Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Đừng “mỏi người, đau nhức xương là ra tiệm thuốc”! 

Các bác sĩ khuyến cáo, khi có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe nói chung và cơ xương khớp nói riêng, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị tốt nhất.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân các vấn đề về xương khớp. Ảnh: BV cung cấp.

Sau một đêm ngủ dậy, bà Năm (67 tuổi, ở quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) cảm thấy cơ thể đau nhức, bên hông bị lói, di chuyển rất khó khăn. Theo thói quen, trên đường đi chợ, bà ghé ngang tiệm thuốc tây trên địa bàn quận mua thuốc về uống. Bà Năm kể triệu chứng bệnh với nhân viên bán thuốc, anh nhân viên lắng nghe, sau đó lấy cho bà 6 liều, uống trong 3 ngày, với số tiền thuốc là 30.000 đồng. 

BS CKI Nguyễn Huỳnh Quang Huy, Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp - Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Đại học Nam Cần Thơ cho biết, câu chuyện bà Năm bị bệnh đi mua thuốc về uống không hiếm mà khá phổ biến trong cộng đồng. Hễ khi người dân có vấn đề sức khỏe bất thường, bao gồm cả bệnh đau nhức xương khớp, thường đến tiệm thuốc tây mua ít liều thuốc trị đau nhức. Người bệnh uống vài hôm, cảm thấy bệnh hơi “bớt bớt” thì ngưng uống. Một số trường hợp khác, người bệnh nghe theo các lời truyền miệng, các bài thuốc dân gian để uống hay xoa bóp. Sau một thời gian, bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng, thậm chí biến chứng, người bệnh mới tìm đến bệnh viện hoặc bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp.

Theo BS Quang Huy, thực tế đó do tâm lý người dân ngại đến khám bác sĩ mà lựa chọn một phương thuốc dân gian hoặc mua thuốc liều tại nhà thuốc về dùng. Việc này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho người bệnh. Thứ nhất việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ có nhiều tác dụng phụ do thuốc gây ra. Thứ hai dễ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, một vấn đề nan giải hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Thứ ba là biến chứng do thuốc gây ra, đáng kể nhất là tình trạng loãng xương tiềm ẩn nguy cơ gãy xương cao mà đa phần người bệnh không có biểu hiện triệu chứng bên ngoài. Bên cạnh đó còn ghi nhận tình trạng thừa cân, da mỏng, suy giảm sức đề kháng cơ thể do uống thuốc không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Quá trình khám chữa bệnh, BS Quang Huy cũng ghi nhận một số trường hợp đáng tiếc xảy ra do sử dụng thuốc tùy tiện. Trong đó có trường hợp người bệnh bó thuốc theo dân gian, không rõ nguồn gốc, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da nặng dẫn đến nhiễm trùng máu. Bệnh nhân đó phải nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc và phối hợp nhiều chuyên khoa để điều trị. Hoặc trường khợp khác bị té chấn thương nhưng điều trị theo dân gian dẫn đến tình trạng không lành xương và người bệnh không đi lại được. Việc phẫu thuật điều trị những trường hợp này để phục hồi xương và chức năng vận động rất khó khăn. Vì thế, bác sĩ khuyến cáo, khi có vấn đề về sức khỏe, người dân cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị tốt nhất. Song song đó, lối sống thường xuyên vận động, chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung các dưỡng chất cần thiết như canxi, magie là những bài thuốc hữu hiệu dự phòng loãng xương và các bệnh cơ xương khớp, nhất là đối với người cao tuổi, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh.

THU SƯƠNG

 

Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

Một số công nhân cho biết sau bữa ăn trưa ở công ty (gồm các món: thịt gà tây xào sả ớt, rau súp lơ xào, dưa chua và canh rau giá đỗ), họ bắt đầu xuất hiện triệu chứng nôn ói, khó chịu…

Liên tục xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở không bảo đảm

Bộ Y tế yêu cầu kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Thông tin mới nhất vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm

Xung quanh vụ 19 sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM nhập viện trong đêm, PV Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Lại Thế Tuân, Trưởng phòng Tổng hợp, Trung tâm quản lý ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM.

Đã tìm ra nguyên nhân gây vụ ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Chiều 07/5, Phó giám đốc Sở Y tế Võ Thị Ngọc Lắm cho biết, đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc bánh mì ở thành phố Long Khánh.

560 người ngộ độc sau ăn bánh mì, phát hiện khuẩn E.coli trong máu 3 trẻ

Đến nay đã ghi nhận 560 người nhập viện do bị ngộ độc sau ăn bánh mì tại TP Long Khánh, Đồng Nai.
Top