Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đối thoại Biển lần thứ ba: “Luật quốc tế và Biển Đông”

(ĐCSVN) - Đối thoại Biển lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh những diễn biến mới trên Biển Đông đặt ra nhiều vấn đề an ninh và pháp lý đối với các nước trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN đang đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và học giả trong lĩnh vực pháp lý.

(ĐCSVN) - Đối thoại Biển lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh những diễn biến mới trên Biển Đông đặt ra nhiều vấn đề an ninh và pháp lý đối với các nước trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN đang đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và học giả trong lĩnh vực pháp lý.

Đối thoại Biển lần thứ ba với chủ đề “Luật quốc tế và Biển Đông”.

Ngày 11/06/2018, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao, Quỹ Konrad-Adenauer-Stiftung (Đức) và Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã đồng tổ chức buổi Đối thoại Biển lần thứ ba với chủ đề “Luật quốc tế và Biển Đông”. Đối thoại lần này tập trung thảo luận về tình hình Biển Đông từ góc độ pháp lý và tìm kiếm ý tưởng hợp tác quản lý tranh chấp tại khu vực.

Tham dự Đối thoại có ba diễn giả quốc tế và Việt Nam: PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao (Phó Chủ tịch Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc), PGS.TS. Herman J. Kraft (Đại học Philippines) và TS. Yan Yan (Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc). PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh (Học viện Ngoại giao) điều phối buổi Đối thoại.

Đối thoại Biển lần thứ ba diễn ra trong bối cảnh những diễn biến mới trên Biển Đông đặt ra nhiều vấn đề an ninh và pháp lý đối với các nước trong khu vực. Hiện nay, Trung Quốc và các nước ASEAN đang đàm phán về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia và học giả trong lĩnh vực pháp lý. Tuy nhiên, hai năm sau Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ kiện Biển Đông, khu vực chưa đạt được các kết quả hợp tác đáng kể để giảm căng thẳng và tranh chấp trong khu vực.

Phát biểu khai mạc, TS. Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh vai trò của luật quốc tế trong việc duy trì trật tự và an ninh quốc tế dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. TS. Bình cho rằng, luật quốc tế là cơ sở đảm bảo an ninh và ổn định quốc tế và khu vực. Tại Biển Đông, các bên liên quan đều tuyên bố tuân thủ luật pháp quốc tế, song cách diễn giải luật khác nhau thực sự tạo ra thách thức lớn đối với hợp tác khu vực. Do đó, TS. Lê Hải Bình bày tỏ hi vọng Đối thoại lần này là cơ hội thúc đẩy sự hiểu biết chung giữa các chuyên gia, giới hoạch định chính sách và công chúng nói chung, từ đó góp phần rút ngắn những khoảng cách về nhận thức và thúc đẩy hợp tác trên Biển Đông.

Ông Peter Girke, Đại diện Quỹ KAS nhấn mạnh, luật pháp và hoà bình là giá trị cốt lõi của Quỹ. “Biển Đông cần có những giải pháp chung và hoà bình, tuân thủ luật quốc tế để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ. Chúng tôi hi vọng Đối thoại này là cơ hội để các chuyên gia luật và giới hoạch định chính sách có thể suy nghĩ và hợp tác về các nguyên tắc luật quốc tế để giải quyết tranh chấp.”

Bà Stacey Nation, Tham tán Đại sứ quán Australia chia sẻ, “Đại sứ quán Australia ủng hộ và đồng tổ chức Đối thoại Biển lần thứ ba nhằm khẳng định cam kết trong Sách Trắng Chính sách Đối ngoại của Australia, thúc đẩy một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mở, an ninh và thịnh vượng; trong đó quyền lợi của mọi quốc gia được tôn trọng và tranh chấp được giải quyết một cách hoà bình, phù hợp với luật pháp quốc tế”.

Các diễn giả tại Đối thoại đã thảo luận nhiều vấn đề pháp lý ở Biển Đông, trong đó có nguyên tắc thượng tôn pháp luật, địa vị pháp lý của các thực thể, phán quyết của Toà trọng tài trong vụ kiện của Philippines ở Biển Đông, khía cạnh pháp lý của ý tưởng hợp tác cùng phát triển trong khu vực, Bộ Quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông và các biện pháp thúc đẩy quan điểm chung về luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Với sự tham dự của 80 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài, các cơ quan và giới học giả Việt Nam, Đối thoại diễn ra trong không khí trao đổi sôi nổi, thẳng thắn và thực chất./.

Mạnh Hùng

Mỹ-Trung nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương

Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, hai bên đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương.

Mỹ-Trung nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương

Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, hai bên đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương.

Mỹ-Trung nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương

Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, hai bên đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương.

Mỹ-Trung nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương

Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, hai bên đã nhất trí nối lại đàm phán thương mại song phương.

Ông Trump sẽ gặp các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Hàn Quốc vào 30/6

Trong ngày thứ 2 chuyến thăm Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ sẽ có cuộc gặp các lãnh đạo DN hàng đầu nước này , đây là lần đầu tiên ông Trump thiết lập một chương trình làm việc riêng với doanh nhân.

Khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Thụy Điển quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Thụy Điển có thế mạnh như công nghiệp chế tạo, hóa chất, điện tử, trồng rừng và khai thác chế biến gỗ bền vững...

Khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Thụy Điển quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Thụy Điển có thế mạnh như công nghiệp chế tạo, hóa chất, điện tử, trồng rừng và khai thác chế biến gỗ bền vững...

Khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam

Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng đề nghị Chính phủ Thụy Điển quan tâm, khuyến khích các doanh nghiệp Thụy Điển tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực Thụy Điển có thế mạnh như công nghiệp chế tạo, hóa chất, điện tử, trồng rừng và khai thác chế biến gỗ bền vững...

Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin dẫn đầu và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28 - 30/5/2019.

Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Vương quốc Campuchia do Chủ tịch Quốc hội Samdech Heng Samrin dẫn đầu và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 28 - 30/5/2019.

Ấn Độ để tang cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong ngày 9/7

Chính phủ Ấn Độ thông báo lấy ngày 9/7 là ngày quốc tang để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người vừa qua đời vì bị ám sát khi đang phát biểu vận động tranh cử tại thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản.

Ấn Độ để tang cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong ngày 9/7

Chính phủ Ấn Độ thông báo lấy ngày 9/7 là ngày quốc tang để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người vừa qua đời vì bị ám sát khi đang phát biểu vận động tranh cử tại thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản.

Ấn Độ để tang cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo trong ngày 9/7

Chính phủ Ấn Độ thông báo lấy ngày 9/7 là ngày quốc tang để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người vừa qua đời vì bị ám sát khi đang phát biểu vận động tranh cử tại thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin duy trì tỷ lệ tín nhiệm cao

Tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục duy trì ở mức cao với 80,73% trong tuần qua. Cuộc thăm dò được tiến hành đối với 1.600 người Nga trưởng thành từ ngày 27/6 đến ngày 3/7.

Hội nghị Ngoại trưởng G20: Nga cam kết cung cấp năng lượng giá rẻ

Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh trong khi Nga sẵn sàng thực hiện tất cả các nghĩa vụ của mình về việc cung cấp năng lượng giá rẻ thì Mỹ đang cố tình buộc cả thế giới từ bỏ các nguồn năng lượng rẻ hơn.
Top