Thứ hai, 06/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

EU mở rộng và bài toán ngân sách 

Xung đột tiếp diễn tại Ukraine đã đẩy nhu cầu mở rộng Liên minh châu Âu (EU) trở lại nội dung ưu tiên trong chương trình nghị sự của khối. Vấn đề hiện nay là làm thế nào cân bằng tài chính khi việc tiếp nhận thành viên

Xung đột tiếp diễn tại Ukraine đã đẩy nhu cầu mở rộng Liên minh châu Âu (EU) trở lại nội dung ưu tiên trong chương trình nghị sự của khối. Vấn đề hiện nay là làm thế nào cân bằng tài chính khi việc tiếp nhận thành viên mới được dự báo gây sức ép lên ngân sách chung, vốn đã căng thẳng do chi tiêu khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 và viện trợ Kiev.

Khoảng 10.000 người biểu tình tham gia tuần hành ở thủ đô Warsaw, Ba Lan hồi tháng 2.

“Không còn nông dân, không còn bánh mì” là một trong nhiều khẩu hiệu phổ biến của hơn 200 cuộc biểu tình phong tỏa đường phố do nông dân Ba Lan tổ chức hồi tháng 2. Mục tiêu là để phản đối Thỏa thuận Xanh cho châu Âu, tình trạng hạn chế chăn nuôi ở Ba Lan và loạt vấn đề khó khăn khác trong nông nghiệp. Những người biểu tình cũng kêu gọi áp đặt lại thuế hải quan đối với nông sản giá rẻ nhập khẩu từ Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại quốc gia láng giềng ở phía Đông gia nhập EU có thể đe dọa sinh kế của người làm nông. “Họ phải quên chuyện đó đi. Đó là một ý tưởng điên rồ” - một trong những nông dân tham gia biểu tình cho biết.

Theo các nhà quan sát, làn sóng biểu tình vừa rồi ở Ba Lan là lời nhắc kinh tế luôn là một phần trong động lực chính trị của EU. Trong hơn một thập kỷ qua, liên minh gần như khép kín cửa dù có nhiều quốc gia xếp hàng chờ gia nhập. Tuy nhiên, thái độ này đã thay đổi trong bối cảnh xung đột kéo dài hơn 2 năm qua ở Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Cuối năm ngoái, các nhà lãnh đạo châu Âu quyết định mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên EU đối với Ukraine và Moldova; đồng thời trao tư cách ứng cử viên cho Georgia. Hiện một số quốc gia thành viên EU cũng thúc đẩy quá trình gia nhập của các ứng cử viên với tốc độ chưa từng thấy. Nhưng liệu họ có thành công hay không còn phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6.

Theo bối cảnh hiện nay, sự nhiệt tình của Brussels đi kèm với lo ngại mở rộng khối khiến một số thành viên và công dân EU gặp bất lợi về kinh tế. Lâu nay, ngân sách EU phần lớn dành cho phát triển khu vực và nông nghiệp. Với những quốc gia thành viên kém phát triển hơn, họ sẽ nhận được nhiều nguồn quỹ từ liên minh so với những khoản phải đóng góp. Hiện tại, 8 quốc gia chạy đua gia nhập khối đều có thu nhập thấp hơn những nước thành viên. Theo một cuộc điều tra nội bộ của Hội đồng châu Âu, việc kết nạp tất cả các ứng cử viên sẽ khiến EU tiêu tốn 272 tỉ USD.

Trong số các quốc gia, Montenegro được đánh giá là có hồ sơ chuẩn và nếu theo đúng lộ trình, họ sẽ chính thức gia nhập EU vào năm 2025. Việc thừa nhận những nước nhỏ ở Tây Balkan như Montenegro sẽ mang lại cơ hội kinh tế cho hàng triệu người trong khi chi phí “có thể quản lý được” đối với EU. Nhưng vấn đề này lại khác với Ukraine, quốc gia đông dân và nghèo nhất trong số tất cả nước ứng cử viên. Theo ước tính, Kiev với tư cách thành viên EU sẽ nhận được gần 200 tỉ USD trong 7 năm, chưa kể chi phí tái thiết. Ngoài gây áp lực nặng nề lên tài chính của liên minh, Ukraine nếu gia nhập EU cũng trở thành nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất khối, dẫn tới sự cạnh tranh không được chào đón trên thị trường chung.

MAI QUYÊN (Theo DW)

 

 

Triều Tiên triệu tập đại sứ ở các nước về họp tại Bình Nhưỡng

Theo các quan chức Hàn Quốc, nhiều đại sứ của Triều Tiên tại các nước lớn đã trở về Bình Nhưỡng để tiến hành cuộc họp chung, khi nước này đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt.

Triều Tiên triệu tập đại sứ ở các nước về họp tại Bình Nhưỡng

Theo các quan chức Hàn Quốc, nhiều đại sứ của Triều Tiên tại các nước lớn đã trở về Bình Nhưỡng để tiến hành cuộc họp chung, khi nước này đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích gay gắt.

