Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Chương trình OCOP phải căn cứ vào cung - cầu

(ĐCSVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết chương trình OCCOP giai đoạn 2018-2020. Hội nghị do Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội tổ chức sáng 23/3, tại Hà Nội.

(ĐCSVN) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị toàn quốc Tổng kết chương trình OCCOP giai đoạn 2018-2020. Hội nghị do Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới phối hợp cùng UBND thành phố Hà Nội tổ chức sáng 23/3, tại Hà Nội.

 Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: BT)

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết, qua hai giai đoạn phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2015 và giai đoạn 2016-2020, về tổng thể, chúng ta đã vượt toàn bộ những chỉ tiêu căn cốt của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới. Chương trình thực sự đã góp phần tạo nên cao trào phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, xây dựng Nông thôn mới chỉ có điểm khởi đầu mà không có điểm kết thúc, đòi hỏi giai đoạn sau mục tiêu cao hơn giai đoạn trước. Chính vì thế, trong giai đoạn 2016-2020, đã tập trung vào những nội dung trọng tâm. Đó là thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của người dân. Và chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ra đời nhằm thực hiện mục tiêu đó.

Tính đến nay, tất cả mục tiêu của chương trình OCOP đều vượt. Trong đó, đã tạo ra đột phá về nhận thức trong sản xuất hàng hóa cho cả hệ thống chính trị và người dân. “Giờ sản phẩm OCOP ở miền ngược không kém gì ở miền xuôi. Các chủ thể sản xuất từ hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thay đổi trình độ sản xuất hàng hóa. Chúng ta đã có 4.469 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên của 59 tỉnh, thành được xếp hạng cho thấy kết quả chung đó” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Thông tin thêm về kết quả sau 3 năm triển khai chương trình OCOP, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho biết, với con số 4.469/6.210 sản phẩm tham gia chương trình được công nhận đạt 3 sao trở lên đã vượt 1,86 lần so với mục tiêu đề ra giai đoạn 2018-2020. Trong đó, 62,2% sản phẩm đạt 3 sao, 36,2% sản phẩm đạt 4 sao và 1,7% sản phẩm tiềm năng 5 sao. Hiện Hội đồng OCOP quốc gia đang tổ chức đánh giá, phân hạng cho 43 sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao được các địa phương đăng ký.

Bên cạnh đó, triển khai chương trình, đã có 2.439/2.961 chủ thể tham gia có sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 38,3% là hợp tác xã, 27,5% là doanh nghiệp, 31,5% là cơ sở sản xuất, còn lại là tổ hợp tác.

Thông qua thực hiện chương trình đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu và văn hóa truyền thống để gia tăng giá trị sản phẩm OCOP. Đồng thời, từng bước chuyển đổi sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị khép kín, đặc biệt là gắn với vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đáng chú ý, nhiều sản phẩm OCOP đã đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường. Một số doanh nghiệp, tập đoàn siêu thị lớn đã đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP để đưa vào hệ thống phân phối, hiện đang được tiêu thụ ổn định. Từ đây, chương trình đã góp phần quan trọng trong tạo việc làm cho lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn.

Bước sang giai đoạn 2021-2025, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết, chương trình OCOP hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 10.000 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 3% sản phẩm OCOP đạt 5 sao. Đồng thời, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã và 30% chủ thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt, có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị khép kín, gắn với vùng nguyên liệu ổn định.

 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị . (Ảnh: BT)

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả của chương trình OCOP đạt được trong thời gian vừa qua. Chương trình đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, làm cơ sở cho việc nâng cao đời sống của người dân nông thôn.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những điểm hạn chế của chương trình cần khắc phục trong thời gian tới. Đó là sự chủ động vào cuộc của một số địa phương trong thực hiện chương trình còn chậm. Một số địa phương còn có biểu hiện chạy theo phong trào, thành tích, chưa đưa chương trình đi vào thực chất, đặc biệt chưa dựa trên những lợi thế, thế mạnh của các sản phẩm.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cho rằng, qua thời gian triển khai cho thấy, các giải pháp hỗ trợ đối với chủ thể OCOP vẫn chưa thực sự được quan tâm, đặc biệt là để nâng cao về năng lực quản trị, chế biến và thương mại sản phẩm. Nhiều sản phẩm chỉ quan tâm đến mẫu mã bao bì nhưng chưa chú trọng vào yếu tố chất lượng. Đi cùng với đó, quy mô sản phẩm OCOP còn khiêm tốn. Công tác xúc tiến thương mại còn manh mún, thiếu tính đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn nổi trội đặc sắc để tạo hình ảnh, thay đổi nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thương hiệu OCOP,...

Để khắc phục những khó khăn trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NN&PTNT cần chủ trì phối hợp với các bộ, ngành khẩn trương hoàn thiện hồ sơ của Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Từ đây, để có những nội hàm, những nguồn lực để tập trung cho các chương trình khác, trong đó có chương trình OCOP.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, cần tiếp tục xác định chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế nông thôn trọng tâm, cần được ưu tiên trong chính sách phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn phát triển bền vững. Do vậy, Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương cần tập trung quyết liệt, đã quyết liệt rồi cần quyết liệt hơn để thực hiện chương trình này.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng đề nghị cần tập trung đầu tư sáu nhóm sản phẩm đã được xác định, trong đó lưu ý tới những nhóm sản phẩm có lợi thế đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn hóa, con người ở mỗi khu vực mỗi vùng miền.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu, trong quá trình triển khai chương trình OCOP, tuyệt đối không được làm theo phong trào mà phải trên cơ sở cung - cầu. Và vấn đề “cầu” ở đây không chỉ của thị trường trong nước mà còn là thị trường của khu vực và quốc tế.

Ngoài ra, cần chú trọng tổ chức các loại hình kinh tế tham gia chương trình OCOP, trong đó cần ưu tiên hỗ trợ một cách thực chất hơn, đặc biệt là cho các hợp tác xã, doanh nghiệp. Phó Thủ tướng cho rằng, hợp tác xã và doanh nghiệp phải giữ vai trò là động lực, là đầu tàu trong việc liên kết các hộ nông dân trong chuỗi giá trị khép kín, từ cung ứng dịch vụ đến tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ, tìm kiếm thị trường.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đề nghị cần tập trung các giải pháp để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thúc đẩy chế biến sâu, liên kết và gắn với các vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị hoàn chỉnh, tạo ra sản phẩm OCOP đặc sắc có giá trị cao. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá một cách bài bản, đồng bộ và thường xuyên quản lý giám sát sản phẩm OCOP, xây dựng thương hiệu OCOP quốc gia làm cơ sở để thúc đẩy và tiếp cận thị trường quốc tế./.

BT

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế

(ĐCSVN) - Quan điểm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ đã nêu rõ, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế

(ĐCSVN) - Quan điểm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ đã nêu rõ, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế

(ĐCSVN) - Quan điểm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ đã nêu rõ, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế

(ĐCSVN) - Quan điểm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ đã nêu rõ, tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài, hiện thực hóa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, hệ thống quy hoạch quốc gia, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực.

Long An khôi phục hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

(ĐCSVN) - Tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Long An cơ bản đã kiểm soát được, UBND tỉnh cho phép tất cả doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động trở lại khi bảo đảm yêu cầu phòng chống dịch.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top