Chủ nhật, 12/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Cần tìm ra phương thức sản xuất phù hợp để hạn chế tác động của hạn mặn

Hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mức độ gây thiệt hại giảm đáng kể là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị “Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019-2020”.

Hạn mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mức độ gây thiệt hại giảm đáng kể là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường tại hội nghị “Tổng kết công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2019-2020”.

 Hạn, xâm nhập mặn 2019 – 2020 đã làm khoảng 900ha lúa đông xuân ở huyện Tân Trụ, tỉnh Long An mất trắng (Nguồn: nhandan.com.vn)

Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Long An, tổ chức vào ngày 20/6, ở thành phố Tân An, tỉnh Long An.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường yêu cầu, thời gian tới, do tác động, thách thức từ biến đổi khí hậu, yếu tố tác động từ thượng nguồn và một số yếu tố khác sẽ tiếp tục tác động tổn thương đến sản xuất, đời sống dân sinh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng xác định kịch bản nhiều yếu tố cực đoan hơn chứ không phải mốc lịch sử hạn mặn năm 2019-2020 đã là mốc lịch sử cuối cùng. Do đó, phải ý thức được, chủ động thích ứng, coi đây là điều hiển nhiên, bắt buộc chúng ta phải thích ứng. Từ đó, tất cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc, người dân cùng vào cuộc. Từng địa phương, ngành huyện và vùng phải có từng giải pháp thiết thực, cụ thể trong phòng chống hạn mặn.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, vấn đề cốt lõi là tìm ra những đối tượng sản xuất, phương thức sản xuất phù hợp nhất để không chỉ hạn chế những tác động tiêu cực, mà còn khai thác được những lợi thế, nâng cao giá trị do thay đổi được trục sản xuất, cơ cấu sản xuất theo hướng thích ứng. Đây mới là mục tiêu cuối cùng hướng đến trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, nguyên nhân giảm thiệt hại trong thời gian qua là do việc dự báo xâm nhập mặn đã được các đơn vị chuyên ngành dự báo khí tượng thủy, dự báo thủy văn chuyên dùng của các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt; trong đó, việc nhận định sớm thời điểm xâm nhập mặn giúp việc bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình trạng nguồn nước.

Cùng với đó, sự chỉ đạo điều hành sớm, sát sao các giải pháp ứng phó của lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các Bộ, ngành đã giúp các địa phương và các cơ quan liên quan có kế hoạch thực hiện sớm các giải pháp phòng, chống hạn hán thiếu nước xâm nhập mặn.

Đặc biệt, việc khoanh vùng, cắt giảm, chuyển đổi thời vụ sản xuất để né mặn, giảm thiểu diện tích cây trồng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Việc nạo vét lấy nước, hệ thống kênh mương, đào ao, giếng, đắp đập tạm ngăn mặn, lắp đặt trạm bơm, đầu tư xây dựng các công trình kiểm soát mặn đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát và hỗ trợ kiểm soát xâm nhập mặn cho gần 400 nghìn ha đất nông nghiệp, giảm thiểu phần lớn thiệt hại.

Bên cạnh đó, việc bố trí diện tích, cơ cấu thời vụ phù hợp với tình hình diễn biến xâm nhập mặn, nguồn nước là giải pháp hữu hiệu để ứng phó với xâm nhập mặn.

Việc nâng cao nhận thức của người dân về nguy cơ, diễn biến, ảnh hưởng tác động của xâm nhập mặn giúp người dân chủ động có phương án ừng phó, tuân thủ theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn, dẫn đến làm thiệt hại giảm thiệt hại rất nhiều.

Đồng thời, việc chủ động tích trữ nước sớm, tại chỗ của người dân ngay trong mùa mưa (bể, bồn, lu, túi đựng nước, thiết bị xử lý nước,…); lắp đặt các vòi nước công cộng; sử dụng các phương tiện di động để chở nước đến từng cụm dân cư, hộ gia đình đã mang lại hiệu quả cao trong việc duy trì nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân….

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xâm nhập mặn thời gian qua đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với phạm vi ảnh hưởng của xâm nhập mặn với ranh 4g/l là 1.688.600 ha, chiếm 42,5% diện tích tự nhiên toàn vùng.

