Thứ hai, 20/05/2024

TpHCM - 33 độ C

x
+
aa
-

Giảm thủ tục để doanh nghiệp dễ tiếp cận chính sách hỗ trợ

(ĐCSVN) – Theo khảo sát vừa công bố của VCCI, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phổ biến rộng rãi hơn thông tin về các chính sách hỗ trợ, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính, đơn giản hoá các tiêu chí, điều kiện tiếp cận cũng như đảm bảo công bằng giữa các đối tượng trong diện được hỗ trợ.

(ĐCSVN) – Theo khảo sát vừa công bố của VCCI, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phổ biến rộng rãi hơn thông tin về các chính sách hỗ trợ, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính, đơn giản hoá các tiêu chí, điều kiện tiếp cận cũng như đảm bảo công bằng giữa các đối tượng trong diện được hỗ trợ.

Hình ảnh tại buổi Đối thoại. ( Ảnh: H.T)

Sáng 18/3, tại thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc với sự tài trợ và Chương trình Australia hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) tổ chức Đối thoại: Tháo gỡ khó khăn về chính sách để doanh nghiệp vượt qua COVID-19.

Phát biểu khai mạc Đối thoại, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho biết, đại dịch COVID-19 bùng phát trên quy mô toàn cầu từ cuối tháng 1/2020 đã tác động nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. COVID-19 đã khiến cho mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 ở mức thấp nhất, chưa bằng một nửa so với những năm trước đây và cũng là năm mà số lượng doanh nghiệp rút khỏi thị trường đạt mức kỷ lục vượt ngưỡng 100 ngàn doanh nghiệp.

Tuy nhiên, ông Phòng cũng nhấn mạnh năm 2020 cũng là năm ghi dấu sự kiên cường của cộng đồng doanh nghiệp để vượt lên hoàn cảnh khó khăn và đã phát hiện ra rằng khả năng chống chịu kiên cường đang trở thành một năng lực cạnh tranh cốt lõi của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đã thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều qua đại dịch. Doanh nghiệp phải suy ngẫm lại chiến lược, phải tái cấu trúc, đào tạo lại nguồn lao động, chú trọng nhiều hơn đến thị trường nội địa, xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ và chuỗi cũng ứng Việt, đồng thời với việc đa dạng hoá thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng… Các sáng kiến trong ứng phó với COVID-19 đã được các doanh nghiệp thực hiện. Quá trình chuyển đổi số cũng từng bước được triển khai. Đó là những bài học và trải nghiệm vô giá từ COVID-19.

Có được những kết quả đó, theo ông Phòng ngoài sự chủ động tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, có vai trò cổ vũ và yểm trợ của Nhà nước. Để khắc phục hậu quả từ dịch COVID-19, nhiều chính sách đã được ban hành, với các gói hỗ trợ lớn bao gồm: chính sách tiền tệ, trọng tâm là cơ cấu lại nợ, miễn, giảm lãi suất, hỗ trợ tín dụng với quy mô 250 nghìn tỷ đồng, chính sách hỗ trợ bảo đảm an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng; chính sách tài khóa, trọng tâm là gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với quy mô 180 nghìn tỷ đồng và chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động 16 nghìn tỷ đồng.

“Chính phủ cũng đẩy mạnh các chương trình giải ngân vốn đầu tư công, tạo cú huých cho sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ cũng đã trình Quốc hội thông qua nghị quyết cắt giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp chủ yếu thuộc quy mô vừa và nhỏ, có doanh số dưới 200 tỷ đồng/năm để thực hiện giảm trong năm 2020. Có thể nói đây là hệ thống các gói giải pháp, chính sách khá đồng bộ, chưa từng có ở Việt Nam”, Phó Chủ tịch VCCI nói.

Trong đó, các chính sách hỗ trợ và sự đồng hành của Chính phủ trong bối cảnh COVID-19 được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất là các chính sách tài khoá như việc giãn, hoãn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập, tiền thuê đất, các chính sách nới lỏng về tín dụng của các ngân hàng. Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy một số chính sách như gia hạn đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn đóng thuế giá trị gia tăng nhìn chung dễ tiếp cận hơn cả. Việc vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động được đánh giá là chính sách khó tiếp cận nhất

“Có thể nói, việc ban hành các chính sách trên đã kịp thời cổ vũ, động viên tinh thần đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Một thông điệp vô cùng tích cực về sự đồng hành từ Chính phủ đã được lan tỏa tới cộng đồng kinh doanh”, ông Phòng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo khảo sát vừa công bố của VCCI, cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương cần phổ biến rộng rãi hơn thông tin về các chính sách hỗ trợ, cắt giảm mạnh mẽ các thủ tục hành chính, đơn giản hoá các tiêu chí, điều kiện tiếp cận cũng như đảm bảo công bằng giữa các đối tượng trong diện được hỗ trợ.

Nhiều doanh nghiệp mong muốn chính quyền các cấp đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật nhằm tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi – đây sẽ là hỗ trợ quan trọng cho sự phục hồi bền vững của các doanh nghiệp trong quá trình ứng phó với tác động của đại dịch toàn cầu COVID-19

Để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đi vào cuộc sống, theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng cần ưu tiên cải thiện năng lực thực thi chính sách để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được các gói hỗ trợ đã ban hành.

“Trong đó, cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đẩy đủ về các thủ tục, quy trình thực hiện theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp. Đậc biệt, cần nghiên cứu áp dụng thêm một số biện pháp mà các quốc gia khác hiện đang áp dụng như hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ người lao động cao; hỗ trợ chi phí đào tạo tay nghề, nâng cao trình độ cho người lao động”, ông Tuấn nói.

