Thứ hai, 13/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

'Gia đình khủng bố' là xu hướng đáng lo ngại tại Đông Nam Á

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhận định, gia đình khủng bố là xu hướng trong đó cha mẹ và trẻ em thể hiện một sự sẵn sàng "đáng lo ngại" tiến hành các cuộc đánh bom liều chết

Cảnh sát bắt giữ một đối tượng tình nghi để thẩm vấn sau vụ tấn công ở Surabaya, Indonesia ngày 14/5. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo CNBC, cuối tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng các nước trong khu vực đã cảnh báo rằng các gia đình thực hiện những hành động khủng bố đang là xu hướng mới đáng quan ngại tại Đông Nam Á. 

Đề cập tới loạt vụ đánh bom tại thành phố Surabaya của Indonesia hồi tháng trước do ba gia đình gây ra, bao gồm cả trẻ em, các quan chức chính phủ tuyên bố, cần khẩn cấp ngăn chặn cha mẹ cực đoan hóa con của mình. 

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana ngày 03/6 nêu rõ: "Sự xuất hiện của gia đình khủng bố là một diễn biến mới tại Đông Nam Á, điều mà những kẻ khủng bố khu vực chưa bao giờ thực hiện trước đây." 

Gia đình khủng bố là xu hướng trong đó cha mẹ và trẻ em thể hiện một sự sẵn sàng "đáng lo ngại" tiến hành các cuộc đánh bom liều chết. Ông Lorenzana đã nhấn mạnh về xu hướng tuyển quân mới của các tổ chức lấy cảm hứng từ IS: "Các thành viên mới là những thanh niên trẻ, có giáo dục và thuộc tầng lớp trung lưu" - những người được tiếp cận công nghệ số. 

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu ngày 2/6 đã tái khẳng định rằng thật vô lý khi cha mẹ hối thúc con của mình tấn công liều chết. 

Bộ trưởng Ryacudu coi hiện tượng này là cái mà ông gọi là "chủ nghĩa khủng bố thế hệ thứ ba," trong đó tư tưởng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng được truyền bá từ Trung Đông tới châu Âu và châu Á thông qua mạng xã hội, các mạng lưới không chính thức và các tay súng nước ngoài. 

Ông cảnh báo, cần có "một chiến lược có tổ chức và được hệ thống hóa" nhằm chống lại xu hướng này, đồng thời ông cho biết Indonesia đang triển khai các phương pháp khác nhau để chống cực đoan hóa, giám sát và phát hiện sớm. 

Phát biểu của bộ trưởng quốc phòng hai nước nói trên đều được đưa ra tại hội nghị an ninh thường niên Đối thoại Shangri-La ở Singapore, với sự tham dự của các quan chức quốc phòng hàng đầu trên thế giới./. 

Theo TTXVN

Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 nhất trí tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế

Đại sứ Đặng Hoàng Giang chủ trì cuộc họp cấp đại sứ của 12 nước sáng lập Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 để thảo luận phương hướng hoạt động trong thời gian tới.

Việt Nam đề xuất 3 giải pháp thúc đẩy thực hiện Khung hành động Sendai

Dựa vào kinh nghiệm thực tế thu được thời gian qua, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất 3 giải pháp lớn nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thảm họa.

Xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, Việt Nam hạng 16

Trong bảng xếp hạng 20 quốc gia giàu nhất châu Á, 3 vị trí đầu bảng là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Việt Nam xếp hạng 16, theo trang tài chính Insider Monkey.

Việt Nam tham gia cuộc họp định kỳ Hội đồng Thống đốc IAEA

Đại sứ Nguyễn Trung Kiên khẳng định chủ trương nhất quán của Việt Nam về ủng hộ chống phổ biến, tiến tới giải trừ hoàn toàn và triệt để vũ khí hạt nhân, nhấn mạnh yêu cầu cân bằng ba trụ cột của NPT.

Bầu cử 5 tân Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2024-2025

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 06/06 đã họp để bầu ra 5 tân Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2024-2025, gồm Hàn Quốc, Algeria, Sierra Leone, Slovenia và Guyana.

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh thường niên Liên minh châu Phi

Chủ tịch Ủy ban AU Moussa Faki cho biết AU phản đối Kế hoạch Hòa bình Trung Đông của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc chấm dứt cuộc xung đột giữa Israel và Palestine.

Nhiều ủy viên HĐBA không đồng tình với Kế hoạch Hòa bình Trung Đông

Tuyên bố của Bỉ, Estonia, Pháp và Đức cùng Ba Lan khẳng định: “Sáng kiến của Mỹ, được đưa ra vào ngày 28/01, chệch khỏi những giới hạn được cộng đồng quốc tế nhất trí.'

Nghị viện châu Âu chính thức thông qua Hiệp định EVFTA

Với tỷ lệ 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống và 40 phiếu trắng, Nghị viện châu Âu (EP) đã chính thức phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do EVFTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU).

Cuộc họp đặc biệt của Hội đồng điều phối ASEAN về dịch COVID-19

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam dự cuộc họp nhằm điều phối các nỗ lực và trao đổi các biện pháp hợp tác của ASEAN ứng phó dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Đối thoại thường niên ASEAN - New Zealand lần thứ 27 tại Campuchia

ASEAN và New Zealand nhất trí đánh giá triển khai và đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA); nỗ lực hoàn tất đàm phán RCEP trong năm 2020.
Top