nga hôm 17-12 đã công bố chi tiết các yêu cầu của mình, trong đó trọng tâm là đòi NATO cam kết “tự kiềm chế không mở rộng về phía Ðông, bao gồm kết nạp Ukraine và thêm các nước khác”; loại bỏ vũ khí hạt nhân của Mỹ khỏi châu Âu và rút các tiểu đoàn NATO khỏi Ba Lan cũng như các quốc gia Baltic như Estonia, Latvia và Litva từng thuộc Liên Xô (cũ); không tổ chức các cuộc tập trận ở Ukraine, Ðông Âu, các nước vùng Kavkaz như Gruzia hoặc ở Trung Á mà không có sự đồng ý trước của Nga...

Có thể thấy sự sốt ruột của Nga qua phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov: “Chúng tôi đã sẵn sàng ngay lập tức, ngay ngày mai cũng được. Tôi nói ngày mai đúng theo nghĩa đen là ngày thứ bảy 18-12. Chúng tôi sẵn sàng đàm phán với Mỹ ở nước thứ ba”, ông Ryabkov quả quyết, đồng thời đề xuất Geneva (Thụy Sĩ) làm địa điểm họp.

Như để tăng tính thuyết phục, một ngày sau đó, một Thứ trưởng Ngoại giao khác của Nga là Alexander Grushko tuyên bố những đề xuất an ninh của Mát-xcơ-va là nỗ lực nhằm biến một “kịch bản quân sự” tiềm tàng thành một “tiến trình chính trị”. Ông Grushko cũng không quên cảnh báo rằng nếu các đề xuất của Nga với NATO không được chấp nhận, Nga sẽ chuyển sang “chế độ thiết lập chống lại các mối đe dọa”.

Về phần mình, NATO có vẻ không nao núng trước các động thái của Nga. “Chúng tôi sẽ không thỏa hiệp các nguyên tắc chính mà nền an ninh châu Âu được xây dựng. Ðiều đó bao gồm việc tất cả các quốc gia có quyền tự quyết định tương lai và chính sách đối ngoại của mình mà không bị can thiệp từ bên ngoài”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tuyên bố.

QUỐC KHÁNH

Xung đột Hamas - Israel: Hệ thống y tế tại Dải Gaza sắp sụp đổ

(ĐCSVN) - Ngày 13/5, giới chức y tế tại Dải Gaza cảnh báo hệ thống y tế ở vùng lãnh thổ ven Địa Trung Hải này đang đứng trước nguy cơ sụp đổ sau vài giờ tới do thiếu trầm trọng nhiên liệu.

Đại sứ Phạm Sanh Châu bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Ấn Độ

(ĐCSVN) – Tối 2/10, Đại sứ Phạm Sanh Châu và phu nhân đã đến New Delhi, bắt đầu nhiệm kỳ đại sứ tại Cộng hòa Ấn Độ kiêm nhiệm Cộng hòa Dân chủ Liên bang Nepal và Vương quốc Bhutan.

Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

(ĐCSVN) - Với tư cách là quốc gia thành viên Công ước liên hợp quốc về Luật biển 1982 và là quốc gia ven Biển Đông, Việt Nam luôn tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

Việt Nam phát huy vai trò tích cực tại diễn đàn đa phương Liên hợp quốc

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao khóa 73 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ.

Việt Nam tham dự Đại hội đồng WIPO 2018

(ĐCSVN) - Kỳ họp lần thứ 58 của Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã khai mạc sáng 24/9 tại Geneva, Thụy Sĩ. Trước khi khai mạc kỳ họp, toàn thể Đại hội đồng WIPO đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Top