Cùng đó, cần xây dựng chính sách phát triển công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ theo hướng bớt lệ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài, giảm tình trạng gia công đã kéo dài quá lâu, mặt khác cũng tạo thêm giá trị gia tăng và vị thế tốt hơn của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo thêm cơ hội hưởng lợi từ các FTA đòi hỏi hàm lượng xuất xứ nội địa/nội khối cao.

M.P

Gỡ 'nút thắt' phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước

Cùng với tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh, thời gian qua, tỉnh Long An rất quan tâm công tác phát triển Đảng trong DN ngoài Nhà nước.

Công nghiệp trên đà phục hồi, phát triển

Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp (DN) thích ứng với tình hình, khắc phục các vướng mắc, khó khăn, chủ động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu phục hồi, phát triển.

Đam mê sáng tạo, đưa công nghệ vào sản xuất

Không chỉ nỗ lực làm việc, anh Nguyễn Công Nhanh - Quản đốc Xưởng 3, Công ty (Cty) Cổ phần Cơ khí Đại Dũng III (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), còn phát huy sáng kiến cải tiến, tiên phong sáng tạo trong công nhân, lao động.

Triển khai đánh giá DDCI - Nỗ lực cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư

Để cải thiện xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tỉnh triển khai đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) tỉnh năm 2023.

Nhập thiết bị đường dây 500 kV gặp khó, Bộ nhờ đại sứ quán 3 nước

Bộ Công thương đã có công điện khẩn gửi đến Thương vụ Việt Nam và công hàm đến Đại sứ quán Việt Nam tại 3 nước Trung Quốc, Nga, Ấn Độ nhằm hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vật tư thiết bị thi công dự án đường dây 500 kV mạch 3.

Bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập tại sân bay Tân Sơn Nhất

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải vừa bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập mương M1 vào hợp đồng gói thầu xây lắp thi công đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thoát nước, sơn kẻ tín hiệu và các công trình phụ trợ thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất.

Bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập tại sân bay Tân Sơn Nhất

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải vừa bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập mương M1 vào hợp đồng gói thầu xây lắp thi công đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thoát nước, sơn kẻ tín hiệu và các công trình phụ trợ thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất.

Bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập tại sân bay Tân Sơn Nhất

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải vừa bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập mương M1 vào hợp đồng gói thầu xây lắp thi công đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thoát nước, sơn kẻ tín hiệu và các công trình phụ trợ thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất.

Bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập tại sân bay Tân Sơn Nhất

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải vừa bổ sung hạng mục thi công trạm bơm chống ngập mương M1 vào hợp đồng gói thầu xây lắp thi công đường cất hạ cánh, đường lăn, hệ thống thoát nước, sơn kẻ tín hiệu và các công trình phụ trợ thuộc dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất.

Tốc độ hồi phục thị trường bất động sản tùy thuộc vào từng địa phương

(ĐCSVN) - Dự báo về thời điểm thị trường có thể phục hồi hoàn toàn, các chuyên gia cho rằng, với những địa phương khác nhau, tốc độ hồi phục của thị trường nhà đất cũng sẽ khác nhau. Hơn nữa, dù trong hoàn cảnh dịch bệnh phức tạp, nhu cầu về mua bán bất động sản (BĐS) trong dân vẫn rất lớn và đây vẫn là một kênh hấp dẫn đầu tư.

Năm 2024, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa với diện tích hơn 8.500ha   

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan tăng lên mức cao nhất trong hơn ba tháng

Do nguồn cung thấp và nhu cầu mạnh, giá gạo 5% tấm của Thái Lan trong tuần qua tiếp tục tăng, đạt mức 632-640 USD/tấn, so với mức 600 USD/tấn của tuần trước đó.

Ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tăng hiệu quả sản xuất

Bà Trần Thị Lành (SN 1963, ngụ ấp 3, xã Tân Ân, huyện Cần Đước) từng bước ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, mang hiệu quả kinh tế cao, được công nhận Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh.

Ðẩy mạnh hợp tác với Hàn Quốc trong phát triển nông nghiệp xanh 

(CT) - Ngày 17-5, trong khuôn khổ Hội nghị “Gặp gỡ Hàn Quốc” lần thứ 6 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam, Tổng Lãnh sự quán Đại Hàn dân quốc tại TP Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương

Nuôi chồn hương mang lại thu nhập cao

Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Trần Vũ Bảo (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức) “bén duyên” và thành công với mô hình nuôi chồn hương.

Dự kiến khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C trong quí IV/2024   

Dự án nâng cấp, mở rộng Đường tỉnh 830C (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư gần 971 tỉ đồng, dự kiến sẽ khởi công trong quí IV/2024, phấn đấu hoàn thành dự án trong năm 2025.

Cây xanh quan trọng nhưng thành phố cũng cần chỗ để làm đường

Để có mặt bằng làm các dự án hạ tầng giao thông lớn ở TP.HCM, nhiều cây xanh phải di dời hoặc bị đốn hạ.

Nâng cao hiệu quả công tác đầu tư các dự án giao thông

Từ nguồn vốn đầu tư, nhiều dự án giao thông quan trọng được hoàn thành, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh cũng như từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông.

Đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng

Rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Rừng là “lá phổi xanh” điều hòa thời tiết, khí hậu. Vì vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng luôn được tỉnh quan tâm thực hiện.

Mời gọi đầu tư dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú   

Dự án Khu dân cư kết hợp thương mại, dịch vụ Thanh Phú, tọa lạc tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An có diện tích khoảng 85,198ha với tổng chi phí thực hiện hơn 10.662 tỉ đồng.
Top