Cụ thể, vụ Mùa 2019 trên đất lúa tôm, diện tích bị thiệt hại chủ yếu tại tỉnh Cà Mau là 14.000 ha mất trắng; riêng vụ Đông Xuân 2019-2020, diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha/1.541.000 ha, tổng diện tích gieo trồng toàn vùng, chiếm tỷ lệ 2,7%; trong đó, thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 26.000 ha gồm Trà Vinh 14.300 ha, Tiền Giang 4.500 ha, Sóc Trăng 4.100 ha. Diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng khoảng 6.650 ha; trong đó, thiệt hại trên 70% (355 ha). Diện tích cây rau màu bị ảnh hưởng khoảng 1.241 ha; trong đó, thiệt hại mất trắng là 541 ha; nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại khoảng 8715 ha. …

Long An là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của xâm nhập với tổng diện tích thiệt hại do hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô 2019-2020 là 2.752 ha, ước tính thiệt hại gần 55,5 tỷ đồng.

Ông Trần Văn Cần, Chủ tịch UBND tỉnh Long An cho hay, trước những dự báo của ngành chức năng, tỉnh đã triển khai đắp 2 đê quây kết hợp ngăn mặn tại huyện Thạnh Hoá đắp 4 đập tạm ngăn mặn trên các kênh, rạch cắt ngang Quốc lộc 62 (rạch Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, kênh Bến Kè), kịp thời ngăn mặn cho 62 nghìn ha vùng dự án Bắc Đông của 2 tỉnh Long An và Tiền Giang.

Bên cạnh đó, 32 đập tạm trên các kênh nội đồng tại huyện Thủ Thừa, Tân Trụ được lắp đặt máy bơm và tổ chức bơm nước nhiều cấp chống hạn. Phối hợp tỉnh Tiền Giang mở các cống Rạch Gốc, Cầu Quán, Quản Thọ để dẫn nước ngọt từ Hệ thống Rạch Chanh - Nguyễn Văn Tiếp về vùng Bảo Định, tạo nguồn nước tưới cho trên 10 nghìn ha cây thanh long của huyện Châu Thành.

Ông Lê Văn Đông, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, bài học kinh nghiệm rút ra trong việc ứng phó tình trạng hạn mặn, xâm nhập mặn có hiệu quả nhất, đó là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ và người dân về phòng chống hạn, xâm nhập mặn nói chung cũng như các cấp dự báo về hạn mặn, tuân thủ lịch thời vụ của người dân. Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu lại giống cây trồng chất lượng cao, giống chịu mặn phèn cho những vùng thiếu nước tưới và bị xâm nhập mặn.

Ngoài ra, đẩy mạnh việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, áp dụng quy trình sản xuất hiệu quả; giải pháp công trình cũng là một trong những khâu then chốt quan trọng trong việc ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn như nạo vét các kênh tạo nguồn và kênh nội đồng, xây dựng các cống điều tiết ngăn, trữ ngọt./.

Thanh Bình/TTXVN

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng cường quản lý, tạo điều kiện thuận lợi để cụm công nghiệp phát triển

Giám đốc Sở Công Thương - Huỳnh Văn Quang Hùng chia sẻ với phóng viên Báo Long An về thực trạng và những giải pháp quản lý các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư.

Phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và II

UBND tỉnh vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và LNG Long An II tại huyện Cần Giuộc.

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh?

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XI họp ngày 11/4/2024, Cục trưởng Cục Thống kê - Nguyễn Văn Chuẩn đã có bài phát biểu phân tích tình hình tăng trưởng kinh tế và quy mô nền kinh tế quí I/2024 của tỉnh Long An;

Khởi động dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

(ĐCSVN) – Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm vừa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt nhà đầu tư là Tập đoàn Sơn Hải với tổng vốn đầu tư hơn 5.524 tỷ đồng, gồm vốn nhà đầu tư khoảng 2.556 tỷ đồng, vốn Nhà nước tham gia khoảng 2.967 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự kiến 2 năm, thu phí 16 năm 4 tháng.

Khởi động dự án cao tốc Nha Trang – Cam Lâm

(ĐCSVN) – Dự án cao tốc Nha Trang - Cam Lâm vừa được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt nhà đầu tư là Tập đoàn Sơn Hải với tổng vốn đầu tư hơn 5.524 tỷ đồng, gồm vốn nhà đầu tư khoảng 2.556 tỷ đồng, vốn Nhà nước tham gia khoảng 2.967 tỷ đồng. Thời gian xây dựng dự kiến 2 năm, thu phí 16 năm 4 tháng.

Tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - Campuchia

(ĐCSVN) – Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá cao mối quan hệ tốt đẹp, không ngừng phát triển theo phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia.

Tỷ lệ bay đúng giờ đạt 89,1% dịp nghỉ lễ

(ĐCSVN) – Theo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, từ ngày 29/4/2021 đến ngày 3/5/2021, sản lượng hạ cất cánh tại 3 Cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đạt xấp xỉ 6,4 nghìn lượt với sản lượng hành khách thông qua các cảng đạt 929 nghìn khách.

Điện tử, máy tính và linh kiện thuộc nhóm hàng xuất khẩu chủ lực

(ĐCSVN) - Nhờ tốc độ tăng trưởng ấn tượng, điện tử, máy tính và linh kiện đã vượt qua dệt may trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019.

Xây dựng nông thôn phát triển hài hòa và bền vững 

Phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu ở TP Cần Thơ diễn ra mạnh mẽ, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống người dân cải thiện đáng kể.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao - Long An trở thành vựa lúa lớn

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là 1 trong 3 chương trình đột phá Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, XI đề ra nhằm đẩy mạnh phát triển 4 cây...

Long An phát động chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An phối hợp tổ chức Lễ phát động Chương trình tiêm phòng dại vì cộng đồng năm 2024 lần thứ tư tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An..

Tập trung diệt chuột để bảo vệ sản xuất

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt.

Giá heo hơi hôm nay 12/4/2024: Giảm nhẹ ở miền Tây

Giá heo hơi hôm nay giữ được ổn định ở khu vực phía bắc nhưng giảm nhẹ ở các tỉnh phía nam. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm trên cả nước đang rất thấp, gây nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Khát vọng thịnh vượng xây dựng đô thị loại I

Năm 2024, TP.Tân An tròn 15 tuổi và được xác định là năm tăng tốc để đạt những mục tiêu đề ra. Đó là hoàn thành sớm các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ TP.Tân An lần thứ XI;...

Đồng Nai: Cá chết nổi trắng hồ thủy lợi Sông Mây

Do lượng cá chết lên đến gần 200 tấn, nhằm tránh ô nhiễm nguồn nước, các công nhân đội nắng, làm việc xuyên lễ để vớt cá, dọn dẹp vệ sinh lòng hồ.

Thêm gần 200 cây xanh phải di dời, đốn hạ làm dự án kết nối metro số 1

Giấy phép chặt hạ, dịch chuyển số cây xanh dọc đường Võ Nguyên Giáp vừa được Trung tâm phát triển hạ tầng kỹ thuật TP Thủ Đức cấp cho Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Sở GTVT TP.HCM).

Giao thông đi trước mở đường tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

Với việc đầu tư hệ thống giao thông tương đối đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao đã góp phần khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trong phát triển KT-XH,...

Thế giới cần 4.000 tỷ USD mỗi năm để chuyển đổi năng lượng tái tạo

Chuyên gia của tập đoàn BlackRock nhận định châu Á-Thái Bình Dương thực sự là trung tâm của cơ hội đầu tư năng lượng xanh và hãng này cũng nhận thấy cơ hội tại nhiều khu vực trên thế giới.

Khai mở thị trường vốn Việt Nam 

Theo ước tính của các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB), các biện pháp cải cách thị trường vốn đúng đắn có thể đem lại cho Việt Nam trên 78 tỉ USD vốn đầu tư mới cho đến năm 2030.

Cảng Quốc tế Long An đón đoàn Tổng lãnh sự quán Ấn Độ đến thăm và làm việc

Đoàn Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ tại TP.HCM thăm và làm việc Cảng Quốc tế Long An.

Hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp 

(CT) - UBND TP Cần Thơ vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND, ngày 7-5-2024, về việc tăng cường hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh sản xuất công nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ.

Agribank dành hơn 180.000 tỉ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh 

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg, ngày 2-5-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Long An, Trung tâm Ứng dụng, kỹ thuật, thông tin khoa học và công nghệ tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ mô hình kinh doanh, ứng dụng các giải pháp đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp SME.
Top