01/11/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh tại chợ truyền thống

(ĐCSVN) – Với vai trò quan trọng của chợ truyền thống, đảm bảo phòng chống dịch tại đây là một vấn đề cần thiết giúp địa phương chủ động trong công tác này. Theo đó, vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Nhằm hỗ trợ các địa phương, sáng nay 29/7, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị phổ biến, tập huấn Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối tới đầu cầu 63 tỉnh, thành phố.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ áp dụng đối với các địa phương hiện đang thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng cho các chợ (bao gồm cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ); Hướng dẫn bao gồm các nội dung yêu cầu nhằm bảo đảm công tác phòng, dịch tại chợ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan gồm: đơn vị quản lý chợ; hộ kinh doanh/người kinh doanh/người lao động, khách hàng mua bán tại chợ; Ủy ban nhân dân các cấp được phân cấp quản lý chợ. Hướng dẫn đã được xây dựng rất cụ thể, chi tiết. “Với vai trò quan trọng của chợ, đây là một hướng dẫn hết sức cần thiết giúp địa phương chủ động trong công tác phòng chống dịch tại chợ, nhằm vừa bảo đảm công tác phòng chống dịch, vừa bảo đảm hoạt động cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân” - ông Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh.

Hội nghị phổ biến, tập huấn Hướng dẫn Phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức theo hình thức trực tuyến (Ảnh: K.D)  

 Tại Hội nghị, Đại diện Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg. Cụ thể, đối với đơn vị Quản lý chợ phải có kế hoạch/phương án phòng, chống dịch (PCD); công khai thông tin liên lạc của cán bộ đầu mối phụ trách công tác PCD; ký cam kết với chính quyền địa phương về việc thực hiện, tuân thủ các quy định, khuyến cáo về PCD; tổ chức mua hàng theo một chiều; cung cấp đầy đủ khẩu trang; yêu cầu khai báo y tế hằng ngày (mã QR điểm kiểm dịch/Bluezone/giấy); thực hiện 5K; đo thân nhiệt tại cửa chợ; bố trí biển báo quy định PCD; nước sát khuẩn tay; khu vực xếp hàng có kẻ vạch giãn cách; thu, kiểm soát và quản lý Thẻ vào chợ, kiểm soát mật độ người vào chợ; Bố trí phòng/khu vực cách ly theo quy định; bố trí khu vực giao nhận hàng hoá; khử khuẩn phương tiện giao nhận nếu cần thiết; hạn chế tiếp xúc giữa người giao nhận nhận hàng...

Bên cạnh đó, tại các chợ cũng không bố trí làm việc và yêu cầu không đi làm đối với người có một trong các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở và người thuộc đối tượng F1, F2; yêu cầu mọi người tự theo dõi sức khoẻ tại nhà và báo cho đơn vị quản lý, y tế khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ. Tại các cửa hàng, gian hàng: Thực hiện giãn cách, bố trí cách ngăn; giảm số người làm việc; Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy; khu vực rửa tay, nhà vệ sinh có đủ nước sạch, xà phòng/dung dịch sát khuẩn tay; thực hiện vệ sinh khử khuẩn theo hướng dẫn…

Đối với Hộ kinh doanh , chỉ bán các mặt hàng thiết yếu, tuân thủ việc sắp xếp bảo đảm khoảng cách, qui định về an toàn, vệ sinh thực phẩm; Ký cam kết thực hiện tuân thủ các qui định, hướng dẫn về PCD và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; Quản lý thông tin người lao động/làm việc, người bán hàng, yêu cầu thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1; đảm bảo các yêu cầu PCD: vệ sinh khử khuẩn hàng ngày, thông thoáng, khoảng cách, có biển thông báo số điện thoại liên hệ khi cần thiết; thông báo ngay nếu phát hiện bản thân hoặc người có triệu chứng; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu….

Tại hội nghị, ông Hoàng Tiến Dũng – Phó Trưởng phòng Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin (Trung tâm ứng dụng CNTT Y tế, Cục CNTT, Bộ Y tế) cũng giới thiệu về Bản đồ chống dịch – An toàn COVID-19. Theo đó, mục tiêu của Bản đồ nhằm xây dựng bản đồ các địa điểm bảo đảm an toàn chống dịch bao gồm các trường học và bệnh viện, doanh nghiệp, cơ sở lao động, khách sạn .v.v.