Hàn Quốc sẵn sàng cùng Mỹ giáng trả nếu Triều Tiên đe dọa Guam

Hãng thông tấn Yonhap dẫn nguồn tin Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 14/8 cho biết nước này và Mỹ sẵn sàng giáng trả nếu Triều Tiên thực hiện lời đe dọa bằng tên lửa vào vùng biển gần đảo Guam của Mỹ.

Nhà xác chật chỗ vì nạn nhân lở bùn ở Sierra Leone

Thiên tai xảy đến bất ngờ ở khu ngoại ô thủ đô Freetown của Sierra Leone, quốc gia Tây Phi bên bờ Đại Tây Dương. Số nạn nhân dự báo thêm cao.

Tổng thống Iran cảnh báo từ bỏ thỏa thuận hạt nhân "trong vài giờ"

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cảnh báo Tehran có thể dễ dàng từ bỏ thỏa thuận hạt nhân mà nước này ký với các cường quốc trong vài giờ nếu Mỹ tiếp tục các chính sách 'trừng phạt và ép buộc.'

Tổng thống Nga Putin tuyên bố muốn đối thoại với Mỹ về INF

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva muốn khôi phục đối thoại đầy đủ với Washington về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung thời Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố muốn đối thoại với Mỹ về INF

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moskva muốn khôi phục đối thoại đầy đủ với Washington về Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung thời Chiến tranh Lạnh.

Tổng thống Nga đã có cuộc nói chuyện tốt đẹp với Tổng thống Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông đã có cuộc trao đổi chóng vánh nhưng tốt đẹp với người đồng cấp Mỹ Donald Trump tại lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất ở Pháp.

Hai miền Triều Tiên thúc đẩy giải giáp tại Khu vực an ninh chung

Ngày 12/11, giới chức quân sự Hàn Quốc và Triều Tiên cùng với Bộ Tư lệnh Liên hợp quốc (UNC) đã tiến hành vòng tham vấn cấp chuyên viên tiếp theo về giải giáp làng đình chiến Panmunjom

Quốc hội Anh nhiều khả năng bác thỏa thuận Brexit của Thủ tướng May

Cử tri Anh sẽ có cơ hội tham gia cuộc trưng cầu ý dân mới nếu thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May bị Quốc hội bác bỏ.

Chủ tịch Quốc hội dự tổng duyệt hoạt động của Hội nghị APPF-26

Chiều 16/1, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) nhiệm kỳ 2017-2018 Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì Tổng duyệt hoạt động Hội nghị thường niên lần thứ 26 của Diễn đàn (APPF-26).

Tăng cường các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân

(ĐCSVN) – Chiều 16/1, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức Hội nghị lần thứ VI Đoàn Chủ tịch khóa V nhiệm kỳ 2013 – 2018 nhằm đánh giá, tổng kết công tác năm 2017, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2018.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành cấp cao của Tập đoàn Mitsui (Nhật Bản)

(ĐCSVN) - Ngày 16/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp ông Tasuo Yasunaga, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành cấp cao của Tập đoàn Mitsui (Nhật Bản).

Góp phần vào sự phát triển chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Chiều 16/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã tiếp bà Lee Mi Kyung, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Góp phần vào sự phát triển chung giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(ĐCSVN) - Chiều 16/1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương đã tiếp bà Lee Mi Kyung, Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Đội tiền trạm Hàn tới Triều chuẩn bị cho dự án đường sắt, đường bộ

Ngày 23/12, Hàn Quốc cử một đội tiền trạm tới Triều Tiên để chuẩn bị cho lễ khởi công dự kiến tuần tới liên quan tới dự án chung hiện đại hóa tuyến đường sắt và đường bộ ở Triều nhằm kết nối với Hàn.

Các đặc phái viên hạt nhân Hàn, Nhật thảo luận về vấn đề Triều Tiên

Tân Hoa xã dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết các đặc phái viên hạt nhân của nước này và Nhật Bản ngày 24/12 đã tiến hành thảo luận về các vấn đề Triều Tiên.

Hàn Quốc - Triều Tiên động thổ dự án kết nối đường sắt và đường bộ

Một đoàn tàu đặc biệt chở khoảng 100 người Hàn Quốc đã di chuyển để tới Ga Panmun ở thị trấn vùng biên Kaesong của Triều Tiên, nơi sự kiện này sẽ được tổ chức lúc 10h sáng nay (theo giờ địa phương).

Tổng thống Ukraine tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thông báo sắc lệnh tình trạng chiến tranh, ban bố hôm 25/11 vừa qua tại một số khu vực biên giới, đã hết hiệu lực từ ngày 26/12.

Thổ Nhĩ Kỳ cử đoàn cấp cao tới Nga bàn về vấn đề Syria

Phát ngôn viên của đảng Công lý và Phát triển cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một phái đoàn cấp cao của nước này sẽ tới Nga vào ngày 29/12 nhằm thảo luận về vấn đề Syria.
Top