Bản đồ được công bố công khai với các cập nhật thời gian thực từ mỗi đơn vị; cung cấp công cụ bảng kiểm và giao việc tại địa điểm theo các mẫu bảng kiểm được Bộ y tế quy định và các bảng kiểm mở rộng theo đặc thù của cơ sở, tạo thói quen và hành động cụ thể hàng ngày về bảo đảm chống dịch; cung cấp công cụ giám sát tình hình bảo đảm an toàn chống dịch tới Ban chỉ đạo để kiểm soát và chỉ đạo việc thực hiện bảo đảm an toàn chống dịch trên phạm vi toàn quốc tại từng cơ sở; có khả năng mở rộng cung cấp hệ thống trao đổi 2 chiều từ Ban chỉ đạo đến từng cơ sở.

Từ các điểm cầu trực tuyến, đại diện các Phòng Quản lý thương mại của Sở Công Thương tỉnh Đồng Tháp, Kon Tum, Bình Phước, Kiên Giang, Đồng Nai, Khánh Hoà, Nghệ An… quan tâm đến những hướng dẫn cụ thể trao đổi tại Hội nghị và Công văn 5858 về việc địa phương nào thực hiện theo các hướng dẫn tại Hội nghị hay chỉ những địa phương thực hiện theo Chỉ thị 16; đối với các trung tâm thương mại, siêu thị thì thực hiện thế nào; về kinh phí test nhanh của các hộ tiểu thương, kinh phí hoạt động của Ban quản lý chợ; việc thực hiện Bản đồ số phòng chống dịch; vấn đề truy vết F0, F1; vấn đề lưu thông, vận chuyển hàng hoá…

Phản hồi thông tin về các ý kiến tại Hội nghị, đại diện Bộ Y tế, Bộ Công Thương đã trao đổi, giải đáp các thắc mắc của các địa phương liên quan tới các quy định về phòng chống dịch tại chợ.

Ông Trần Anh Dũng – Trưởng phòng Quản lý Sức khoẻ môi trường và hoá chất (Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế) nhấn mạnh, hướng dẫn theo Công văn 5858 chỉ áp dụng tại các địa phương theo Chỉ thị 16. Đối với Thẻ đi chợ, tùy theo thực tế địa phương có thể điều chỉnh cho phù hợp 1 thẻ có thể đi nhiều chợ. Về kinh phí test nhanh, theo Công văn 5858, tùy theo địa phương để áp dụng. Trong thời gian áp dụng Chỉ thị 16 thì áp dụng kinh phí nhà nước là phù hợp. Về vấn đề bố trí khu vực cách ly tạm thời, có thể bố trí khu vực bảo đảm giãn cách có khoảng cách tối thiểu trên 2m với các khu vực khác nhằm giảm tiếp xúc.

Ông Hoàng Anh Tuấn cũng lưu ý, các địa phương thực hiện đúng theo các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ, ngành, cần lưu ý giải quyết vấn đề không cứng nhắc, cần có sự linh hoạt theo tình hình thực tế từng địa phương để công tác phòng chống dịch tại địa bàn nói chung, phòng chống dịch tại chợ nói riêng đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh diễn biến dịch phức tạp hiện nay./.

K.D

Other news

Tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam
(ĐCSVN) - Triển khai Kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số năm 2024, sáng 27/9, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức Hội nghị tập huấn về chuyển đổi số cho các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam.
TP Hồ Chí Minh ban hành quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
(ĐCSVN) - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 68/2024/QĐ-UBND quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố. Quy định này thực hiện theo Luật Đất đai mới.
Dự kiến 250 gian hàng với 100 đơn vị tham gia Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 
(CT) - Từ ngày 1 đến ngày 5-11-2024 sẽ diễn ra Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam 2024 tại Trung tâm Xúc tiến đầu tư - thương mại và Hội chợ triển lãm TP Cần Thơ (số 108A Lê Lợi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều).
Giá vàng hôm nay 29/9: Bất ngờ vàng nhẫn bằng vàng miếng
Giá vàng trong nước bất ngờ lần đầu ghi nhận vàng nhẫn được bán ra bằng vàng miếng SJC.
Để kinh tế vùng Trung Bộ phát triển và hội nhập
​(ĐCSVN) – Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh, thành trải dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Đây là vùng giữ vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, quá trình phát triển thời gian vừa qua tại đây cho thấy, kinh tế vùng Trung Bộ đang tăng trưởng dưới mức tiềm năng và hiện cũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Top